Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 8 kết nối Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1884
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam?
- Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam.
- Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ.
- Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo)
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm nào?
- 1860
- 1862
- 1864
- 1868
Câu 3: Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiếp tục chuẩn bị thực hiện kế hoạch đánh chiếm:
- Bắc Kì, Trung Kì
- Hà Nội, Hải Phòng
- Bắc Kì và miền bắc Lào
- Trung Kì và miền đông Campuchia
Câu 4: Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử ai đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội?
- Ph. Garnier
- Espe’rance
- Christian de Castries
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tháng 4 – 1882, quân Pháp lấy cớ gì để đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành?
- Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất
- Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất
- Hiệp ước Nam Kì bị huỷ bỏ
- Hiệp ước Bắc Kì bị huỷ bỏ
Câu 6: Sự kiện “Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.” diễn ra năm nào?
- 1855
- 1856
- 1857
- 1858
Câu 7: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế:
- Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì
- Tiếp tục hỗ trợ Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
- Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì
- Cả A và C.
Câu 8: Nguyễn Trung Trực có câu nói nổi tiếng là gì?
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
- Người Việt Nam quyết tiến.
- Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây
Câu 9: Năm 1859 diễn ra sự kiện nào sau đây?
- Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.
- Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.
- Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.
Câu 10: Sự nào xảy ra ngay trước sự kiện “Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.”?
- Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.
- Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
- Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.
- Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử ai đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội?
- Ph. Garnier
- Espe’rance
- Christian de Castries
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tháng 4 – 1882, quân Pháp lấy cớ gì để đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành?
- Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất
- Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất
- Hiệp ước Nam Kì bị huỷ bỏ
- Hiệp ước Bắc Kì bị huỷ bỏ
Câu 3: Năm 1882 diễn ra sự kiện nào sau đây?
- Trưa ngày 3 – 4, quân Pháp chiếm thành Hà Nội.
- Ngày 19 – 5, một cánh quân Pháp do H. Ri-vi-e chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.
- Chiều 18 – 8, quân Pháp mở cuộc tấn công Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế).
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Nguyễn Trường Tộ?
- Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Công giáo yêu nước, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1860, khi có dịp qua Rô-ma và Pa-ri, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây.
- Ban đầu khi sang phương Tây, ông định ở lại nhưng vì lòng yêu nước, ông đã trở về.
- Ông đã đệ trình vua Tự Đức 14 bản điều trần, trong đó có Tế cấp bắt điều (Tám điều cấp bách), nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng.
Câu 5: Những đề nghị cải cách nửa sau thế kỉ XIX:
- Được thực hiện triệt để.
- Không được thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một phần rất nhỏ
- Mang thái độ cực đoan.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Nguyễn Trung Trực có câu nói nổi tiếng là gì?
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
- Người Việt Nam quyết tiến.
- Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây
- Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn là những kẻ bạo tàn, chúng ta cần phá tan cái gông cùm này.
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?
- Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, Trương Định (1820 – 1864) đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước, anh dũng chiến đấu chống giặc.
- Trong cuộc càn quét của triều đình nhà Nguyễn, Trương Định bị thương, ông đã rút súng tự sát để bảo toàn khí tiết.
- Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân
- Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau đó mới được thả về lại đứng lên chống Pháp.
Câu 8: Câu nào sau đây đúng về Nguyễn Tri Phương?
- Quê ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), làm quan ở cả ba triều vua Nguyễn.
- Ông được giao làm tổng chỉ huy lực lượng chống Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định, sau đó được cử làm Kinh lược sứ Bắc Kì, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở cửa phía nam thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công.
- Khi Pháp tấn công ra Hà Nội năm 1873, tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự. Ông bị thương, bị giặc bắt nhưng đã tuyệt thực để bảo toàn khí tiết.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Ngày 20/11/1874 diễn ra sự kiện nào?
- Binh sĩ triều đình tấn công quân Pháp ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)
- Các đội nghĩa binh dưới sự lãnh đạo của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định) chịu thất bại trước quân Pháp.
- Quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở đây, giết chết tên chỉ huy.
- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Câu 10: Nội dung chính của bản Hiệp ước Giáp Tuất là gì?
- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở toàn bộ Bắc Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
- Triều đình không được can thiệp vào việc đánh Pháp của dân chúng.
- Tất cả các đáp án trên.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Em hãy cho biết nguyên nhân nào khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1874.
Câu 2 (4 điểm). Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế ra đời trong hoàn cảnh nào?
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874.
Câu 2 (4 điểm). Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế ra đời trong hoàn cảnh nào?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nguyễn Trung Trực có câu nói nổi tiếng là gì?
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
- Người Việt Nam quyết tiến.
- Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây
- Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn là những kẻ bạo tàn, chúng ta cần phá tan cái gông cùm này.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
- Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, Trương Định (1820 – 1864) đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước, anh dũng chiến đấu chống giặc.
- Trong cuộc càn quét của triều đình nhà Nguyễn, Trương Định bị thương, ông đã rút súng tự sát để bảo toàn khí tiết.
- Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân
- Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau đó mới được thả về lại đứng lên chống Pháp.
Câu 3: Câu nào sau đây đúng về Nguyễn Tri Phương?
- Quê ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), làm quan ở cả ba triều vua Nguyễn.
- Ông được giao làm tổng chỉ huy lực lượng chống Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định, sau đó được cử làm Kinh lược sứ Bắc Kì, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở cửa phía nam thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công.
- Khi Pháp tấn công ra Hà Nội năm 1873, tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự. Ông bị thương, bị giặc bắt nhưng đã tuyệt thực để bảo toàn khí tiết.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Ngày 20/11/1874 diễn ra sự kiện nào?
- Binh sĩ triều đình tấn công quân Pháp ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)
- Các đội nghĩa binh dưới sự lãnh đạo của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định) chịu thất bại trước quân Pháp.
- Quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở đây, giết chết tên chỉ huy.
- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Trình bày nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam.
Câu 2: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế có được thực hiện không? Ý nghĩa của việc làm đó là gì?
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử ai đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội?
- Ph. Garnier
- Espe’rance
- Christian de Castries
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tháng 4 – 1882, quân Pháp lấy cớ gì để đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành?
- Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất
- Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất
- Hiệp ước Nam Kì bị huỷ bỏ
- Hiệp ước Bắc Kì bị huỷ bỏ
Câu 3: Năm 1882 diễn ra sự kiện nào sau đây?
- Trưa ngày 3 – 4, quân Pháp chiếm thành Hà Nội.
- Ngày 19 – 5, một cánh quân Pháp do H. Ri-vi-e chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.
- Chiều 18 – 8, quân Pháp mở cuộc tấn công Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế).
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Nguyễn Trường Tộ?
- Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Công giáo yêu nước, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1860, khi có dịp qua Rô-ma và Pa-ri, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây.
- Ban đầu khi sang phương Tây, ông định ở lại nhưng vì lòng yêu nước, ông đã trở về.
- Ông đã đệ trình vua Tự Đức 14 bản điều trần, trong đó có Tế cấp bắt điều (Tám điều cấp bách), nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Trình bày nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam.
Câu 2. Đoạn tư liệu dưới đây, em đánh giá thế nào về việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?
“Với Hiệp ước Giáp Tuất, tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì. Hiệp ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định quay trở lại chiếm hẳn Hà Nội khi có thời cơ tới”.
(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử VN, Tập II, Sđd, tr. 44)