Đề thi cuối kì 1 vật lí 11 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 11 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn Vật lí 11 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

VẬT LÍ 11– KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Sóng cơ lan truyền được trong chân không.
  2. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.
  3. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí.
  4. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng

Câu 2. Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường với tốc độ v không đổi. Khi tần số sóng tăng lên 2 lần thì bước sóng

  1. giảm 2 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần.                   D. tăng 4 lần.

Câu 3. Tai con người có thể nghe được những âm có tần số nằm trong khoảng

  1. từ 16 kHz đến 20 000 Hz.
  2. từ 16 Hz đến 20 000 kHz.
  3. từ 16 kHz đến 20 000 kHz.
  4. từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

Câu 4. Dao động kí điện tử không có tính năng nào sau đây?

  1. Đo cường độ của tín hiệu dao động điện.
  2. Đo cường độ dòng điện trong mạch.
  3. Đo tần số, chu kì của tín hiệu dao động điện.
  4. Đo khoảng thời gian của tín hiệu dao động điện.

Câu 5. Trong thí nghiệm đo tần số của sóng âm, một học sinh xác định được chu kì của sóng âm trong 3 lần đo lần lượt là 0,02 s; 0,019 s; 0,021 s. Tính tần số của sóng âm.

  1. 50 ± 1,3 Hz.
  2. 52 ± 1,3 Hz.
  3. 48 ± 0,6 Hz.
  4. 52 ± 0,6 Hz.

Câu 6. Sóng điện từ

  1. là sóng dọc và truyền được trong chân không.
  2. là sóng ngang và truyền được trong chân không.
  3. là sóng dọc và không truyền được trong chân không.
  4. là sóng ngang và không truyền được trong chân không.

Câu 7. Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là

  1. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.
  2. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.
  3. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.
  4. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.

Câu 8. Sử dụng thiết bị phát tia X để kiểm tra hành lí ở sân bay là dựa vào tính chất nào của tia X?

  1. Khả năng đâm xuyên mạnh.
  2. Gây tác dụng quang điện ngoài.
  3. Tác dụng sinh lý, hủy diệt tế bào.
  4. Làm ion hóa không khí.

Câu 9. Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?

  1. Vùng tia Rơnghen.
  2. Vùng tia tử ngoại.
  3. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
  4. Vùng tia hồng ngoại.

Câu 10. Trên mặt nước có hai nguồn dao động cùng phương với phương trình u1 = 2cos(20πt) và u2 = 3cos(ωt) cm. Hiện tượng giao thoa chỉ xảy ra khi

  1. ω = 3 rad/s. B. ω = 10π rad/s. C. ω = 20π rad/s.              D. ω = 2 rad/s.

Câu 11. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn A, B cùng pha, khoảng cách từ trung điểm O của hai nguồn đến điểm dao động với biên độ cực tiểu gần O nhất và nằm trên đường thẳng nối AB bằng

  1. một bước sóng.
  2. một nửa bước sóng.
  3. hai lần bước sóng.
  4. một phần tư bước sóng.

Câu 12. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp, đồng bộ có cùng biên độ. Biết bước sóng là 4 cm và biên độ mỗi nguồn là 2 cm. Điểm M trong vùng giao thoa có khoảng cách đến hai nguồn lần lượt là 30 cm và 32 cm sẽ dao động với biên độ

  1. 4 cm. B. 2 cm. C. 0 cm.                          D. 6 cm.

Câu 13. Trong thí nghiệm Y – âng, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là L. Dịch chuyển màn 36 cm theo phương vuông góc với màn thì khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp là L. Khoảng cách giữa màn và hai khe lúc đầu là

  1. 1,8 m. B. 2 m. C. 2,5 m.                         D. 1,5 m.

Câu 14. Một dây đàn đang có sóng dừng ổn định với một bó sóng. Để trên dây có bốn bó sóng thì tần số f của các phần tử trên dây phải tăng hay giảm bao nhiêu lần so với ban đầu? Tốc độ sóng trên dây không đổi.

  1. Tăng 4 lần. B. Giảm 2 lần. C. Tăng 2 lần.                  D. Giảm 4 lần.

Câu 15. Tiến hành thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí, một học sinh đo được bước sóng của sóng âm là (75 ± 1) (cm), tần số dao động của âm thoa là (440 ± 10) (Hz). Tốc độ truyền âm tại nơi làm thí nghiệm là

  1. (330 ± 11,0) m/s.
  2. (330 ± 11,9) cm/s.
  3. (330 ± 11,9) m/s.
  4. (330 ± 11) cm/s.

Câu 16. Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng là để đo

  1. bước sóng. B. tốc độ truyền sóng. C. tần số.                         D. chu kì.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2, 5 điểm)

  1. a) Sóng dọc là gì? Sóng dọc truyền được trong môi trường nào?
  2. b) Một sóng cơ có tần số 20 Hz truyền trên mặt chất lỏng với tốc độ 2m/s. Hai điểm M và N thuộc mặt chất lỏng cùng phương truyền sóng cách nhau 22,5cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại thời điểm t điểm N hạ xuống thấp nhất. Hỏi sau đó thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất?

Câu 2. (2,5 điểm) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng A và B dao động với phương trình uA = u­B = 5cos10πt (cm). Biết tốc độ truyền sóng là 20 cm/s.

  1. a) Viết phương trình dao động của điểm M trên mặt nước cách A, B lần lượt 7,2 cm và 8,2 cm.
  2. b) Một điểm N trên mặt nước có AN – BN = 10 cm. Điểm N nằm trên dãy gồm những điểm dao động với biên độ cực đại hay đứng yên?

Câu 3. (1,0 điểm) Một sợi dây AB dài 4,5m có đầu A để tự do, đầu B gắn với một cần rung dao động với tần số f có thể thay đổi được. Ban đầu trên dây có sóng dừng với đầu A là bụng đầu B là nút. Khi tần số f tăng thêm 3 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 18 nút và A vẫn là bụng, B vẫn là nút. Tính tốc độ truyền sóng trên sợi dây.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Mô tả sóng

2

 

 

1

 

 

 

 

2

1

2

2. Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

 

1

1

 

 

 

 

 

1

1

1,25

3. Thực hành: Đo tần số của sóng âm

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

4. Sóng điện từ

1

 

1

 

2

 

 

 

4

0

1

5. Giao thoa sóng

1

 

2

 

 

 

 

1

3

1

1,75

6. Sóng dừng

 

1

 

 

 

 

 

 

0

1

1

7. Bài tập về sóng

 

 

2

 

 

1

 

 

2

1

2

8. Thực hành: Đo tốc độ truyền âm

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11– KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Sóng

5

16

 

 

1. Mô tả sóng

Nhận biết

- Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách, mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.

2

 

C1,2

Thông hiểu

 

- Rút ra được biểu thức v = λf từ định nghĩa của tốc độ, tần số và bước sóng.

- Vận dụng được biểu thức: v = λf.

1

 

C1b

 

2. Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm sóng dọc, sóng ngang và đặc điểm của chúng.

1

 

C1a

 

Thông hiểu

 

- So sánh được sóng dọc và sóng ngang.

 

1

 

C3

3. Thực hành: Đo tần số của sóng âm

Nhận biết

 

- Thiết kế phương án, lựa chọn phương án để đo được tần số của sóng âm bằng micro hoặc cảm biến âm thanh và dao động kí.

- Xác định được sai số của phép đo.

 

2

 

C4,5

4. Sóng điện từ

Nhận biết

 

- Nêu được trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền với cùng tốc độ.

 

1

 

C6

Thông hiểu

 

- Liệt kê được bậc, độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện từ.

 

1

 

C7

Vận dụng

- Vận dụng được kiến thức về sóng điện từ và thang sóng điện từ.

 

2

 

C8,9

5. Giao thoa sóng

Nhận biết

 

- Mô tả được thí nghiệm chứng minh sự giao thoa hai sóng kết hợp bằng thiết bị thực hành sử dụng sóng nước (hoặc sóng ánh sáng).

 

1

 

C10

Thông hiểu

 

- Nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được vân giao thoa. 

 

2

 

C11,12

Vận dụng

- Vận dụng được điều kiện của giao thoa hai sóng cơ, giao thoa ánh sáng qua khe Young dùng tia laze.

1

 

C2a

 

6. Sóng dừng

Nhận biết

 

- Giải thích được sự hình thành sóng dừng.

- Xác định được nút và bụng của sóng dừng.

1

 

C3

 

7. Bài tập về sóng

Thông hiểu

 

- Vận dụng được biểu thức v = λf.

- Vận dụng được công thức .

 

2

 

C13,14

Vận dụng

 

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài toán đơn giản.

1

 

C2b

 

8. Thực hành: Đo tốc độ truyền âm

Nhận biết

- Thiết kế phương án, lựa chọn phương án, đo tốc độ truyền âm trong không khí.

- Xác định được sai số của phép đo.

 

2

 

C15,16

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay