Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 3 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn tiếng việt 3 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – ĐỀ 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

2

 

 

 

 

1

6

Câu số

1,2

 

3,4

 

 

 

 

6

 

Số điểm

1

 

1

 

 

 

 

1

4

Kiến thức tiếng việt

Số câu

1

1

 

1

 

1

 

 

3

Câu số

5

7

 

8

 

9

 

 

 

Số điểm

0,5

1

 

1

 

1

 

 

3

Tổng

Số câu

3

1

2

1

 

1

 

1

9

Số điểm

1,5

1

1

1

 

1

 

1,5

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

 

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi giữa Học kì 2 – Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Cậu bé bị dẫn đến tước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:

Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:

Trời nắng chang chang người trói người.

4. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

(Theo Quốc Chấn)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1: Vua Minh Mạng xa giá đi đâu?

a. Thăng Long (Hà Nội).

b. Kinh đô Huế.

c. Hoa Lư (Ninh Bình).

d. Hồ Tây.

Câu 2: Nhà vua ra lệnh cho cậu bé phải làm gì?

a. Phải la hét, vùng vẫy.

b. Phải xưng là học trò.

c. Phải đối được một vế đối thì mới tha.

d. Phải lấy cảnh mình bị trói mà đối lại.

Câu 3: Vì sao muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm?

a. Gây cảnh náo động ở hồ. 

b. Thu hút sự chú ý của nhà vua.

c. Trêu quân lính của nhà vua.

d. Nhìn trộm mặt của nhà vua.

Câu 4: Theo em, nội dung của câu truyện trên là gì? (0.5 điểm)

a. Ca ngợi sự thông minh của Cao Bá Quát.

b. Ca ngợi tài năng xuất sắc của Cao Bá Quát.

c. Ca ngợi tính cách khảng khái, tự tin của Cao Bá Quát.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu "Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua.” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Khi nào?

b. Ở đâu?

c. Ai làm gì?

d. Như thế nào?

Câu 6. Viết 1 – 2 câu nêu cảm nhận của em về sự thông minh của nhân vật trong truyện.

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 7:Tìm bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? trong các câu sau:

a. Học sinh phải chú ý nghe giảng để hiểu bài.

b. Các bạn phải đi học sớm hơn để kiểm tra sức khỏe.

c. Học sinh phải đi đúng đường để đảm bảo an toàn giao thông.

d. Các lớp phải lao động hàng tuần để giữ gìn vệ sinh môi trường.

Câu 8:Điều dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hoặc dấu chấm than vào chỗ chấm cho phù hợp:

     Mưa suốt mấy ngày liền, sáng nay trời hửng sáng. Trên chốt, chắc các anh bộ đội đã củi đun. Nghĩ vậy, Pheo gánh củi lên chốt tặng các anh. Các anh bộ đội nói “Cảm ơn Pheo nhé Em giỏi quá”. Rồi một anh hỏi: Đến ngày Trung thu rồi, em đã có đèn ông sao chưa?

Câu 9:Đặt các câu cảm bộc lộ cảm xúc sau:

a. Thể hiện sự ngạc nhiên trước một bức tranh.

.............................................................................................................................

b. Thể hiện sự thích thú trước một cảnh đẹp.

.............................................................................................................................

c. Thể hiện sự phấn khởi khi được gặp bạn bè.

.............................................................................................................................

d. Thể hiện sự tiếc nuối khi làm bài kiểm tra.

.............................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Trên đường mòn Hồ Chí Minh

Đường lên dốc trơn và lầy. Người nọ đi tiếp sau người kia. Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. Họ nhích từng bước. Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong. Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước. Những khuôn mặt đỏ bừng.

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)

Đề bài:Viết đoạn văn kể lại một buổi sinh hoạt của lớp em
Gợi ý:

- Buổi sinh hoạt đó lớp em bàn về việc gì? Ai là người điều hành buổi sinh hoạt?

- Các bạn em đã đóng góp ý kiến như thế nào?

- Các hoạt động mà các em đã tổ chức trong buổi sinh hoạt là gì?

- Em có thích buổi sinh hoạt đó không? Vì sao?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay