Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 file word với đáp án chi tiết (đề 4)

Đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử 11 đề số 4 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 2 Lịch sử 11 này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Người đã dùng ngòi bút của mình để “đâm mấy thằng gian phút chẳng tà”, sử dụng thơ văn để cổ vũ nhân dân kháng chiến chống Pháp là

  1. Nguyễn Hữu Huân.
  2. Trương Quyền.
  3. Nguyễn Đình Chiểu.
  4. Trương Định.

Câu 2. Nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là do

  1. triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân người Pháp đến buôn bán.
  2. nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
  3. chính sách “cấm đạo” và “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
  4. nhà Nguyễn cự tuyệt yêu cầu được tự do buôn bán và truyền đạo tại Việt Nam của thực dân Pháp.

Câu 3. Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917) so với những người đi trước là ở

  1. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.
  2. mục đích ra đi tìm con đường cứu nước.
  3. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.
  4. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.

Câu 4. Điểm khác biệt căn bản về tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam so với vua quan triều đình nhà Nguyễn (1858 – 1884) là gì?

  1. Đánh Pháp theo sự chỉ đạo của quan quân triều đình.
  2. Kiên quyết đánh Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.
  3. Thái độ chống Pháp không kiên quyết, dễ dàng thỏa hiệp, ngừng đấu tranh.
  4. Nhân dân e sợ sức mạnh quân sự của Pháp nên tinh thần chiến đấu tranh giảm sút.

Câu 5. Đầu thế kỉ XX, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc do

  1. tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
  2. thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bình định nước ta.
  3. sự cai trị, bóc lột của Pháp đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam.
  4. sự xuất hiện và xâm nhập của phương thức sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa.

Câu 6. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân diễn ra vào năm

  1. 1917.
  2. 1918.
  3. 1916.
  4. 1915.

Câu 7. Một trong những chính sách sai lầm của vua quan triều Nguyễn giữa thế kỉ XIX dẫn đến sự rạn nứt khối đoàn kết dân tộc là

  1. nghĩ ra nhiều thứ thuế và tăng cường thu nhiều loại thuế trong nhân dân.
  2. “cấm đạo”, xua đuổi và xử tội giáo sĩ phương Tây vào truyền đạo Thiên Chúa.
  3. thần phục triều đình nhà Thanh, nhưng lại xa lánh với các nước phương Tây.
  4. không thực hiện những cải cách, duy tân để đưa đất nước phát triển đi lên.

Câu 8. Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

  1. Đà Nẵng.
  2. Gia Định.
  3. Huế.
  4. Hà Nội.

Câu 9. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

  1. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
  2. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
  3. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
  4. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.
  2. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít.
  3. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.
  4. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.

Câu 11. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?

  1. Thợ thủ công.
  2. Nông dân.
  3. Tiểu thương.
  4. Tiểu tư sản.

Câu 12. Đâu là kiến giải đúng đắn và đầy đủ nhất khi khẳng định cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?

  1. Độc lập tự do không gắn liền với khuynh hướng dân chủ tư sản.
  2. Cách mạng Việt Nam chưa tìm được con đường cứu nước và giai cấp lãnh đạo.
  3. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở nên lỗi thời.
  4. Các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam đều không đem đến sự thành công.

Câu 13. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam

  1. bị Pháp chèn ép nên không phát triển được.
  2. có điều kiện để phát triển kinh tế và tăng nhanh về số lượng.
  3. bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản.
  4. bị phong kiến kìm hãm nên không phát triển.

Câu 14. Điểm mới và cũng là tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  1. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ.
  2. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.
  3. Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.
  4. Quan niệm về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.

Câu 15. Điểm chung trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873; 1883) của quân dân Việt Nam là

  1. đều có sự chỉ huy của quan quân triều đình Huế, do Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu.
  2. thể hiện sự quyết tâm của quan quân triều đình trong kháng chiến chống Pháp.
  3. đều có sự phối hợp chặt chẽ của quân đội Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
  4. làm cho quân Pháp hoảng loạn và âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại.

Câu 16. Trong tiến trình của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), những người lãnh đạo đã tuyên bố Thái Nguyên độc lập và đặt quốc hiệu là gì?

  1. Đại Nam.
  2. Đại Việt.
  3. Việt Nam.
  4. Đại Hùng.

Câu 17. Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – những năm đầu thế kỉ XX là gì?

  1. Xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.
  2. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.
  3. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
  4. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.

Câu 18. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là

  1. Quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
  2. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước Âu - Mỹ.
  3. Mâu thuẫn gay gắt giữa phe Đồng minh với phe Phát xít.
  4. Chính sách theo “chủ nghĩa biệt lập” của Mỹ và Anh.

Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố tác động đến sự nảy sinh và phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

  1. Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga.
  2. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến không còn phù hợp.
  3. Thành công của cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
  4. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Câu 20. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời

  1. giai cấp công nhân.
  2. các giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
  3. các giai cấp công nhân và tư sản.
  4. các giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

Câu 21. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân liên quân Pháp – Tây Ban Nha chọn Đà Nẵng là nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858)?

  1. Chiếm được Đà Nẵng tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp làm chủ lưu vực sông Mê Công.
  2. Đà Nẵng là một cửa biển sâu rộng nên tàu chiến của Pháp có thể dễ dàng ra vào.
  3. Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
  4. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ có sự hậu thuẫn của giáo dân.

Câu 22. Cho các dữ kiện lịch sử:

  1. Khởi xướng phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập.
  2. Thành lập Hội Duy tân.
  3. Thành lập Việt Nam Quang phục hội.
  4. Tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ và tay sai.
  5. Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp trục xuất về nước, phong trào Đông du tan rã.

Hãy sắp xếp đúng trình tự thời gian về hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ năm 1904 đến năm 1912.

  1. 2, 1, 3, 5, 4.
  2. 2, 1, 5, 3, 4.
  3. 2, 1, 5, 4, 3.
  4. 2, 1, 4, 5, 3.

Câu 23. Chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp trong những năm 30 của thế kỉ XX đã gây ra hậu quả gì?

  1. Làm tăng mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chủ nghĩa phát xít.
  2. Tạo ra mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
  3. Tạo điều kiện cho các nước phát xít gây chiến tranh thế giới.
  4. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của các nước phát xít.

Câu 24. Tháng 6 năm 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?

  1. Việt Nam Quang phục hội.
  2. Hội Duy tân.
  3. Hội Phục Việt.
  4. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 25. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì?

  1. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao.
  2. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
  3. Là các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ.
  4. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.

Câu 26. Ý nào sau đây không phải lý do khiến Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập dân tộc?

  1. Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa gần giống với Việt Nam.
  2. Nhật Bản đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
  3. Sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868), Nhật Bản trở thành một nước tư bản hùng mạnh.
  4. Chính phủ Nhật Bản cam kết giúp đỡ phong trào độc lập dân tộc của Việt Nam.

Câu 27. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

  1. Anh, Pháp, Mĩ.
  2. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.
  3. Anh, Pháp, Trung Quốc.
  4. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 28. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỉ XX) không có nội dung nào dưới đây?

  1. Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền.
  2. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
  3. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế.
  4. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.

Câu 29. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là mâu thuẫn giữa

  1. nông dân với thực dân Pháp và tay sai.
  2. nông dân với địa chủ phong kiến, tay sai.
  3. tiểu tư sản thành thị với tư bản Pháp.
  4. toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và tay sai.

Câu 30. Chiến thắng tiêu biểu nhất của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

  1. chiến thắng Cầu Giấy.
  2. chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
  3. chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
  4. chiến thắng Chi Lăng.

Câu 31. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về quá trình thực dân Pháp “dọn đường” để xâm lược Việt Nam?

  1. Khuyến khích các lái buôn đến Việt Nam buôn bán.
  2. Tổ chức cho các giáo sĩ đến truyền bá đạo Thiên Chúa.
  3. Gửi thư đề nghị giúp đỡ vua quan triều Nguyễn cải cách.
  4. Yêu cầu triều đình nhà Nguyễn thực hiện Hiệp ước Vécxai.

Câu 32. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là

  1. khởi nghĩa Hương Khê.
  2. khởi nghĩa Ba Đình.
  3. khởi nghĩa Bãi Sậy.
  4. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 33. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tạo ra điều kiện bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX vì

  1. làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
  2. đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.
  3. làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.
  4. đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào Việt Nam.

Câu 34. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là

  1. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
  2. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
  3. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.
  4. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.

Câu 35. Nội dung nào không phải là chính sách mà thực dân Pháp thực hiện trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?

  1. Độc chiếm thị trường Việt Nam.
  2. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.
  3. Đẩy mạnh khai mỏ (than và kim loại).
  4. Đầu tư vốn vào phát triển công nghiệp nặng.

Câu 36. Mục đích chính của thực dân Pháp khi tạo dựng lên “vụ Đuy-puy” (1872) ở Bắc Kì nhằm

  1. ép triều đình Huế cho thương nhân người Pháp được tự do đi lại, buôn bán.
  2. gây mất đoàn kết nội bộ trong nhân dân để chuẩn bị chiến tranh xâm lược.
  3. gây rối trật tự, sau đó lấy cớ giúp triều đình Huế ra Bắc Kì dẹp loạn rồi xâm lược.
  4. phản đối chính sách của triều đình Huế nhờ nhà Thanh đưa quân sang giúp đỡ.

Câu 37. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

  1. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
  2. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
  3. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
  4. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.

Câu 38. Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873), tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình Huế với các tầng lớp nhân dân có gì khác biệt?

  1. Vua quan triều đình vui mừng, cổ vũ nhân dân kháng chiến chống Pháp.
  2. Vua Tự Đức ngăn cản nhân dân đánh Pháp, quan lại triều đình kịch liệt phản đối.
  3. Triều đình ra lệnh nhân dân bãi binh để thương lượng, nhân dân nghe lệnh triều đình.
  4. Triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất, nhân dân phản đối và kiên quyết đánh Pháp đến cùng.

Câu 39. Lãnh đạo khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) là

  1. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
  2. Nguyễn Thiện Thuật và Đốc Tít.
  3. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
  4. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.

Câu 40. “Phong trào Cần vương mặc dù gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Đây là nhận định

  1. sai, vì phong trào đã làm chậm lại quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
  2. sai, vì đây là phong trào mang tính dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
  3. đúng, vì phong trào cuối cùng bị thất bại, không thể giành lại độc lập cho Việt Nam.
  4. đúng, vì phong trào không thể ngăn cản được quá trình bình định Việt Nam của Pháp.


TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11

 

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Bài 17.  Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Biết được sự kiện mở đầu CTTGII

Hiểu được kết cục của CTTGII

Ảnh hưởng của CNTB tác động đến VN

 

4 câu

10%

Việt Nam từ năm 1958 đến cuối TK XĨ

Bài 19-21. NDVN kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858-1884)

Biết được hậu quả những chính sách của triều đình nhà Nguyễn

Hiểu đuợc:

- Những kế sách xâm lược của TD Pháp.

- Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến PT Cần Vương.

- Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của PT Cần Vương.

  

18 câu

4,5đ

45%

Việt Nam từ đầu TK XX đến hết CTTG thứ nhất (1918)

Bài 22. XHVN trong cuộc khai thác lần t1 của thực dân Pháp

Bài 23. PT yêu nước và cách mạng ở VN từ đầu TK XX đến CTTG t1 (1914)

Bài 24. VN trong những năm CTTG t1 (1914-1918)

Biết được những sự kiện tiêu biểu trong PT yêu nước và cách mạng ở VN  từ đầu TK XX đến CTTG t1 (1914)

- Biết được tình hình KT-XH VN dưới tác động của chính sách do Pháp thực hiện trong chiến tranh (1914-1918).

- Hiểu được những hành động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918).

- Giải thích được sự xuất hiện của PT yêu nước và cách mạng ở VN đầu TK XX.

Xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ đến CMVN

18 câu

4,5đ

45%

Tổng

Số câu

9

25

3

3

40

Số điểm

2,25

6,25

0,75

0,75

10

Tỉ lệ %

22,5%

62,5%

7,5%

7,5%

100%

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 11 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay