Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 file word với đáp án chi tiết (đề 2)

Đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử 11 đề số 2 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 2 Lịch sử 11 này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo?

  1. Cố thủ chờ viện binh.
  2. Đánh thẳng kinh thành Huế.
  3. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.
  4. Kéo quân vào đánh Gia Định.

Câu 2. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào hánh 9-1939, với sự kiện khởi đầu là

  1. Quân đội Đức tấn công Ba Lan
  2. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
  3. Đức tấn công Anh, Pháp
  4. Đức tấn công Liên Xô

Câu 3. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước

  1. Đức, Liên Xô, Anh   
  2. Đức, Italia, Nhật Bản
  3. Italia, Hunggari, Áo  
  4. Mĩ, Liên Xô, Anh

Câu 4. Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là

  1. đòi quyền lãnh đạo cách mạng.
  2. đoàn kết các lược lượng để chống đế quốc.
  3. đấu tranh giành độc lập bằng con đường hòa bình.
  4. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.

Câu 5. Đảng Cộng sản nước nào được thành lập đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Đảng CS Việt Nam.
  2. Đảng CS Phi-lip-pin.
  3. Đảng CS Mã Lai.     
  4. Đảng CS In-đô-nê-xi-a. 

Câu 6. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm

  1. biến Việt Nam thành thuộc địa.
  2. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh.
  3. hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á. 
  4. giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.

Câu 7. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859) đã

  1. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.
  2. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
  3. bước đầu làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp.
  4. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.

Câu 8. Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp trong hoàn cảnh nào

  1. Phong trào kháng chiến của ta dâng cao, quân giặc bối rối.
  2. Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì.
  3. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh.
  4. Quân dân ta đã giành chiến thắng Cầu Giấy lần thư nhất.

Câu 9. Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là

  1. Nhâm Tuất.

B.Tân Sửu.

C.Giáp Tuất.

  1. Hắc Măng.

Câu 10. Sáng 1-9-1858 diễn ra sự kiện nào sau đây ?

  1. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
  2. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
  3. Pháp chiếm thành Gia Định.

D.Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết.

Câu 11. Ngày 5/6/1862, diễn ra sự kiện nào sau đây ?

  1. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.
  2. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.

C, Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.

D.Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 12. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng là:

  1. thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.    
  2. chiếm Đà Nẵng để lập một tô giới riêng của Pháp.
  3. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế.
  4. biến Đà Nẵng thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Câu 13. Ngày 23/2/1861, diễn ra sự kiện nào sau đây?

A.Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.

  1. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
  2. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.
  3. Ta kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

Câu 14. Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất?

  1. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
  2. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…
  3. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.
  4. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.

Câu 15. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là

  1. Nguyễn Tri Phương.

B.Tôn Thất Thuyết.

  1. Hoàng Diệu.
  2. Phan Thanh Giản.

Câu 16. Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874) , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

  1. ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
  2. ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
  3. sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
  4. sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp.

Câu 17. Ngày 20/11/1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

  1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
  2. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
  3. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
  4. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.

Câu 18. Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nào?

  1. Quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.
  2. Gác-ni-ê bị chết tại trận.
  3. Quân Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam.
  4. Pháp phải kí Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?

  1. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai
  2. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.
  3. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
  4. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.

Câu 20. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

  1. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
  2. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
  3. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
  4. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.

Câu 21. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng là

  1. thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.    
  2. chiếm Đà Nẵng để lập một tô giới riêng của Pháp.
  3. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế.
  4. biến Đà Nẵng thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Câu 22. Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

  1. Có lãnh đạo tài giỏi, đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.
  2. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo.
  3. Có căn cứ rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo.
  4. Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.

Câu 23. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

  1. Một số quan lại yêu nước.
  2. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước.
  3. Nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
  4. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

Câu 24. Phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?

  1. Thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.
  2. Phong trào bùng nổ trong lúc Pháp đã đặt ách thống trị Việt Nam
  3. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
  4. Phong trào diễn ra trên qui mô còn nhỏ lẻ.

Câu 25. Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai?

  1. Nguyến Thiện Thuật.
  2. Phan Đình Phùng.
  3. Hoàng Hoa Thám.
  4. Đinh Công Tráng.

Câu 26. Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới nào?

  1. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản.
  2. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.
  3. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
  4. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 27. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?

  1. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
  2. Tạo điều kiện cho dân ta đi lại thuận lợi hơn.
  3. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.
  4. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

Câu 28. Nét nổi bật nhất trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là:

  1. chính sách cướp đoạt ruộng đất.
  2. xây dựng hệ thống giao thông phục vụ khai thác.
  3. khai thác mỏ lấy nguyên liệu phục vụ công nghiệp Pháp.
  4. mở mang một số cảng biển để chuyên chở hàng hóa.

Câu 29. Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất  

  1. xã hội phong kiến
  2. xã hội tư bản chủ nghĩa.
  3. xã hội thuộc địa.  
  4. xã hội thuộc địa nửa phong kiến

Câu 30. Vì sao thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng?

  1. Pháp không đủ điều kiện khoa học kỷ thuật.
  2. Pháp đã đầu tư hết vốn vào các ngành khác.
  3. đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận.
  4. nước ta thiếu những quặng kim loại để phục vụ phát triển công nghiệp nặng.

Câu 31. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là

  1. chưa có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
  2. chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh.
  3. chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suôt và phương pháp cách mạng đúng đắn.
  4. chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc.

Câu 32. Chủ trương cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là

  1. chống Pháp và phong kiến.
  2. dùng bạo lực giành độc lập.
  3. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.
  4. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.

Câu 33. Tại sao chính quyền thực dân Pháp cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam?

  1. Để thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh
  2. Đề bù đắp cho công nghiệp chính quốc
  3. Có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam
  4. Khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên Việt Nam.

Câu 34. Theo em, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

  1. Giai cấp nông dân.  
  2. Giai cấp công nhân.
  3. Giai cấp địa chủ phong kiến.
  4. Giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 35. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động đến nền kinh tế nước ta như thế nào?

  1. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
  2. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mạnh với nhiều ngành mới.
  3. Kinh tế Việt Nam không có chuyển biến nào, ngày càng lạc hậu.
  4. Kinh tế Việt Nam chuyển từ kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 36. Để cai trị,thực dân Pháp thực hiện thủ đoạn chính trị thâm độc nào?

  1. Chính sách chia để trị.
  2. Cấu kết chặt chẽ với địa chủ phong kiến.
  3. Mua chuộc tầng lớp sĩ phu, quan lại.
  4. Đàn áp dã man các cuộc đấu tranh.

Câu 37. Điểm giống nhau về chủ trương giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình là:

  1. Đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.
  2. Đều chủ trương nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc.
  3. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
  4. Đều chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi Pháp.

Câu 38. Sự kiện Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

  1. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt hoàn toàn ở châu Á.
  2. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu.
  3. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt hoàn toàn trên thế giới.
  4. Chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt hoàn toàn

Câu 39. Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là

  1. Anh, Pháp.
  2. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản.
  3. Mĩ.
  4. Phát xít Đức.

Câu 40. Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. Dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
  2. Hình thành trật tự thế giới hai cực.
  3. Làm sụp đổ hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
  4. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.


TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11

 

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Bài 17.  Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Biết được sự kiện mở đầu CTTGII

Hiểu được kết cục của CTTGII

Ảnh hưởng của CNTB tác động đến VN

 

4 câu

10%

Việt Nam từ năm 1958 đến cuối TK XĨ

Bài 19-21. NDVN kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858-1884)

Biết được hậu quả những chính sách của triều đình nhà Nguyễn

Hiểu đuợc:

- Những kế sách xâm lược của TD Pháp.

- Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến PT Cần Vương.

- Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của PT Cần Vương.

  

18 câu

4,5đ

45%

Việt Nam từ đầu TK XX đến hết CTTG thứ nhất (1918)

Bài 22. XHVN trong cuộc khai thác lần t1 của thực dân Pháp

Bài 23. PT yêu nước và cách mạng ở VN từ đầu TK XX đến CTTG t1 (1914)

Bài 24. VN trong những năm CTTG t1 (1914-1918)

Biết được những sự kiện tiêu biểu trong PT yêu nước và cách mạng ở VN  từ đầu TK XX đến CTTG t1 (1914)

- Biết được tình hình KT-XH VN dưới tác động của chính sách do Pháp thực hiện trong chiến tranh (1914-1918).

- Hiểu được những hành động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918).

- Giải thích được sự xuất hiện của PT yêu nước và cách mạng ở VN đầu TK XX.

Xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ đến CMVN

18 câu

4,5đ

45%

Tổng

Số câu

9

25

3

3

40

Số điểm

2,25

6,25

0,75

0,75

10

Tỉ lệ %

22,5%

62,5%

7,5%

7,5%

100%

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 11 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay