Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 6

Bộ đề thi thử tham khảo môn công dân THPTQG năm học 2023 giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập cho học sinh để chuẩn bị kiến thức tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi với dạng câu hỏi quen thuộc, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Dưới đây là đề thi thử mới, mời thầy cô và các em tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 6
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 6
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 6
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 6
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 6
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 6
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 6
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ

(Đề thi có 07 trang)

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………………………….

Số báo danh: …………………………………………………..

Câu 1: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân tộc phải được đảm bảo quyền

  1. Bình đẳng. B. Tự do.    C. Và nghĩa vụ.          D. Phát triển.

Câu 2: Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh

  1. Thay đổi danh tính người tố cáo. B. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
  2. Xóa bỏ dấu vết hiện trường vụ án. D. Mở rộng diện tích lãnh thổ quốc gia.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

  1. Sàng lọc giới tính thai nhi. B. Cùng lựa chọn nơi cư trú.
  2. Định đoạt tài sản công cộng. D. Bảo lưu mọi nguồn thu nhập.

Câu 4: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về

  1. Lao động công vụ. B. Phát triển kinh tế.
  2. Quan hệ xã hội. D. Bảo vệ môi trường.

Câu 5: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là kích thích lực lượng sản xuất phát triển và

  1. Duy trì kinh tế tự cấp. B. San bằng mọi lợi nhuận.
  2. Nâng cao tỉ lệ lạm phát. D. Tăng năng suất lao động.

Câu 6: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hình thức

  1. Xem danh sách ứng cử. B. Tham gia bỏ phiếu bầu cử.
  2. Thẩm định công tác bầu cử. D. Được giới thiệu ứng cử.

Câu 7: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc

  1. Xóa bỏ các loại hình cạnh tranh. B. Sở hữu tài nguyên thiên nhiên
  2. Chia đều của cải trong xã hội. D. Khuyến khích phát triển lâu dài.

Câu 8: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội có nghĩa là mọi công dân được biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước

  1. Tổ chức trưng cầu ý dân. B. Yêu cầu giãn cách xã hội.
  2. Ban bố tình trạng khẩn cấp. D. Tiến hành hoạt động cứu trợ .

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, quyền lao động của công dân trở thành quyền thực tế sau khi người lao động và người sử dụng lao động

  1. Hoàn thiện hồ sơ đấu thầu. B. Thanh toán bảo hiểm nhân thọ.
  2. Kí kết hợp đồng lao động. D. Xác định nghề nghiệp tương lai.

Câu 10: Công dân tự ý mở điện thoại, đọc tin nhắn của người khác là vi phạm quyền nào sau đây?

  1. Quảng bá dịch vụ truyền dẫn. B. Điều chỉnh giá cước viễn thông.
  2. Tương tác qua hình thức trực tuyến. D. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.

Câu 11: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi được dùng để đo lường và biểu hiện

  1. Nhu cầu của người tiêu dùng. B. Công dụng của sản phẩm.
  2. Giá trị của hàng hóa. D. Thương hiệu của nhà sản xuất.

Câu 12: Công chức, viên chức có hành vi vi phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm

  1. Hình sự. B. Xin lỗi.                    C. Kỉ luật.               D. Dân sự.

Câu 13: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  2. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quy định phổ thông.

Câu 14: Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

  1. Trực tiếp. B. Phổ thông.                          C. Bỏ phiếu kín.                    D. Bình đẳng.

Câu 15: Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì pháp luật

  1. Dự kiến sửa đổi. B. Quy định phải làm. C. Chuẩn bị thử nghiệm.     D. Thăm dò dư luận.

Câu 16: Việc Nhà nước áp dụng hình thức điều trị y tế miễn phí (thông qua cấp bảo hiểm y tế miễn phí) cho toàn bộ người dân Việt Nam dưới 6 tuổi là thể hiện nội dung quyền nào sau đây của công dân?

  1. Được sáng tạo. B. Được phát triển. C. Được học tập.          D. Tự phản biện.

Câu 17: Theo quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân

  1. Không tách rời nhau. B. Không phụ thuộc nhau.
  2. Không quan hệ nhau. D. Không gắn liền nhau.

Câu 18: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

  1. Học không hạn chế. B. Học thường xuyên, học suốt đời.
  2. Học bất cứ nơi nào. D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 19: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

  1. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. Các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
  2. Các quy tắc quản lý nhà nước và xã hội. D. An ninh trật tự và an toàn xã hội.

Câu 20: Bịa đặt điều xấu để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

  1. Tính mạng và sức khỏe. B. Nhân phẩm, danh dự.
  2. Tinh thần của công dân. D. Thể chất của công dân.

Câu 21: Việc người sản xuất phân phối lại hàng hóa do sự biến động của giá cả trên thị trường là thể hiện tác động nào sau đây của quy luật giá trị?

  1. Bảo tồn các nguồn nguyên liệu. B. Triệt tiêu mọi loại hình cạnh tranh.
  2. Chia đều lợi nhuận thường niên. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Câu 22: Công chức, viên chức có hành vi vị phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật quy định phải

  1. Thay thế người bảo trợ. B. Chịu trách nhiệm kỉ luật.
  2. Từ chối quyền thừa kế tài sản. D. Hủy bỏ mọi quan hệ dân sự.

Câu 23: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi cần

  1. Xác minh địa giới hành chính. B. Tiến hành điều tra tội phạm.
  2. Sử dụng dịch vụ chuyển phát. D. Tìm hiểu cước phí viễn thông.

Câu 24: Trong kinh doanh, cá nhân, tổ chức chủ động trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

  1. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
  2. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

  1. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp.
  2. Những học sinh là con thương binh, bệnh binh được miễn giảm học phí.
  3. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
  4. Học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

  1. Tham khảo dịch vụ trực tuyến. B. Đóng góp ý kiến xây dựng thôn.
  2. Đăng kí hiến máu nhân đạo. D. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

Câu 27: Việc nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Việc làm này thể hiện

  1. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập giữa các dân tộc.
  2. Quyền bình đẳng về tiếp cận văn hóa giữa các dân tộc.
  3. Quyền bình đẳng về chế độ học tập giữa các dân tộc.
  4. Quyền bình đẳng về chính sách ưu đãi giữa các dân tộc.

Câu 28: Theo quy luật giá trị, việc trao đổi hàng hóa trên thị trường được thực hiện theo

  1. Nguyên tắc ngang giá. B. Thời gian lao động cá biệt.
  2. Tỉ lệ giảm dần đều. D. Chiều hướng tăng lên.

Câu 29: Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc

  1. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Công khai.                D. Trực tiếp.

Câu 30: Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận khi tự mình

  1. Công khai bí mật quốc gia. B. Chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng.
  2. Bộc lộ mọi tin tức nội bộ. D. Trình bày ý kiến trong cuộc họp.

Câu 31: Trong dịp bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, anh A và anh B cùng vui vẻ đi bầu cử để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đến nơi nhận phiếu bầu, anh S là nhân viên tổ bầu cử đã yêu cầu hai anh bỏ phiếu cho anh X trong danh sách ứng cử viên vì anh X là người họ hàng của mình nhưng  bị hai anh A và B từ chối. Trong trường hợp này anh S đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

  1. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp.                  D. Bỏ phiếu kín.

Câu 32: Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, anh K phải trì hoãn thời gian trả nợ số tiền 100 triệu đồng đã vay của chị P. Phát hiện chị P đưa chuyện này lên mạng xã hội, anh K đón đường đánh chị gãy chân. Anh K đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

  1. Được bảo đảm bí mật đời tư cá nhân. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  2. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về danh tính.

Câu 33: Anh A đã cầm cố chiệc xe máy SH của mình để vay của anh S chủ một cơ sở cầm đồ với số tiền 100 triệu đồng nặng lãi để trả nợ tiền thua cá độ bóng đá. Đến hạn trả nợ, do anh A chưa có khả năng thanh toán, anh S đã sít nợ chiếc xe SH và đòi thêm 50 triệu, nhưng bị anh A phản đối. Anh S đã sai đàn em chuyên đi đòi nợ thuê của mình đến nhà để đe dọa giết, anh A rất sợ nên đã liên hệ với anh Y là chủ một cửa hàng kinh doanh hàng đồ điện tử gần nhà mình để vay tiền. Sau khi biết lý do, anh Y đề nghị anh A cho mình thuê lại mảnh đất vườn nhà anh A với thời hạn 5 năm để làm kho chứa đồ, đổi lại anh Y sẽ chuyển cho anh A số tiền thuê đất trong 5 năm là 100 triệu đồng để anh trả nợ nên được anh A đồng ý. Sau đó anh A phát hiện, anh Y đã tổ chức cho một số thợ thu mua máy điện thoại cũ, cục sạc pin hỏng để tái chế, dán nhãn mác mới để bán cùng giá với hàng thật. Anh A đã dùng chuyện ngày để ép anh Y trả lại đất cho mình, anh Y đồng ý với điều kiện anh A phải trả lại tiền thuê đất trước đó. Anh A không trả nên hai người xảy ra mâu thuẫn, xô sát. Thấy to tiếng, em trai của anh A là K gần nhà chạy sang, thấy anh trai của mình ngã dưới sân, liền xông vào đánh anh Y chảy máu đầu. Anh A thấy vậy, vội gọi thêm người đem anh Y đi cấp cứu. Vì quá vội đem anh Y đến bệnh viện, anh A quên không đội mũ bảo hiểm, bị anh B cảnh sát giao thông nhắc nhở và xử phạt. Bực quá, anh A nói lại vài câu, thì anh B bắt thêm tội chống người thi hành công vụ và một lỗi khác nữa. Những ai dưới đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo?

  1. Anh A và anh Y. B. Anh A, anh S và anh T.
  2. Anh A, anh Y và anh T. D. Anh S, anh Y và anh T.

Câu 34: Anh X là con cả trong gia đình, sau khi cha mẹ qua đời, anh X và vợ đã gọi em gái là K đến bàn bạc về việc phân chia tài sản. Vì là con cả nên anh X cùng vợ mình là chị V nhận ngôi nhà của cha mẹ để lại dùng vào việc buôn bán hàng tạp hóa, vào những dịp tết thì vợ chồng anh X có lấy thêm ít rượu ngoại và pháo nhập lậu về bán. Còn 100 triệu đồng của cha mẹ để lại thì chia cho em gái là chị K, cùng với trách nhiệm phải tổ chức các đợt cúng giỗ cho cha mẹ hàng năm. Bất bình vì điều đó chị K đã kể với chồng là H và anh H đã thuê người đến để đánh anh X về việc phân chia tài sản hậu quả là anh X bị gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình vừa vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh?

  1. Anh X, chị K và anh H. B. Anh X và chị K.
  2. Anh X và vợ. D. Anh X và chị V.

Câu 35: Anh M chủ một cửa hàng chuyên nhập thực phẩm từ bà K để chế biến thức ăn cung cấp cho trường mầm non X. Phát hiện nguyên nhân toàn bộ học sinh của trường ngộ độc là do thịt bị nhiễm khuẩn dù bà K đã biết trước việc này, anh M yêu cầu bà K cùng mình chịu trách nhiệm. Khi bà K từ chối, anh M đã đánh bà gãy chân tỷ lệ thương tật 12%. Anh M và bà K cùng phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

  1. Hình sự và dân sự. B. Hành chính và kỉ luật.
  2. Hành chính và dân sự. D. Hình sự và kỉ luật.

Câu 36: Sau khi đến cơ quan làm việc, do có hợp đồng tư vấn bảo hiểm cần hoàn thiện gấp, anh Q rủ anh H đi ra quán cà phê cùng mình. Để tiết kiệm thời gian và ngại đi đường vòng, nên để đến quán thì anh Q và anh H đã điều khiển xe máy đi vào đường ngược chiều, không may anh Q đã va chạm với chị N đang đi trên đường. Thấy anh H và anh Q không dựng xe cho chị N mà còn quát nạt chị, ông P là lái xe ôm gần đó ra can ngăn nhưng anh Q và anh H không dừng lại mà còn xúc phạm ông P. Quá bức xúc, ông P đã đánh anh Q và anh H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỉ luật, vừa vi phạm hành chính?

  1. Anh Q, anh H và ông P. B. Chị N và ông P.
  2. Anh Q và anh H. D. Anh Q, anh H và chị N.

Câu 37: Bạn X là một học sinh người dân tộc S, X rất ham học và học rất giỏi. Ước mơ của em sau này là đi học sư phạm để trở thành cô giáo về dạy chữ cho các em nhỏ của đồng bào mình. Nhưng đang học phổ thông thì bố mẹ X bắt phải nghỉ học để lấy chồng vì cho rằng con gái không cần học cao. Việc làm của bố mẹ X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh

  1. Kinh tế. B. Chính trị. C. Giáo dục.                  D. Văn hóa.

Câu 38: Trường tiểu học X tổ chức khám sức khỏe định kì cho học sinh. Trường tiểu học X đã tạo điều kiện để các em hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?

  1. Lựa chọn dịch vụ y tế. B. Thay đổi loại hình bảo hiểm.
  2. Tự do tiếp cận dịch vụ công. D. Tiếp nhận nguồn trợ cấp xã hội.

Câu 39: Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc một số người đã tiếp tay cho các đối tượng người nước ngoài nhập cảnh trái phép làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Cơ quan chức năng sau khi củng cố hồ sơ, đã khởi tố hình sự và bắt tạm giam các đối tượng liên quan để tiến hành điều tra và đưa ra xét xử. Việc làm này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  2. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính giáo dục của pháp luật.

Câu 40: Anh Q và chị Y cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng X, thuộc địa bàn huyện Z. Vì có quan hệ tình cảm với chị Y nên anh M lãnh đạo cơ quan chức năng đã yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh Q và cấp phép cho chị Y. Vô tình chị P để lộ thông tin này, anh Q tức giận rủ anh D đến đập phá nhà và mắng chửi anh M rất thậm tệ. Đồng thời anh Q còn thuê bà C tung tin chị Y có quan hệ bất chính với anh M khiến chị L vợ anh anh M đòi ly hôn. Những ai dưới đây vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vừa vi phạm quyền bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân?

  1. Anh Qvà chị Y. B. Anh M và anh D. C. Anh Q và anh D.      D. Anh K và bà C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề Công dân thi thử tốt nghiệp THPTQG năm 2023 các trường chất lượng - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay