Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 8 Cánh diều Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí. Bộ đề nhièu câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 8 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHỦ ĐỀ 3
BÀI 17: ÁP SUẤT TRONG CHẤT LỎNG VÀ TRONG CHẤT KHÍ
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ BÀI
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 2: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. p = d/h B. p = d.h C. p = d.V D. p = h/d
Câu 3: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 4: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:
A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 5: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.
Câu 6: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Không xác định được
Câu 7: Một bình hình trụ cao 1m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A.10000Pa
B. 400Pa
C. 250Pa
D. 25000Pa
Câu 8: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:
A. 1440Pa
B. 1280Pa
C. 12800Pa
D. 1600Pa
Câu 9: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:
A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 10: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây. Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1 = 18000N/m3 và d2 = 10000N/m3.
A. 64 cm
B. 42,5 cm
C. 35,6 cm
D. 32 cm
GIẢI CHI TIẾT
Câu 8:
Ta có:
+ Khoảng cách từ điểm M đến mặt thoáng là:
h=1,8−0,2=1,6 m
+ Trọng lượng riêng của rượu :
d=10.800=8000N/m3
=> Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M là
pM=d.h=8000.1,6=12800Pa
Câu 10:
Vì chiều cao của 2 cột thủy ngân là bằng nhau nên áp suất của nước tại B bằng áp suất của axit sunfuaric tại A
Gọi độ cao của cột axit sunfuaric là hA
Độ cao của cột nước là hB=64cm=0,64m
Ta có, áp suất tại A và B bằng nhau
pA=pB↔d1hA=d2hB
→hA== = 0,356m=35,6cm
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ BÀI
Câu 1 (6 điểm). Áp suất khí quyển là gì?
Câu 2 (4 điểm): Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 1000m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ BÀI
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. p = d/h B. p = d.h C. p = d.V D. p = h/d
Câu 2: Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu.
D. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
Câu : Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
A. Bình 1
B. Bình 2
C. Bình 3
D. Bình 4
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1(4 điểm): Một chất lỏng đựng trong bình chứa có gây ra áp suất lên đáy bình không? Vì sao?
Câu 2(2 điểm): Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li có độ cao 350mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.