Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối Bài 12: Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 12: Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12:  KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh tồn tại, phát triển gắn liền với việc gì ở đồng bằng Bắc Bộ?

  1. Đắp đê, tạo kênh, mương dẫn nước vào ruộng
  2. Đắp đê ngăn nước biển, thau chua, rửa mặn
  3. Nghiên cứu thay thế các giống lúa truyền thống.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong tư liệu 1, 2 (Lịch sử 10, tr. 124)?

  1. Theo dân số.
  2. Theo số lượng tộc người.
  3. Theo địa bàn phân bố
  4. Theo nét văn hoá đặc trưng.

Câu 3: Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu?

  1. Phân bố đều trên khắp cả nước.
  2. Vùng đồng bằng.
  3. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
  4. Vùng đồng bằng và trung du.

Câu 4: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?

  1. Nông nghiệp.
  2. Thủ công nghiệp.
  3. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  4. Công nghiệp và dịch vụ.

Câu 5: Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước coi là:

  1. Dân tộc – tộc người.
  2. Dân tộc – quốc gia.
  3. Dân tộc đa số
  4. Dân tộc thiểu số.

Câu 6: 54 dân tộc ở Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu ngữ hệ?

  1. 54 ngữ hệ.
  2. 5 ngữ hệ.
  3. 8 ngữ hệ.
  4. 10 ngữ hệ.

Câu 7: Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?

  1. Nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.
  2. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
  3. Nhà nửa sàn, nửa trệt.
  4. Nhà nhiều tầng.

Câu 8: Khai thác biểu đồ (Lịch sử 10, tr. 124), ý nào dưới đây không phù hợp?

  1. Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số.
  2. Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam.
  3. Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam.
  4. Các dân tộc ở Việt Nam chung sống hoà hợp.

Câu 9: Tại sao các dân tộc thiểu số phát triển hoạt động canh tác nương rẫy với một số cây trồng chủ yếulúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,…?

  1. Vì họ có nhiều kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ của các phương tiện, kĩ thuật hiện đại.
  2. Vì nhà nước hiện nay đang đẩy nhanh đầu tư dàn trải lên các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống.
  3. Vì địa bàn cư trú chủ yếu của họ là các khu vực có địa hình cao, dốc ở trung du, miền núi phía Bắc và Trường Sơn – Tây Nguyên.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

  1. Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người
  2. Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc
  3. Nghề gốm và nghề rèn, đúc ra đời muộn nhưng sớm đưa được vào sản xuất ở quy mô lớn, đem lại nguồn thu về kinh tế tương đối.
  4. Sản phẩm của các nghề thủ công chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

B

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

D

C

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong tư liệu 1, 2 (Lịch sử 10, tr. 124)?

  1. Theo dân số.
  2. Theo số lượng tộc người.
  3. Theo địa bàn phân bố
  4. Theo nét văn hoá đặc trưng.

Câu 2: Dân tộc nào là dân tộc đa số ở Việt Nam?

  1. Kinh.
  2. Tày.
  3. Thái.
  4. Mường.

Câu 3: Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu?

  1. Phân bố đều trên khắp cả nước.
  2. Vùng đồng bằng.
  3. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
  4. Vùng đồng bằng và trung du.

Câu 4: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh tồn tại, phát triển gắn liền với việc gì ở đồng bằng Bắc Bộ?

  1. Đắp đê, tạo kênh, mương dẫn nước vào ruộng
  2. Đắp đê ngăn nước biển, thau chua, rửa mặn
  3. Nghiên cứu thay thế các giống lúa truyền thống.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Khái niệm “dân tộc Việt Nam" thuộc nghĩa khái niệm nào?

  1. Dân tộc – tộc người
  2. Dân tộc – quốc gia.
  3. Dân tộc đa số.
  4. Dân tộc thiểu số.

Câu 6: Trước đây, thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu ăn gì?

  1. Cơm với thịt các loài vật săn bắn được như: thịt hổ, thịt sư tử, thịt lợn rừng, thị đại bàng,…
  2. Cơm với rau, cá
  3. Mì với rau, đậu đỗ, ít khi có cá, thịt
  4. Mì với thịt gà, thịt thỏ rừng

Câu 7: Khai thác biểu đồ (Lịch sử 10, tr. 124), ý nào dưới đây không phù hợp?

  1. Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số.
  2. Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam.
  3. Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam.
  4. Các dân tộc ở Việt Nam chung sống hoà hợp.

Câu 8: Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân chia các dân tộc - tộc người ở Việt Nam?

  1. Theo dân số và địa bàn phân bố.
  2. Theo dân số và theo ngữ hệ.
  3. Theo ngữ hệ và địa bàn phân bố.
  4. Theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ.

Câu 9: Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh có điềm gì khác so với các dân tộc thiểu số?

  1. Người Kinh làm nhiều nghề thủ công khác nhau.
  2. Nghề gốm, nghề rèn, đúc,.. ra đời sớm nhưng ít phổ biến.
  3. Tạo ra sản phẩm của các ngành nghề rất tinh xảo.
  4. Sản phẩm rất đa dạng, nhiều sản phẩm được xuất khẩu với giá trị cao.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

  1. Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người
  2. Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc
  3. Nghề gốm và nghề rèn, đúc ra đời muộn nhưng sớm đưa được vào sản xuất ở quy mô lớn, đem lại nguồn thu về kinh tế tương đối.
  4. Sản phẩm của các nghề thủ công chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

B

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

B

D

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Hãy kể tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Câu 2: Hãy cho biết một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương em. Theo em, các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống kinh tế - xã hội.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Đối với người Kinh: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu.... và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Đối với dân tộc thiểu số: Các lễ hội của người dân tộc thiểu số tổ chức với quy mô làng, bản, phổ biến như lễ thôi nôi, cưới xin, ma chay, lễ tế thần, lễ cơm mới, hội lồng tồng, lễ cấp sắc…

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ví dụ nghề làm gốm Bát Tràng, nghề lụa Vạn Phúc…

Các nghề thủ công truyền thống không chỉ có vai trò giúp nâng cao kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương mà còn góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.

1,5 điểm

2,5 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Em hãy trình bày về các hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Hãy cho biết một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương em. Theo em, các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống kinh tế - xã hội.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các cộng đồng dân tộc Việt Nam là trồng trọt, chăn nuôi nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi. 

- Người Kinh tập trung ở chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm.

- Các dân tộc thiểu số phần lớn phân bố ở miền núi, trung du, cao nguyên. Hiện nay, họ đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, trồng nhiều loại cây.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ví dụ nghề làm gốm Bát Tràng, nghề lụa Vạn Phúc…

Các nghề thủ công truyền thống không chỉ có vai trò giúp nâng cao kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương mà còn góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.

1,5 điểm

2,5 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khai thác Tư liệu 1 (Lịch sử 10, tr. 125) các dân tộc ở Việt Nam chia thành mấy nhóm?

  1. 2 nhóm.
  2. 3 nhóm.
  3. 4 nhóm.
  4. 5 nhóm.

Câu 2: Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước coi là:

  1. Dân tộc – tộc người.
  2. Dân tộc – quốc gia.
  3. Dân tộc đa số
  4. Dân tộc thiểu số.

Câu 3: Những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc được gọi là:

  1. Dân tộc – tộc người.
  2. Dân tộc – quốc gia.
  3. Dân tộc đa số.
  4. Dân tộc thiểu số.

Câu 4: Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?

  1. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.
  2. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.
  3. Trang phục chủ yếu là áo và quần vảy.
  4. Ưa thích dùng đồ trang sức.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy kể tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam.  

Câu 2: Em hãy kể tên một số ngành nghề thủ công của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Đối với người Kinh: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu.... và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Đối với dân tộc thiểu số: Các lễ hội của người dân tộc thiểu số tổ chức với quy mô làng, bản, phổ biến như lễ thôi nôi, cưới xin, ma chay, lễ tế thần, lễ cơm mới, hội lồng tồng, lễ cấp sắc…

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Người Kinh làm các nghề truyền thống như: dệt, gốm sứ, đan, rèn, đúc, kim hoàn…. đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và được xuất khẩu.

- Các dân tộc thiểu số mang dấu ấn riêng của từng dân tộc như: dệt và đan, gốm và rèn, làm đồ trang sức… phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương.

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc đã làm như thế nào?

  1. Dòng đường ống nước từ các con sông lớn về.
  2. Xây dựng ruộng bậc thang ngay cạnh các con sông rồi thực hiện các biện pháp như tát nước, đắp đập,…
  3. Tìm cách dẫn nước từ các dòng suối ở trên cao xuống hoặc tạo hồ hứng và chứa nước mưa trên đỉnh núi.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Khái niệm “dân tộc Việt Nam" thuộc nghĩa khái niệm nào?

  1. Dân tộc – tộc người
  2. Dân tộc – quốc gia.
  3. Dân tộc đa số.
  4. Dân tộc thiểu số.

Câu 3: Cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam chủ yếu làm và ở trong:

  1. Các hang động được trang trí sặc sỡ
  2. Những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,…)
  3. Những ngôi nhà rơm không bắt lửa, không ngấm nước
  4. Những ngôi nhà kết hợp cả gỗ và xi măng

Câu 4: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng điềm chung trong bữa ăn truyền thống của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số?

  1. Chủ yếu ăn cơm với rau và cá.
  2. Có nhiều món ăn được chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.
  3. Các thực phẩm từ chăn nuôi có không đều, chủ yếu dành cho các dịp lễ hội,...
  4. Bữa ăn truyền thống mang đậm bản sắc vùng miền, dân tộc.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy kể tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam.  

Câu 2: Hãy cho biết một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương em. Theo em, các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống kinh tế - xã hội.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Đối với người Kinh: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu.... và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Đối với dân tộc thiểu số: Các lễ hội của người dân tộc thiểu số tổ chức với quy mô làng, bản, phổ biến như lễ thôi nôi, cưới xin, ma chay, lễ tế thần, lễ cơm mới, hội lồng tồng, lễ cấp sắc…

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ nghề làm gốm Bát Tràng, nghề lụa Vạn Phúc…

Các nghề thủ công truyền thống không chỉ có vai trò giúp nâng cao kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương mà còn góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.

1 điểm

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay