Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tri thức lịch sử là gì?
- A. Là khoa học nghiên cứu.
- B. Là tất cả những gì xảy ra trong quá khứ.
- C. Là kết quả của quá trình nhận thức con người.
- D. Tri thức lịch sử sẽ phát triển theo trình độ khoa học.
Câu 2: Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử?
- A. vì lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
- B. tri thức lịch sử giúp con người tìm hiểu về tương lai.
- C. tri thức lịch sử là yếu tố cốt lõi tạo để tiên đoán tương lai.
- C. B và C đúng.
Câu 3: Lịch sử cung cấp cho con người những gì?
- A. Hiểu biết về quá khứ, tương lai.
- B. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
- C. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
- D. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ.
Câu 4: Hiểu biết lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên
- A. sử liệu.
- B. tri thức.
- C. nguồn gốc.
- D. ý thức dân tộc.
Câu 5: Câu truyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền tôn vinh đức tính nào của nhà sử học?
- A. Trung thực
- B. Tôn trọng sự thật.
- C. Phê phán chế độ phong kiến.
- D. Ngay thẳng.
Câu 6: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?:
- A. Lịch Sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
- B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
- C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
- D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
Câu 7: Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử?
- A. vì lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
- B. Vì hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 8: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?:
- A. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc
- B. Là điều kiện cơ bản, kiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Không có đáp án đúng
Câu 9: Đâu không phải hình thức học lịch sử ?
- A. Học Lịch Sử thông qua sơ đồ tư duy.
- B. Tìm hiểu lịch sử thông qua phim ảnh đề tài về lịch sử
- C. Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn.
- D. Nghe tuyên truyền của những nguồn tin không chính thống.
Câu 10: Học sinh được tới Tham quan bảo tàng lịch sử thì được cho rằng tìm hiểu lịch sử qua cách
- A. Có mặt trực tiếp tại địa điểm, nêu diễn ra sự kiện lịch sử.
- B. Tham quan khu di tích lịch sử.
- C. Quan sát thông qua công nghệ 3D.
- D. Khám phá lịch sử thông qua tranh vẽ, hình ảnh được chụp lại.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | A | B | D | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | C | C | D | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hiện nay nhân loại đang sống trong
- A. Kỉ nguyên đồ đá.
- B. Kỉ nguyên mới.
- C. Kỉ nguyên toàn cầu hóa.
- D. Kỷ nguyên anh hùng.
Câu 2: Tri thức lịch sử là gì?
- A. Là khoa học nghiên cứu.
- B. Là tất cả những gì xảy ra trong quá khứ.
- C. Là kết quả của quá trình nhận thức con người.
- D. Tri thức lịch sử sẽ phát triển theo trình độ khoa học.
Câu 3: Để tìm hiểu về quá khứ và làm giàu giá trị tri thức, cần dựa vào đâu?
- A. Các nguồn sử liệu.
- B. Giáo trình lịch sử.
- C. Phim cổ trang.
- D. Phim tài liệu.
Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
- A. toàn bộ quá khứ của loài người.
- B. lịch sử máy tính.
- C. quá trình hình thành của Trái Đất.
- D. sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.
Câu 5: Lịch sử cung cấp cho con người những gì?
- A. Hiểu biết về quá khứ, tương lai.
- B. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
- C. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
- D. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ.
Câu 6: Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?
- A. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
- B. Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn còn là bí ẩn. Người trẻ không cần tìm hiểu về điều đó.
- C. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, phòng tránh được những sai lầm.
- D. Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác không giúp chúng ta hội nhập thành công.
Câu 7: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?:
- A. Lịch Sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
- B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
- C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
- D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
Câu 8: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
- A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
- B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
- C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẳn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
- D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
Câu 9: Đâu không phải hình thức học lịch sử ?
- A. Học Lịch Sử thông qua sơ đồ tư duy.
- B. Tìm hiểu lịch sử thông qua phim ảnh đề tài về lịch sử
- C. Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn.
- D. Nghe tuyên truyền của những nguồn tin không chính thống.
Câu 10: Học sinh được tới Tham quan bảo tàng lịch sử thì được cho rằng tìm hiểu lịch sử qua cách
- A. Có mặt trực tiếp tại địa điểm, nêu diễn ra sự kiện lịch sử.
- B. Tham quan khu di tích lịch sử.
- C. Quan sát thông qua công nghệ 3D.
- D. Khám phá lịch sử thông qua tranh vẽ, hình ảnh được chụp lại.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | C | A | A | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | A | A | D | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Hãy nêu các bước về thu thập, xử lý thông tin sử liệu trong nghiên cứu lịch sử.
Câu 2: Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập. Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá. Bước 4: Xác minh, đánh giả về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh... - Một sự kiện lịch sử thường được phản ánh qua các nguồn sử liệu khác nhau, ở những thời điểm và của các tác giả khác nhau, nên công việc sưu tầm và xử lý tư liệu khá phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn. | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thực tiễn hiện nay đều bắt nguồn từ những gì đã diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển, biến đổi qua thời gian. - Tri thức lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực của cuộc sống. | 2,5 điểm 1,5 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1: Vì sao để hiểu biết lịch sử mỗi người cần phải có tri thức lịch sử?
Câu 2: Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Có tri thức lịch sử mỗi người mới hiểu biết về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử. Muốn vậy, mỗi người cản phải học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử. - Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội. Bởi vì, tri thức lịch sử trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội. - Tri thức lịch sử góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá của các cộng đồng. - Ngoài ra, trí thức lịch sử có ý nghĩa quan trọng, giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn. - Tri thức lịch sử là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. | 1,5 điểm 1,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thực tiễn hiện nay đều bắt nguồn từ những gì đã diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển, biến đổi qua thời gian. - Tri thức lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực của cuộc sống. | 2,5 điểm 1,5 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tìm hiểu về cội nguồn là
- A. Nhu cầu bắt buộc của con người
- B. Nhu cầu của thiên nhiên.
- C. Nhu cầu tự thân của con người
- D. Nhu cầu của tương lai.
Câu 2: Hiện nay nhân loại đang sống trong
- A. Kỉ nguyên đồ đá.
- B. Kỉ nguyên mới.
- C. Kỉ nguyên toàn cầu hóa.
- D. Kỷ nguyên anh hùng.
Câu 3: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?:
- A. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc
- B. Là điều kiện cơ bản, kiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Không có đáp án đúng
Câu 4: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp lịch sử ở đâu?
- A. Ở khu di tích lịch sử, bảo tàng, nhân vật lịch sử.
- B. Ở khắp mọi nơi, trên mỗi nếp nhà, nẻo đường, con phố, bản làng, quảng trường,…
- C. Trong sách vở, công trình nghiên cứu khoa học lịch sử.
- D. Lịch sử không xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Vì sao phải kết nối tri thức lịch sử với đời sống đương đại?
Câu 2: Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | C | C | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | - Kiến thức lịch sử là những hiểu biết về các sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ. Còn đời sống đương đại là những gì diễn ra trong thời đại mà chúng ta đang sống, đang chứng kiến. – Sử dụng tri thức lịch sử và thông qua tri thức lịch sử sẽ giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay. | 1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | - Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thực tiễn hiện nay đều bắt nguồn từ những gì đã diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển, biến đổi qua thời gian. - Tri thức lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực của cuộc sống. | 2 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử?
- A. vì lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
- B. tri thức lịch sử giúp con người tìm hiểu về tương lai.
- C. tri thức lịch sử là yếu tố cốt lõi tạo để tiên đoán tương lai.
- C. B và C đúng.
Câu 2: Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc và thế giới giúp ta
- A. học giỏi.
- B. hội nhập thành công.
- C. chỉ hiểu về quốc gia mình.
- D. Hiểu hơn về phim lịch sử.
Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
- A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
- B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
- C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẳn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
- D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
Câu 4: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp lịch sử ở đâu?
- A. Ở khu di tích lịch sử, bảo tàng, nhân vật lịch sử.
- B. Ở khắp mọi nơi, trên mỗi nếp nhà, nẻo đường, con phố, bản làng, quảng trường,…
- C. Trong sách vở, công trình nghiên cứu khoa học lịch sử.
- D. Lịch sử không xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Tri thức lịch sử có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?
Câu 2: Tri thức lịch sử có vai trò gì đối với cá nhân và xã hội?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | B | A | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | + Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. + Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ. | 1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | - Vai trò của tri thức lịch sử: + Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội + Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng + Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững | 1 điểm 1 điểm 1 điểm |