Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối Bài 3: Vai trò của Sử học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 3: Vai trò của Sử học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3:  VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong bảo tồn giá trị của di sản, sử học đóng vai trò như thế nào?:

  • A. Thành tựu nghiên cứu của sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
  • B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
  • C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
  • D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản

Câu 2: Điểm khác của công nghiệp văn hoá so với các ngành công nghiệp khác là gì?:

  • A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hoá, có giá trị kinh tế vượt trội.
  • B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
  • C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
  • D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.

Câu 3: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần:

  • A. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
  • B. Bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm.
  • C. Phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng. 

Câu 4: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động

  • A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.
  • B. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
  • C. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
  • D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.

Câu 5:  Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

  • A. lịch sử, văn hoá, khoa học.
  • B. khoa học, kinh tế, chính trị.
  • C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.
  • D. khoa học, kinh tế, văn hoá.

Câu 6: Phương án nào là vai trò của Sử học đối với lĩnh vực Thủ công?

  • A. Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của một số tác phẩm kiến trúc.
  • B. Cung cấp cơ sở khoa học, ý tưởng sáng tạo,... cho các phần mềm và các trò chơi giải trí.
  • C. Cung cấp ý tưởng sáng tạo, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
  • D. Cung cấp ý tưởng sáng tạo, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dữ liệu cho sự phát triển của du lịch, văn hoá

Câu 7: Phát biểu nào không đúng sau đây?

  • A. Vai trò của Sử học đối với các ngành công nghiệp văn hóa là cung cấp những thông tin liên quan đến ngành.
  • B. Vai trò của sử học là nghirn cứu , đề xuất chiến lược phát triển bền vững.
  • C. Tác động của ngành công nghiệp Văn hóa đối với sử học là thúc đẩy kinh tế phát triển.
  • D. Tác động của ngành công nghiệp Văn hóa đối với sử học là góp phần giao lưu và phát huy các giá trị lịch sử.

Câu 8:  Tại sao nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?

  • A. Giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • B. Nhà sử học mới có thể hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
  • C. Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An cho thấyĐể xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

  • A. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,...
  • B. Văn học, Triết học, Tâm lí học.
  • C. Toán học, Hoá học, Vật lí.
  • D. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.

Câu 10: Đâu là di sản văn hóa thiên nhiên?

  • A. Phố cổ Hội An
  • B. Vinh Hạ Long
  • C. Thành nhà Hồ
  • D. Thánh địa Mỹ Sơn

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACBAA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCDAB

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?:

  • A. Bảo quản, tu bổ
  • B. Bảo vệ, bảo quản
  • C. Tu bổ, phục hồi
  • D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi

Câu 2: Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực gì?:

  • A.  Sản xuất và phân phối hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể 
  • B. Khai thác, quảng cáo những sản phẩm lịch sử văn hóa. 
  • C. Quảng cáo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua công nghệ.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng. 

Câu 3: Sử học có vai trò với ngành công nghiệp văn hóa như thế nào?:

  • A. Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng sáng tạo cho các ngành công nghiệp văn hóa.
  • B. Sử học giúp phục dựng lại di sản văn hóa.
  • C. Sử học cung cấp những tư liệu khảo cổ học để phục dựng các công trình kiến trúc.
  • D.  Sử học cung cấp những thành tựu nghiên cứu về lịch sử- văn hóa cho ngành công nghiệp văn hóa.

Câu 4: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động:

  • A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
  • B. phát triển và lan toả các giá trị di sản.
  • C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.
  • D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.

Câu 5: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần:

  • A. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
  • B. Bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm.
  • C. Phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng. 

Câu 6: Nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì các di sản

  • A. Không đảm bảo được tính nguyên trạng, không đảm bảo được yếu tố gốc cấu thành nên di sản. 
  • B. Không đảm bảo được tính xác thức, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật của di sản.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 7: Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?

  • A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
  • B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
  • C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
  • D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 8: Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp văn hoá đối với sử học, cũng như việc quảng bá tri thức, truyền thống lịch sử - văn hoá?:

  • A. Thông qua công nghiệp văn hoá, những giá trị về lịch sử - văn hoá truyền thống của dân tộc được quảng bá, lan toả dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.
  • B. Công nghiệp văn hoá góp phần củng cố, bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hoá.
  • C. Công nghiệp văn hoá giúp cho những thành tựu nghiên cứu của sử học gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.
  • D. Công nghiệp văn hoá đóng góp nguồn lực vật chất lớn nhất để tái đầu tư nghiên cứu lịch sử cũng như bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử - văn hoá.

Câu 9: Đâu là di sản văn hóa thiên nhiên?

  • A. Phố cổ Hội An
  • B. Vinh Hạ Long
  • C. Thành nhà Hồ
  • D. Thánh địa Mỹ Sơn

Câu 10: Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An cho thấyĐể xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

  • A. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,...
  • B. Văn học, Triết học, Tâm lí học.
  • C. Toán học, Hoá học, Vật lí.
  • D. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDAACB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBDBA

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Em hãy cho biết lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với du lịch?

Câu 2: “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biết mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới”. Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên? Theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, Sử học có đóng góp như thế nào trong sự phát triển một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với du lịch:  + Các di tích lịch sử, di tích cách mạng…. là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch  + Cung cấp các tri thức để hỗ trợ việc quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển một cách bền vững  + Cung cấp các bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Em đồng tình với quan điểm trên.  - Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản: kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.  - Sử học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.

1 điểm

2 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học như thế nào?

Câu 2: “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biết mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới”. Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên? Theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, Sử học có đóng góp như thế nào trong sự phát triển một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học trong quá trình sưu tầm, tìm kiếm sử liệu, nghiên cứu, tìm hiểu, tái hiện quá khứ.

 - Khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.  - Địa lí tự nhiên cung cấp những dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miễn hoặc các sự kiện, hiện tượng lịch sử như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên.  - Toán học với các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, chọn mẫu, ... được nhà sử học sử dụng khi xử lí số liệu làm cơ sở cho các nhận xét, kết luận...

2 điểm

1 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Em đồng tình với quan điểm trên.  - Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản: kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.  - Sử học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.

1 điểm

2 điểm

1 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?:

  • A. Bảo quản, tu bổ
  • B. Bảo vệ, bảo quản
  • C. Tu bổ, phục hồi
  • D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi

Câu 2: Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là

  • A. di sản văn hoá đặc biệt.
  • B. di sản văn hoá quốc gia.
  • C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
  • D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.

Câu 3:  Tại sao nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?

  • A. Giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • B. Nhà sử học mới có thể hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
  • C. Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An cho thấyĐể xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

  • A. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,...
  • B. Văn học, Triết học, Tâm lí học.
  • C. Toán học, Hoá học, Vật lí.
  • D. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Tác động của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học như thế nào?

Câu 2: Em hãy cho biết lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với du lịch?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDBDA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác, như Khảo cổ học, Địa lí học, Văn học, Xã hội học, Nhân học, Tôn giáo học,...  - Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó.

2 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 + Các di tích lịch sử, di tích cách mạng…. là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch  + Cung cấp các tri thức để hỗ trợ việc quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển một cách bền vững  + Cung cấp các bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điểm khác của công nghiệp văn hoá so với các ngành công nghiệp khác là gì?

  • A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hoá, có giá trị kinh tế vượt trội.
  • B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
  • C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
  • D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.

Câu 2: Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là:

  • A. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị
  • B. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản
  • C. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.
  • D. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

Câu 3: Phát biểu nào không đúng sau đây?

  • A. Vai trò của Sử học đối với các ngành công nghiệp văn hóa là cung cấp những thông tin liên quan đến ngành.
  • B. Vai trò của sử học là nghiên cứu , đề xuất chiến lược phát triển bền vững.
  • C. Tác động của ngành công nghiệp Văn hóa đối với sử học là thúc đẩy kinh tế phát triển.
  • D. Tác động của ngành công nghiệp Văn hóa đối với sử học là góp phần giao lưu và phát huy các giá trị lịch sử.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng về điểm chung trong nội dung phản ánh của các  Khai thác Tư liệu 4 (Lịch Sử 10, tr. 22) và cho biết sự kiện lịch sử nào được phản ánh thông qua Hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chỉ của Ngô Gia văn phái (thế kỉ XVIII)?

  • A. Quân Tây Sơn tấn công ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh.
  • B. Lê Chiêu Thống cầu viện nước ngoài chống lại quân Tây Sơn.
  • C. Quân Tây Sơn đánh thắng trận Ngọc Hồi, rồi tiến vào giải phóng Thăng Long; quân giặc phải rút chạy.
  • D. Phong trào nông dân Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

Câu 2: Hãy cho biết công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành nào? Theo em, những ngành nào cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCCCC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Sử học nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu đời như Toán học, Vật lý, Hoá học, Thiên văn học...  - Hiểu biết về lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp các nhà khoa học điều chỉnh hoạt động nghiên cứu ngày càng có hiệu quả hơn, tiến bộ hơn.

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm các ngành như: Quảng cáo; Kiến trúc; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Thủ công mỹ nghệ; Điện ảnh; xuất bản; Thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch và văn hóa.  - Theo em, tất cả các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đều cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển.

2 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay