Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 3 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu

Em hãy đọc thầm văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

  1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!

  1. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:

– Đây không phải tiền con làm ra.

  1. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
  2. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.

  1. Ông đào hũ bạc lên và bảo:

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con.

(Truyện cổ tích Chăm)

  1. Ông Lão người Chăm buồn về chuyện gì?
  2. Buồn về con trai lười biếng.
  3. Ông buồn vì gia đình ông nghèo.
  4. Ông buồn vì ông đã già.
  5. Ví đứa con trai hư hỏng.
  6. Ông Lão muốn con trai của mình như thế nào?
  7. Muốn con trai trở thành một chàng trai to khỏe mạnh.
  8. Muốn con trai trở thành một người con hiếu thảo.
  9. Muốn con trai trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
  10. Muốn con trai trở thành người giàu có.
  11. Em hiểu câu: “Tự mình kiếm nổi bát cơm” nghĩa là thế nào?
  12. Tự mình đi nấu cơm ăn.
  13. Tự mình làm, tự nuôi sống bản thân mình và sống không được dựa vào bố mẹ.
  14. Tự mình nấu ăn.
  15. Tự đi kiếm bát cơm để ăn.
  16. Em hiểu câu nói “Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con” như thế nào?
  17. Phải làm lụng thì mới có ăn.
  18. Đôi bàn tay chính là tài sản quý giá nhất.
  19. Đôi bàn tay tạo ra của cải.
  20. Đôi bàn tay là sức mạnh.

Câu 2. Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì? Bản thân em có biết quý trọng đồng tiền không? Em đã tiết kiệm tiền như thế nào?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Phần 2: Kiểm tra viết

  1. Nghe - viết

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”.

Đến đấy, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.

  1. Bài tập:

Câu 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

  1. a) Kẻ địch đã bị ........................................... (giết hại, tiêu diệt).
  2. b) Những chú cún con rất .......................................... (đáng yêu, khôi ngô).
  3. c) Cô giáo em ........................................... (hát, hót) rất hay.
  4. d) Em bé đang ngoan ngoãn ........................................... (ăn, đớp) cơm.

Câu 2. Luyện từ và câu

  1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

Ở trường, cô giáo dạy chúng em những bài học thú vị và bổ ích.

.....................................................................................................................................

Vào sáng chủ nhật, em thường dậy sớm tập thể dục.

.....................................................................................................................................

  1. Em hãy đặt các câu theo mẫu Ai làm gì? Có chứa từ:

Chăm chỉ

.....................................................................................................................................

Nghe giảng

.....................................................................................................................................

  1. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:

Câu có hình ảnh so sánh

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

a. Nhìn từ trên cao, dòng sông như một tấm lụa khổng lồ vắt ngang miền quê.

   

b. Vào mùa thu, nhìn từ xa cây bàng giống như một ngọn đuốc cháy rực rỡ.

   

Câu 3. Tập làm văn 

Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu, kể về môn học em yêu thích nhất.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay