Đề thi lịch sử và địa lí 6 cánh diều có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và địa lí 6 cánh diều. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi lịch sử địa lí 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi lịch sử và địa lí 6 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử và địa lí 6 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử và địa lí 6 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử và địa lí 6 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử và địa lí 6 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử và địa lí 6 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử và địa lí 6 cánh diều có ma trận
Xem bài mẫu giáo án

 PHÒNG GD & ĐT ……..                                                           Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                           

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử và Địa lí  6 – Cánh diều            

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

     Câu 1. Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

  1. Có nhiều con sông lớn.
  2. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng lớn.
  3. Lượng mưa phân phối đều đặn theo mùa.
  4. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

     Câu 2. Sự thống nhất các công xã đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước :

  1. Ấn Độ.
  2. Trung Quốc.
  3. Ai Cập.
  4. Lưỡng Hà.

     Câu 3. Chữ viết của cư dân Lưỡng Hà :

  1. Chữ Phạn.
  2. Chữ hình nêm (chữ viết trên đất sét).
  3. Chữ tượng hình.
  4. Chữ La Mã.

     Câu 4. Đẳng cấp cao nhất trong xã hội cổ đại Ấn Độ:

  1. Ksa-tri-a.
  2. Vai-si-a.
  3. Su-đra.
  4. Bra-man.

     Câu 5. Tác phẩm Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học:

  1. Sử thi.
  2. Truyện ngắn.
  3. Truyền thuyết.
  4. Văn xuôi.

     Câu 6. Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm các quốc gia:

  1. Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét ngày nay.
  2. Pa-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét ngày nay.
  3. Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan ngày nay.
  4. Nê-pan, Băng-la-đét ngày nay.

     Câu 7. Hành tinh gần Mặt trời nhất là:

  1. Sao Thủy.
  2. Sao Hỏa.
  3. Sao Kim.
  4. Sao Mộc.

     Câu 8. Nguyên nhân làm cho mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày, đêm luân phiên nhau:

  1. Ánh sáng Mặt trời chiếu vào một nửa Trái đất.
  2. Trái đất quay quanh Mặt trời trong 365 ngày.
  3. Trục Trái đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.
  4. Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục.

     Câu 9. Hai bán cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau vào các ngày:

  1. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12.
  2. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9.
  3. Ngày 21 tháng 3 và ngày 22 tháng 9.
  4. Ngày 23 tháng 9 và ngày 22 tháng 12.

     Câu 10. Mặt trời lặn ở hướng:

  1. Đông.
  2. Tây.
  3. Nam.
  4. Bắc.

     Câu 11. Khí hậu miền Nam nước ta được phân thành các mùa :

  1. Mùa mưa và mùa nắng.
  2. Mùa mưa và mùa khô.
  3. Mùa nóng và mùa lạnh.
  4. Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.

     Câu 12. Khi khu vực giờ gốc (GMT) là 12 giờ thì ở nước ta là:

  1. 5 giờ.
  2. 7 giờ.
  3. 12 giờ.
  4. 19 giờ.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

     Câu 1 (1.5 điểm): Em hãy kể tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em ấn tượng với phát minh nào nhất, vì sao?

     Câu 2 (1.5 điểm): Em hãy nêu các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Nhận xét về sự phân chia xã hội Ấn Độ cổ đại theo đẳng cấp.

     Câu 3 (2 điểm): Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Ttrái đất.

     Câu 4 (1 điểm): Vào cuối tháng 12, bố của Nam có chuyến công tác một tuần đến Niu Di-len. Mẹ của Nam đi mua sắm thêm nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác. Theo em, sự chuẩn bị như vậy có hợp lí hay không? Vì sao?

     Câu 5 (1 điểm): Sáng sớm thức dậy, em thấy Mặt trời mọc ở hướng Đông, vậy làm thế nào để xác định các hướng bắc, nam và tây.

BÀI LÀM

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KÌ I

NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

         Từ câu 1 - 12: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

C

B

D

A

A

B

D

C

B

B

D

  1. B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

 

 

 

 

Câu 1

Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

- Chữ viết.

- Hệ đếm 60.

- Một số công trình kiến trúc.

- Âm lịch.

- Bánh xe, cái cày,…

1.0 điểm

 

 

- Nêu phát minh em ấn tượng nhất.

- Giải thích lí do: Là những công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay, những bí ẩn về việc xây dựng các công trình vẫ còn là một ẩn sổ với các nhà khoa học, đươc xếp vào hàng kì quan thiên nhiên thế giới,….

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại:

- Bra-man (tăng lữ), Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh), Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công), Su-đra (những người thấp kém trong xã hội).

- Đẳng cấp có vị thể cao nhất là Bra-man (tăng lữ). Đẳng cấp có vị thế thấp nhất là Su-đra (những người thấp kém trong xã hội).

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

Nhận xét sự phân chia xã hội Ấn Độ cổ đại theo đẳng cấp:

- Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công (người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau, những người ở đẳng cấp dưới buộc phải tôn trọng những người ở đẳng cấp trên) đã tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại.

- Việc phân chia xã hội theo đẳng cấp đã tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay.

 

 

0.25 điểm

 

 

 

 

0.25 điểm

 

 

 

 

 

 

Câu 3

Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất:

- Trái đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

- Thời gian tự quay một vòng 24h ( một ngày, đêm).

- Trục của Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’.

- Trái Đất quay quanh trục sinh ra hiện tượng ngày đêm trên Trái đất luân phiên và kế tiếp nhau không ngừng.

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

 

 

Câu 4

- Vào cuối tháng 12, bố của Nam có chuyến công tác một tuần đến Niu Di-len. Mẹ của Nam đi mua sắm thêm nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác. Sự chuẩn bị như vậy là không hợp lí.

- Lí giải: Vào tháng 12 là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được lượng nhiệt nhiều, đang là mùa hè. Niu Di-len thuộc bán cầu Nam nên việc mẹ An chuẩn bị nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác ở Niu Di-len là không hợp lí.

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

Câu 5

Sáng sớm thức dậy, em thấy Mặt trời mọc ở hướng Đông, cách xác định các hướng Bắc, Nam và Tây: Quay mặt về phía Mặt trời mọc

- Trước mặt là hướng Đông.

- Đằng sau lưng là hướng Tây.

- Bên trái là hướng Bắc.

- Bên phải là hướng Nam.

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

     

            CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1:

Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

 

Số câu: 4

Số điểm: 2.25

Tỉ lệ: 22.5%

Điều kiện tự nhiên không phải là cơ sở hình thành nên các quốc gia cổ đại; Chữ viết của cư dân Lưỡng Hà  

 

Sự thống nhất các công xã

 

 

 

 

Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Phát minh ấn tượng nhất, lí giải

 

Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

 

Chủ đề 2:

Ấn Độ cổ đại

 

Số câu: 4

Số điểm: 2.25

Tỉ lệ: 22.5%

Đẳng cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại; Tác phẩm Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta; Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại

 

 

 

 

Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Nhận xét về sự phân chia xã hội theo đẳng cấp.

 

 

 

Số câu: 3

Số điểm: 0.75

Tỉ lệ: 7.5%

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

 

 

 

Chủ đề 3:

Trái đất trong hệ Mặt trời. Hình dạng và kích thước của Trái đất

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Hành tinh gần Mặt trời nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 4:

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất và các hệ quả địa lí

 

Số câu: 3

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

 

 

Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái đất

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất

Tính giờ

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

Chủ đề 5:

Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời và các hệ quả địa lí

 

Số câu: 4

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ: 17.5%

Hướng Mặt trời lặn

 

Các mùa trên Trái đất

 

Khí hậu miền Nam nước ta

 

 

Các mùa trên Trái đất

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Chủ đề 4:

Xác định phương hướng ngoài thực địa

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

 

 

Xác định phương hướng nhờ hướng Mặt trời mọc

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

Tổng số câu: 17

Tổng s điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

7

1,75đ

17,5%

4

2,75đ

27,5%

4

3,0đ

30%

                     2

2,5đ

25%

17

10đ

100%

Thông tin bộ đề thi:

  • Gồm 15 đề tham khảo: 5 đề kì 1 + 5 đề kì 2 + 5 đề giữa kì 2
  • Đề thi có trắc nghiệm, tự luận, ma trận và cấu trúc chấm điểm

Phí đề thi:

  • Đề thi là miễn phí và chỉ dành cho những thầy cô đã mua giáo án trước đó
  • Số lượng đề trong bộ sẽ được bổ sung theo thời gian
Từ khóa tìm kiếm: đề thi kì 1 lịch sử địa lí 6, đề thi cuối kì 1 lịch sử địa lí 6 cánh diều, đề lịch sử địa lí kì 1 sách cánh diều

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay