Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 10

Bộ đề thi thử tham khảo môn công dân THPTQG năm học 2023 THPT thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập cho học sinh để chuẩn bị kiến thức tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi với dạng câu hỏi quen thuộc, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Dưới đây là đề thi thử mới, mời thầy cô và các em tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 10
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 10
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 10
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 10
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 10
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 10
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ

(Đề thi có 04 trang)

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………………………….

Số báo danh: …………………………………………………..

Câu 1: Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn giá trị là do

  1. tác động của cạnh tranh. B. tác động của nhà nước.
  2. tác động của người mua. D. tác động của người bán.

Câu 2: Tổ chức không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật buộc họ phải khắc phục hậu quả là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

  1. Tính quy phạm phổ biến B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung
  2. Tính quyền lực, bắt buộc chung D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

Câu 3: Ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị K 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn kiện ông K ra tòa.Vậy chị Hằng đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

  1. Thi hành pháp luật.                                           B. Sử dụng pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 4: Nếu không có pháp luật xã hội sẽ không:

  1. Hòa bình và dân chủ B. Trật tự và phát triển.
  2. Dân chủ và hạnh phúc D. Sức mạnh và quyền lực

Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới …

  1. các quy tắc quản lý nhà nước. B. nguyên tắc quản lí hành chính.
  2. quy tắc quản lí của các cơ quan, tổ chức. D. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Câu 6: Khẳng định “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

  1. Bộ luật dân sự. B. Hiến pháp.                  C. Luật hình sự.              D. Luật hành chính.

Câu 7: Làm cùng một công ty, lại là hàng xóm của nhau nên trong giờ làm việc, bảo vệ K đã nhiều lần tự ý mở cổng cho anh X ra ngoài giải quyết việc riêng. Bào vệ K và anh X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

  1. Hành chính. B. Dân sự.                        C. Hình sự.                      D. Kỉ luật.

Câu 8: Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

  1. Anh H, M và Đ. B. Anh H, S và Đ.
  2. Anh S và Đ và anh T. D. Anh H, M, S, Đ và anh T.

Câu 9: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định pháp luật, đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là:

  1. Bình đẳng về quyền. B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân.
  2. Quyền bình đẳng của con người. D. Bình đẳng về trách nhiệm.

Câu 10: Vi phạm hình sự là:

  1. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
  2. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Câu 11: Chị P là giám đốc, chị V là kế toán, anh M là nhân viên và anh D là chánh văn phòng đồng thời là em rể của chị P cùng công tác tại sở Y. Anh M phát hiện anh D sử dụng công nghệ cao tổ chức đánh bạc qua mạng nên đã tống tiền anh D và được anh D đưa cho 20 triệu đồng. Biết chuyện, chị P cùng chị V tạo lập chứng từ giả để vu khống anh M biển thủ công quỹ, kí quyết định buộc thôi việc đối với anh M. Hành vi của Anh M, D, chị P và chị V đã vi phạm pháp luật nào?

  1. Hình sự. B. Dân sự.                        C. Hành chính.               D. Kỷ luật.

Câu 12: Đâu không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

  1. Nghị quyết. B. Điều lệ hội luật gia.
  2. Luật đất đai. D. Chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ.

Câu 13: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

  1. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
  2. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của trách nhiệm pháp lý ?

  1. Giáo dục, răn đe cho toàn xã hội. B. Phổ biến pháp luật cho toàn xã hội.
  2. Bồi thường thiệt hại cho nhà nước. D. Tuyên truyền pháp luật.

Câu 15: Khi xử lí những hộ dân xây nhà trái phép, cán bộ thanh tra xây dựng X và bà A đã

lớn tiếng cãi vã, xô xát nhau. Việc cả hai người cùng bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng đã thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây?

  1. Trách nhiệm pháp lí. B. Tuân thủ quy chế.
  2. Nghĩa vụ. D. Bổn phận công dân.

Câu 16: Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt hành vi trái pháp luật thể hiện

  1. mục đích của trách nhiệm pháp lí. B. nhiệm vụ của trách nhiệm pháp lí.
  2. vị trí của trách nhiệm pháp lí. D. vai trò của trách nhiệm pháp lí.

Câu 17: Công thức H-T-H, trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấy tiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?

  1. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện thanh toán.
  2. Phương tiện lưu thông. D. Thước đo giá trị.

Câu 18: Trong giờ làm việc, anh Q rủ anh H đi uống cà phê. Do điều khiển xe máy đi vào đường ngược chiều nên anh Q đã va chạm với chị N đang đi đúng làn đường. Thấy anh H và anh Q không dựng xe cho chị N mà còn quát nạt chị, ông P là lái xe ôm gần đó ra can ngăn nhưng anh Q và anh H không dừng lại mà còn xúc phạm ông P. Quá bức xúc, ông P đã đánh anh Q và anh H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỉ luật và vi phạm hành chính?

  1. Anh Q, anh H và chị N. B. Anh Q và anh H.
  2. Anh Q, anh H và ông P. D. Chị N và ông P.

Câu 19: Tại sao nội dung của tất cả các văn bản pháp luật không được trái với hiến pháp?

  1. Hiến pháp được xây dựng rộng rãi nhất B. Hiến pháp là luật cơ bản nhất của nhà nước
  2. Hiến pháp có nội dung dài nhất D. Hiến pháp có hiệu lực quốc tế cao nhất

Câu 20: Nội dung nào là một trong các dấu hiệu của vi phạm pháp luật?

  1. là hành vi trái với quy định của cơ quan.
  2. do một cá nhân thực hiện hành động trái pháp luật.
  3. do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
  4. do người có năng lực thực hiện.

Câu 21: Quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nào thể hiện nhiều nhất các quan niệm về đạo đức?

  1. Luật hôn nhân- gia đình. B. Luật kinh tế.
  2. Luật hình sự. D. Luật hành chính.

Câu 22: Độ tuổi nào khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện?

  1. Đủ 7 đến dưới 19 tuổi. B. Đủ 9 đến dưới 21 tuổi.
  2. Đủ 8 đến dưới 20 tuổi. D. Đủ 6 đến dưới 18 tuổi.

Câu 23: Khẳng định nào sau đây là sai:

  1. Pháp luật là các quy tắc xử sự chung (việc được làm, phải làm, không được làm).
  2. Pháp luật là các quy định các bổn phận của công dân về quyền và nghĩa vụ.
  3. Pháp luật là các nội dung cơ bản về các đường lối, chủ trương của Đảng.
  4. Pháp luật là quy định về các hành vi được làm, phải làm, không được làm.

Câu 24: Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

  1. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.                B. Vợ chồng chị V và chị D.      
  2. Vợ chồng chị N và chị D. D. Chị V, chồng chị N và chị D.

Câu 25: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  1. lao động. B. sản xuất của cải vật chất.
  2. sức lao động. D. hoạt động.

Câu 26: Các đặc trưng của pháp luật là:

  1. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội, mang tính bắt buộc chung, mang tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực bắt buộc chung; tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  3. Vì sự phát triển của xã hội,mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến.
  4. Bắt nguồn từ thự c tiễn đời sống, mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến.

Câu 27: Phát hiện khách sạn Z không đảm bảo an toàn cháy nổ, anh T dọa sẽ làm đơn tố cáo. Bực tức, giám đốc cùng nhân viên khách sạn tìm cách khống chế và nhốt anh T trong tầng hầm ba ngày khiến anh T bị hoảng loạn tinh thần. Giám đốc khách sạn Z phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  1. Hình sự. B. Quản giáo.                  C. Cảnh cáo.                   D. Dân sự.

Câu 28: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền là thể hiện:

  1. Bản chất giai cấp của pháp luật. B. Bản chất xã hội của pháp luật.
  2. Quan điểm của những nhà làm luật. D. Quan điểm của mọi người.

Câu 29: Bảo đảm các điều kiện cho công dân bình đẳng trước pháp là trách nhiệm của:

  1. đội ngũ cán bộ. B. cơ quan tư pháp .
  2. Nhà nước và xã hội. D. cộng đồng.

Câu 30: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do ai ban hành ?

  1. Chính phủ. B. Nhà nước.                   C. Tòa án.                        D. Quốc gia.

Câu 31: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm

  1. bồi thường. B. cải chính.                    C. hòa giải.                      D. pháp lí.

Câu 32: Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

  1. Tính xác định chặt chẽ về hình thức B. Tính quy phạm phổ biến
  2. Tính quyền lực, bắt buộc chung D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung

Câu 33: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã:

  1. thực hiện pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
  2. Thi hành pháp luật.                                            D. Áp dụng pháp luật.

Câu 34: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm

  1. sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.
  2. sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.
  3. sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
  4. sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động.

Câu 35: Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội?

  1. Tính xác định chặt chẽ về hình thức B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung
  2. Tính quy phạm phổ biến D. Tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 36: Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày, chị Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm nên đã báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật?

  1. Ông K và ông M. B. Ông K, ông S và chị Q.
  2. Ông S và chị Q. D. Ông K, ông M và ông S.

Câu 37: Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định?

  1. Tính xác định chặt chẽ về hình thức B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung
  2. Tính quy phạm phổ biến D. Tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 38: Cá nhân tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

  1. cho phép làm. B. quy định phải làm.
  2. không cho phép làm. D. cấm làm.

Câu 39: Theo quy định của pháp luật, quyền của mỗi công dân không tách rời với

  1. kĩ năng công dân. B. nhu cầu công dân.
  2. lợi ích công dân. D. nghĩa vụ công dân.

Câu 40: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc chủ yếu nào sau đây?

  1. đe dọa . B. trừng trị.                     C. trấn áp.                        D. giáo dục .

-----------------------------------------------            ----------- HẾT ----------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề Công dân thi thử tốt nghiệp THPTQG năm 2023 các trường chất lượng - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay