Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 kết nối tri thức
Vật lí 11 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Vật lí 11 kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.
- Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.
Năng lực vật lí:
- Nêu được khái niệm dao động điều hòa và phương trình của dao động điều hòa.
- Xác định được biên độ của một điểm trên mặt pít – tông chuyển động trong xi lanh của động cơ đốt trong.
- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK: dao động cơ (dây đàn ghita rung động, chiếc đi đung đưa, pít – tông chuyển động lên xuống trong xi lanh của động cơ,...); dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn
- Máy chiếu, máy tính (nếu có)
2. Đối với học sinh:
- Mỗi nhóm HS: 1 giá thí nghiệm, 1 lò xo dài, 1 đoạn dây mảnh không dãn, 1 quả nặng có móc treo (Hình 1.1 SGK).
- HS cả lớp: Hình vẽ (hoặc video clip) thí nghiệm Hình 1.2 và một số vật dao động trong thực tế, 1 máy tính, 1 máy chiếu, 1 bộ TN minh hoạ mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều (Hình 1.4 SGK).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có được khái niệm ban đầu về dao động cơ và đặc điểm chung của chúng..
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình vẽ hoặc xem video clip về vật dao động trong cuộc sống hằng ngày như đàn ghi ta rung động, em bé đung đưa trên chiếc đu, pít-tông chuyển động lên xuống trong xi-lanh của động cơ,... thảo luận về khía niệm dao động cơ và những đặc điểm chung của dao động cơ.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về những đặc điểm chung của dao động cơ
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video/ hình ảnh về một số vật dao động trong thực tế
+ dây đàn ghita rung động
+ Xích đu đung đưa
+ Pít – tông chuyển động lên xuống
- GV giới thiệu với HS: Chuyển động của những vật này được gọi là dao động cơ học
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận:
+ Khi dao động, dây đàn ghita, xích đu, pit – tông có đặc điểm gì?
+ Dao động cơ cps những đặc điểm chung gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
(HS chưa cần trả lời chính xác và đầy đủ: ví dụ các vật đều chuyển động quanh một vị trí đặc biệt)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Dao động điều hòa
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa
a. Mục tiêu:
- HS làm thí nghiệm, quan sát để tìm ra những đặc điểm chung của dao động
b. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm và thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa.
c. Sản phẩm học tập: Rút ra được những đặc điểm của dao động điều hòa
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc nhóm lần lượt theo các bước trong phần thí nghiệm mục I.1 SGK – tr6 + Xác định vị trí cân bằng của vật + Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả ta cho chuyển động. Quan sát chuyển động của mỗi vật và cho nhận xét về đặc điểm của chúng GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. Gợi ý: + Vị trí cân bằng của vật là vị trí khi vật đứng yên + Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng, vật chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng. - GV nhận xét và phát biểu thành kết luận. - GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập SGK – tr6: Nêu những ví dụ về dao động cơ mà em biết. - GV nêu ví dụ về dao động của cành cây đung đưa khi có gió thổi và dao động của con lắc đơn trong đồng hồ quả lắc, yêu cầu HS chỉ ra sự khác nhau giữa hai dao động này. | I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DAO ĐỘNG CƠ 1. Thí nghiệm 2. Dao động cơ
Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng gọi là dao động cơ. * Câu hỏi và bài tập (SGK – tr6) Ví dụ về dao động cơ: Chiếc thuyền nhấp nhô tại chỗ neo, chuyển động đung đưa của chiếc lá, chuyển động của mặt nước gợn sóng, chuyển động của xích đu hoặc bập bênh, chuyển động của dây đàn guitar sau khi gảy,...
Dao động cơ của một vật có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn.
Tùy theo vật hay hệ vật dao động mà dao động tuần hoàn có thể có mức độ phức tạp khác nhau. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 4: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
I. BÀI TẬP VÍ DỤ
- Viết phương trình dao động điều hòa, giải thích các đại lượng và cho biết đơn vị tương ứng từng đại lượng
- Cho phương trình dao động điều hòa của một vật: x = 4cos(10πt-π/6) (cm). Hãy xác định biên độ, chu kì, tần số, pha ban đầu và li độ tại thời điểm t = 0,05s.
- Hãy nêu cách xác định pha ban đầu của phương trình dao động điều hòa không đúng dạng cơ bản.
- Có nhận định cho rằng có thể xác định pha ban đầu, thời gian để vật đi từ điểm này đến điểm khác trong DĐĐH bằng cách sử dụng mối liên hệ giữa DĐĐH với chuyển động tròn đều, em có đồng ý với nhận định này không?
- Một vật dao động điều hòa với tần số 2Hz. Tại thời điểm ban đầu, vật có li độ x = 5 cm, vận tốc v = -30cm/s. Hãy xác định biên độ, pha ban đầu, giá trị cực đại của vận tốc và gia tốc?
- Em hãy chỉ đúng đồ thị li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian của một vật dao động điều hòa trong hình sau:
II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
- Cho phương trình dao động điều hòa của một vật: x = 5cos(4πt-π/2) (cm). Hãy xác định biên độ, chu kì, tần số, pha ban đầu, pha dao động và li độ tại thời điểm t = 0,375s.
- Dựa vào đồ thị x – t của một vật dao động điều hòa dưới đây, hãy xác định biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha ban đầu của dao động và viết phương trình dao động của vật.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG
BÀI 2: MÔ TẢ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Phương trình dao động của vật có dạng . Pha ban đầu của dao động là
A. 0
B.
C.
D. -
Câu 2: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà sau đó trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ được gọi là
A. tần số dao động.
B. chu kì riêng của dao động.
C. tần số riêng của dao động.
D. chu kì dao động.
Câu 3: Chọn kết luận đúng. Năng lượng dao động của một vật dao động điều hòa:
A. Giảm 4/9 lần khi tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 9 lần.
B. Giảm 4 lần khi biên độ giảm 2 lần và tần số tăng 2 lần.
C. Giảm 25/9 lần khi tần số dao động tăng 3 lần và biên độ dao động giảm 3 lần.
D. Tăng 16 lần khi biên độ tăng 2 lần và tần số tăng 2 lần.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình dạng cos. Chọn gốc tính thời gian khi vật đổi chiều chuyển động và khi đó gia tốc của vật đang có giá trị dương. Pha ban đầu là:
A. -
B. -
C. π
D.
Câu 2: Đối với dao động điều hòa, điều gì sau đây sai?
A. Thời gian vật đi từ vị trí biên này sang vị trí biên kia là 0,5T.
B. Năng lượng dao động phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu.
C. Lực kéo về có giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.
D. Tốc độ đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.
Câu 3: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, trong quá trình dao động của vật lò xo có chiều dài biến thiên từ 20 cm đến 28 cm. Biên độ dao động của vật là
A. 8 cm.
B. 2 cm.
C. 24 cm.
D. 4 cm.
Câu 4: Một vật dao động điều hoà, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của vật là
A. 0,5 s.
B. 30 s.
C. 1 s.
D. 2 s.
Câu 5: Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 40 cm. Khi vật ở vị trí x = 10 cm thì vật có vận tốc là v = 20cm/s. Chu kì dao động của vật là
A. 0,5 s.
B. 1 s.
C. 0,1 s.
D. 5 s
Câu 6: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos10t (t tính bằng s). Tại t = 2 s, pha của dao động là:
A. 10 rad.
B. 40 rad.
C. 20 rad.
D. 5 rad.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acosωt (cm). Sau khi dao động được 1/6 chu kì vật có li độ cm. Biên độ dao động của vật là:
A. 2√2 cm
B. √3 cm
C. 2 cm
D. 4√2 cm
Câu 2: Vật dao động điều hòa với phương trình gia tốc a = 40π2cos(2πt + ) cm/s2. Phương trình dao động của vật là
A. x = 6cos(2πt - ) cm
B. x = 10cos(2πt - ) cm
C. x = 10cos(2πt) cm
D. x = 20cos(2πt - ) cm
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Vật lí 11 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
VẬT LÍ 11– KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Dao động điều hòa là:
A. Dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian
B. Dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của vận tốc
C. Dao động mà trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ trong những khoảng thời gian bằng nhau
D. Dao động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi
Câu 2. Vật dao động điều hòa theo phương trình: cm. Pha ban đầu của vật là:
A. B. C. D.
Câu 3. Phương trình dao động của một vật dao động điều hòa là: x = - 5cos(10πt + π/6) cm. Chọn đáp án đúng:
A. Biên độ A = -5 cm
B. Pha ban đầu φ = π/6 (rad)
C. Chu kì T = 0,2 s
D. Li độ ban đầu x0 = 5 cm
Câu 4. Chu kì dao động là
A. số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s.
B. khoảng thời gian để vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động.
C. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.
D. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái ban đầu.
Câu 5. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos4πt (cm), chu kỳ dao động của vật là
A. T = 6s B. T = 4s C. T = 2s D. T = 0,5s
Câu 6. Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên
A. cùng tần số và cùng pha với li độ.
B. cùng tần số và ngược pha với li độ.
C. khác tần số và vuông pha với li độ.
D. khác tần số và cùng pha với li độ.
Câu 7. Gia tốc của chất điểm dao động điều hoà bằng không khi nào?
A. Khi li độ lớn cực đại
B. Khi vận tốc cực đại
C. Khi li độ cực tiểu
D. Khi vận tốc bằng không
Câu 8. Phương trình dao động của một vật có dạng:
Pha ban đầu của dao động là:
A. B. C. D.
Câu 9. Trong dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), gia tốc biến đổi điều hoà theo phương trình
A. a = Acos(ωt + φ).
B. a = Aω2cos(ωt + φ).
C. a = - Aω2cos(ωt + φ).
D. a = - Aωcos(ωt + φ).
Câu 10. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất điểm đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
A. thế năng của chất điểm giảm.
B. động năng của chất điểm tăng.
C. cơ năng được bảo toàn.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 11. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thế năng và động năng của vật được bảo toàn trong quá trình dao động.
B. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
D. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
Câu 12. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và gia tốc7
B. li độ và tốc độ
C. biên độ và năng lượng
D. biên độ và tốc độ
Câu 13. Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ vật lí 11 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Vật lí 11 kết nối, soạn vật lí 11 kết nối tri thức
Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT