Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 8 cánh diều Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 8 cánh diều Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 8 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:

  1. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta
  2. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta
  3. Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp
  4. Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế.

Câu 2: Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc?

  1. Long Biên (Hà Nội)
  2. Tràng Tiền (Huế)
  3. Bãi Cháy (Quảng Ninh)
  4. Bình Lợi (Sài Gòn)

Câu 3: Cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh đã châm ngòi cho:

  1. Cách mạng tháng Tám (1945)
  2. Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
  3. Phong trào Cần Vương (1900 – 1917)
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Công trình nào sau đây do người Pháp xây dựng vẫn còn được bảo tồn đến hiện nay?

  1. Ga Hàng Cỏ
  2. Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội
  3. Nhà hát Lớn ở Hà Nội
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm:

  1. Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập lại đất nước, lập ra nhà nước quân chủ lập hiến.
  2. Phục hưng những giá trị xưa cũ của Việt Nam, giải quyết nạn đói cho nhân dân.
  3. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Vào đầu thế kỉ XX, vì sao kinh tế Việt Nam vẫn phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp?

  1. Vì Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp
  2. Vì Việt Nam chưa áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  3. Vì người Việt Nam lúc đó còn không biết đến khái niệm kinh tế là gì.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu là chính sách về văn hoá, giáo dục trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

  1. Chú trọng truyền bá văn hoá phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
  2. Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa.
  3. Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Câu nào sau đây đúng về chính trị ở nước ta đầu thế kỉ XX?

  1. Quyền lực nằm trong tay người Pháp
  2. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
  3. Nước ta bước đầu áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa, với quyền lực chia đều cho cả thực dân Pháp và chính phủ nước ta.
  4. Cả A và B.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về Phan Châu Trinh?

  1. Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
  2. Ông từng đỗ Phó bảng và được bổ dụng một chức quan trong triều đình, nhưng sau một thời gian ngắn, ông đã từ quan về quê, dốc lòng hoạt động cứu nước.
  3. Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
  4. Cuộc vận động Duy tân thất bại do chỉ tập trung vào vấn đề cách mạng.

Câu 10: “Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hoá sâu sắc thì các tư tưởng dân chủ vô sản ở châu Á được truyền bá vào Việt Nam. Hơn nữa, tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, cũng tác động mạnh đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam. Những trí thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…”

Ý nào không trong đoạn trên?

  1. Các tư tưởng được truyền bá vào Việt Nam đúng phải là tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.
  2. Trào lưu duy tân đúng phải là chỉ có ở Việt Nam.
  3. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh không phải là những người thực hiện vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.
  4. Không có ý nào.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc?

  1. Long Biên (Hà Nội)
  2. Tràng Tiền (Huế)
  3. Bãi Cháy (Quảng Ninh)
  4. Bình Lợi (Sài Gòn)

Câu 2: Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm:

  1. Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập lại đất nước, lập ra nhà nước quân chủ lập hiến.
  2. Phục hưng những giá trị xưa cũ của Việt Nam, giải quyết nạn đói cho nhân dân.
  3. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh đã châm ngòi cho:

  1. Cách mạng tháng Tám (1945)
  2. Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
  3. Phong trào Cần Vương (1900 – 1917)
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tầng lớp nào chiếm đa số trong xã hội nước ta đầu thế kỉ XX?

  1. Nông dân
  2. Tiểu tư sản
  3. Học sinh, sinh viên
  4. Công nhân

Câu 5: Phong trào Đông Du tan rã năm nào?

  1. 1904
  2. 1905
  3. 1909
  4. 1910

Câu 6: Đâu là một chính sách về chính trị ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

  1. Việt Nam bị chia thành ba miền với ba chế độ cai trị giống nhau.
  2. Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
  3. Thiết lập một chính phủ nguỵ quyền với quyền lực tối cao thuộc về những người thân Pháp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây đúng về chính trị ở nước ta đầu thế kỉ XX?

  1. Quyền lực nằm trong tay người Pháp
  2. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
  3. Nước ta bước đầu áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa, với quyền lực chia đều cho cả thực dân Pháp và chính phủ nước ta.
  4. Cả A và B.

Câu 8: Vào đầu thế kỉ XX, vì sao kinh tế Việt Nam vẫn phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp?

  1. Vì Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp
  2. Vì Việt Nam chưa áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  3. Vì người Việt Nam lúc đó còn không biết đến khái niệm kinh tế là gì.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp vào đầu thế kỉ XX đã làm cho tình hình Việt Nam biến đổi như thế nào?

  1. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa tư sản Việt với tư sản Pháp, giữa vô sản Việt với vô sản Pháp.
  2. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
  3. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là kinh tế và chính trị.
  4. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là giáo dục và văn hoá.

Câu 10: “Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hoá sâu sắc thì các tư tưởng dân chủ vô sản ở châu Á được truyền bá vào Việt Nam. Hơn nữa, tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, cũng tác động mạnh đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam. Những trí thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…”

Ý nào không trong đoạn trên?

  1. Các tư tưởng được truyền bá vào Việt Nam đúng phải là tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.
  2. Trào lưu duy tân đúng phải là chỉ có ở Việt Nam.
  3. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh không phải là những người thực hiện vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.
  4. Không có ý nào.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Câu 2 (4 điểm). Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917.

Câu 2 (4 điểm). Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:

  1. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta
  2. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta
  3. Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp
  4. Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế.

Câu 2: Phong trào Đông Du tan rã năm nào?

  1. 1904
  2. 1905
  3. 1909
  4. 1910

Câu 3: Đâu là một chính sách về chính trị ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

  1. Việt Nam bị chia thành ba miền với ba chế độ cai trị giống nhau.
  2. Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
  3. Thiết lập một chính phủ nguỵ quyền với quyền lực tối cao thuộc về những người thân Pháp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp vào đầu thế kỉ XX đã làm cho tình hình Việt Nam biến đổi như thế nào?

  1. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa tư sản Việt với tư sản Pháp, giữa vô sản Việt với vô sản Pháp.
  2. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
  3. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là kinh tế và chính trị.
  4. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là giáo dục và văn hoá.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Câu 2: Tại sao những trí thức Nho học tiến bộ lại hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:

  1. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta
  2. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta
  3. Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp
  4. Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế.

Câu 2: Phong trào Đông Du tan rã năm nào?

  1. 1904
  2. 1905
  3. 1909
  4. 1910

Câu 3: Vào đầu thế kỉ XX, văn hoá vùng nào du nhập ngày cạng mạnh vào nước ta?

  1. Văn hoá phương Đông
  2. Văn hoá phương Tây
  3. Văn hoá Tây Á
  4. Văn hoá Đông Á

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Phan Bội Châu?

  1. Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từng đỗ đầu kì thi Hương.
  2. Cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương bị dập tắt, ông bắt đầu tìm người cùng chí hướng “xuất dương cầu ngoại viện” để “cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập".
  3. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Đông du, với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.
  4. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những điểm mới trong xu hướng cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. 

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

“... là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản. Chính họ là những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch... hễ mất mùa thì họ chết đói. Đó là vì họ bị ăn cắp khắp mọi phía, bằng mọi cách, do các quan cai trị, do bọn phong kiến tân thời và nhà thờ.”

(Nguyễn Ái Quốc, Tình cảnh người nông dân An Nam, trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 201 1, tr. 248 – 249)

 

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 17 Việt Nam đầu thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay