Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 file word với đáp án chi tiết (đề 1)

Đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử 11 đề số 1 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 2 Lịch sử 11 này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 – 1939 với sự kiện mở đầu là

  1. Quân đội Đức tấn công Ba Lan.
  2. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
  3. Đức tấn công Anh, Pháp.
  4. Đức tấn công Liên Xô.

Câu 2. Tháng 6 – 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là

  1. Đức chiếm đóng 3/4 lãnh thổ nước Pháp.
  2. Lực lượng kháng chiến Pháp hình hành.
  3. Chính phủ tự trị thành lập do Pêtanh đứng đầu làm tay sai cho phát xít Đức.
  4. Đức tiến công và chiếm 3/4 lãnh thổ nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức.

Câu 3. Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

  1. Pháp.
  2. Trung Quốc.
  3. Nhật Bản.
  4. Liên Xô.

Câu 4. Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là

  1. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
  2. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.
  3. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập.
  4. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập

Câu 5. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng gì?

  1. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
  2. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người.
  3. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp.
  4. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 6. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn thực chất là

  1. Nghiêm cấm các hoạt động buôn bán.
  2. Nghiêm cấm các thương nhân buôn bán hàng hóa với người nước ngoài.
  3. Không giao thương với thương nhân phương Tây.
  4. Cấm người nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam.

Câu 7. Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?

  1. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam.
  2. Làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.
  3. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến.
  4. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây.

Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với

  1. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.
  2. Sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc đại trên thế giới.
  3. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
  4. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.

Câu 9. Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử.
  2. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản.
  3. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
  4. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.

Câu 10. Vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam?

  1. Quân Pháp quá yếu, muốn dựa vào quân Tây Ban Nha.
  2. Pháp và Tây Ban Nha thỏa thuận chia nhau xâm lược Việt Nam.
  3. Một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại.
  4. Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm Việt Nam.

Câu 11. Tại sao khi chiếm được thành Gia Định năm 1859, quân Pháp lại phải dung thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?

  1. Vì trong thành không có lương thực.
  2. Vì trong thành không có vũ khí.
  3. Vì quân triều đình phản công quyết liệt.
  4. Vì các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng.

Câu 12. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế hoạch xâm lược Việt Nam như thế nào?

  1. Chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chinh phục từng gói nhỏ”.
  2. Chuyển từ kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
  3. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang “đánh lâu dài”.
  4. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.

Câu 13. Khi được điều từ Đà Nẵng vào Gia Định năm 1860, Nguyễn Tri Phương đã gấp rút huy động hàng vạn quân và dân binh để làm gì?

  1. Sản xuất vũ khí.
  2. Xây dựng đại đồn Chí Hòa.
  3. Ngày đêm luyện tập quân sự.
  4. Tổ chức tấn công quân Pháp ở Gia Định..

Câu 14. Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều đình chứng tỏ điều gì?

  1. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn.
  2. Nhân dân chán ghét triều đình.
  3. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do hành động.
  4. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược.

Câu 15. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng nào?

  1. Dân binh Hà Nội.
  2. Quan quân binh sĩ triều đình.
  3. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.
  4. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm.

Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp?

  1. Quân Pháp tấn công và chiếm được Thuận An.
  2. Triều đình kí Hiệp ước Hácách mạngăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884).
  3. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873).
  4. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882).

Câu 17. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là

  1. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến.
  2. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến.
  3. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội.
  4. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

  1. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp..
  2. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ.
  3. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
  4. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.

Câu 19. Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo

  1. khuynh hướng phong kiến.
  2. khuynh hướng dân chủ tư sản.
  3. khuynh hướng vô sản.
  4. xu hướng cải cách.

Câu 20. Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là

  1. Hưởng ứng chiếu Cần vương.
  2. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn.
  3. Là phong trào chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương.
  4. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.

Câu 21. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?

  1. Chính sách “chia để trị”.
  2. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”.
  3. Chính sách “đồng hóa” dân tộc Việt Nam.
  4. Chính sách “khủng bố trắng” đối với những người chống đối.

Câu 22. Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?

  1. Phương thức sản xuất phong kiến.
  2. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp.
  3. Phương thức sản xuất thực dân.
  4. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 23. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là

  1. Địa chủ nhỏ và công nhân.
  2. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản.
  3. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc.
  4. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản.

Câu 24. Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?

  1. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết.
  2. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế.
  3. Vì họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ.
  4. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp.

Câu 25. Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  1. Nông dân.
  2. Công nhân.
  3. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị.
  4. Sĩ phu yêu nước.

Câu 26. Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

  1. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.
  2. Nhật Bản và Trung Quốc.
  3. Anh và Pháp.
  4. Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 27. Ý nào không phải là lí do mà vào những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

  1. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”.
  2. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh.
  3. Nhật Bản dã đánh thắng đế quốc Nga (1905).
  4. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 28. Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giái phóng dân tộc bằng con đường nào?

  1. Cải cách kinh tế, xã hội.
  2. Duy tân để phát triển đất nước.
  3. Bạo lực để giành độc lập dân tộc.
  4. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

Câu 29. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?

  1. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
  2. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập.
  3. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa.
  4. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa.

Câu 30. Tại sao Phan Bội Châu lại quay trở lại hoạt động ở Trung Quốc?

  1. Trung Quốc gắn với Việt Nam nên dễ dàng về nước hoạt động.
  2. Ảnh hưởng tư tưởng của các cuộc cải cách ở Trung Quốc.
  3. Cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, Chính phủ Dân quốc được thành lập, thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
  4. Do Trung Quốc không phải là thuộc địa của thực dân Pháp.

Câu 31. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  1. Đấu tranh chính trị.
  2. Đấu tranh kinh tế.
  3. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động.
  4. Bạo động vũ trang.

Câu 32. Hình thức đấu tranh kinh tế của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  1. Chống cúp phạt lương.
  2. Đòi tăng lương.
  3. Đòi giảm giờ làm.
  4. Chống làm việc quá 12 giờ trong ngày.

Câu 33. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?

  1. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân.
  2. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân.
  3. Tiếp nối truyền thống yếu nước của dân tộc.
  4. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 34. Trước những hạn chế của khuynh hướng cứu nước của các chí sĩ yêu nước đi trước, Nguyễn Tất Thành đã có quyết định gì?

  1. Quyết định ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
  2. Tích cực tham gia các hoạt động yêu nước để tìm hiểu thêm.
  3. Sang Trung Quốc tìm hiểu và nhờ sự giúp đỡ.
  4. Sang Nga học tập và nhờ sự giúp đỡ.

Câu 35. Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

  1. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
  2. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
  3. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta.
  4. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc.

Câu 36. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

  1. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
  2. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
  3. Tìm hiểu xem Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.
  4. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng.

Câu 37. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

  1. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
  2. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
  3. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”.
  4. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp.

Câu 38. Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?

  1. Triều đình đã đầu hàng.
  2. Quân triều đình chống cự yếu ớt.
  3. Quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
  4. Triều đình mải lo đối phó vơi phong trào đấu tranh của nhân dân.

Câu 39. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí kết bản hiệp ước mới vào năm 1874?

  1. Pháp thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
  2. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
  3. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
  4. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 40. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai chứng tỏ điều gì về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

  1. Lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
  2. Ý chí quyết tâm, sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
  3. Lối đánh giặc tài tình của nhân dân ta.
  4. Sự phối hợp nhịp nhàng của quân và dân ta trong việc phá thế bao vây của địch.
 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11

 

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Bài 17.  Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Biết được sự kiện mở đầu CTTGII

Hiểu được kết cục của CTTGII

Ảnh hưởng của CNTB tác động đến VN

 

4 câu

10%

Việt Nam từ năm 1958 đến cuối TK XĨ

Bài 19-21. NDVN kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858-1884)

Biết được hậu quả những chính sách của triều đình nhà Nguyễn

Hiểu đuợc:

- Những kế sách xâm lược của TD Pháp.

- Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến PT Cần Vương.

- Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của PT Cần Vương.

  

18 câu

4,5đ

45%

Việt Nam từ đầu TK XX đến hết CTTG thứ nhất (1918)

Bài 22. XHVN trong cuộc khai thác lần t1 của thực dân Pháp

Bài 23. PT yêu nước và cách mạng ở VN từ đầu TK XX đến CTTG t1 (1914)

Bài 24. VN trong những năm CTTG t1 (1914-1918)

Biết được những sự kiện tiêu biểu trong PT yêu nước và cách mạng ở VN  từ đầu TK XX đến CTTG t1 (1914)

- Biết được tình hình KT-XH VN dưới tác động của chính sách do Pháp thực hiện trong chiến tranh (1914-1918).

- Hiểu được những hành động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918).

- Giải thích được sự xuất hiện của PT yêu nước và cách mạng ở VN đầu TK XX.

Xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ đến CMVN

18 câu

4,5đ

45%

Tổng

Số câu

9

25

3

3

40

Số điểm

2,25

6,25

0,75

0,75

10

Tỉ lệ %

22,5%

62,5%

7,5%

7,5%

100%

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 11 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay