Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 12

Bộ đề thi thử tham khảo môn công dân THPTQG năm học 2023 THPT thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập cho học sinh để chuẩn bị kiến thức tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi với dạng câu hỏi quen thuộc, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Dưới đây là đề thi thử mới, mời thầy cô và các em tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 12
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 12
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 12
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 12
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 12
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 12
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 12
Đề thi thử công dân tốt nghiệp THPTQG 2023 tham khảo 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ

(Đề thi có 09 trang)

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………………………….

Số báo danh: …………………………………………………..

 

Câu 1: Hồ Chí Minh nói: “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền” là nói đến công dân bình

đẳng:

  1. về trách nhiệm pháp lí.
  2. về nghĩa vụ.
  3. trước pháp luật.
  4. về quyền.

Câu 2: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

  1. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
  2. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.
  3. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.
  4. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.

Câu 3: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

  1. Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh.
  2. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề.
  3. Đăng kiểm xe ô tô đúng thời hạn.
  4. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.

Câu 4: Để giao kết hợp đồng lao động với công ty B, anh G cần phải tuân thủ vào nguyên tắc nào dưới đây?

  1. Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
  2. Dân chủ, công băng, văn minh.
  3. Tích cực, chủ động, hội nhập.
  4. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 5: Chị Q sử dụng vỉa hè để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức

nào dưới đây?

  1. Áp dụng pháp luật.
  2. Sử dụng pháp luật.
  3. Tuân thủ pháp luật.
  4. Thi hành pháp luật.

Câu 6: Theo luật Hôn nhân và gia đình thì con có thể tự quản lí tài sản riêng của mình hoặc nhờ

cha mẹ quản lí khi đủ bao nhiêu trở lên?

  1. l5 tuổi.
  2. l6 tuổi.
  3. l7 tuổi.
  4. 18 tuổi.

Câu 7: Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động, hệ thống bình chứa

và:

  1. nguyên liệu sản xuất.
  2. đối tượng sản xuất.
  3. kiến trúc thượng tầng.
  4. kết cấu hạ tầng.

Câu 8: Câu Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh P đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

  1. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
  2. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội.
  3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  4. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.

Câu 9: Sau khi tốt nghiệp đại học, H, K, L đã cùng nhau góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc làm của 3 người là thể hiện nội dung nào về bình đẳng trong kinh doanh?

  1. Tự chủ đăng ký kinh doanh.
  2. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
  3. Tự do mở rộng ngành nghề kinh doanh.
  4. Tự do mở rộng quy mô kinh doanh.

Câu 10: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  1. Sử dụng pháp luật.
  2. Áp dụng pháp luật.
  3. Thị hành pháp luật.
  4. Tôn trọng pháp luật.

Câu 11: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, muốn thu được nhiều lợi nhuận, các chủ thể kinh tế cần vận dụng tác động của quy luật giá trị để:

  1. triệt tiêu nguồn vốn viện trợ.
  2. giảm chí phí sản xuất.
  3. tăng thời gian lao động cá biệt.
  4. bảo mật mức thuế thu nhập.

Câu 12: Anh H được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh

H thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh

doanh. Anh H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  1. Hình sự.
  2. Dân sự.
  3. Hành chính.
  4. Ki luật.

Câu 13: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vị phạm pháp luật hành chính?

  1. Hút thuốc lá nơi công cộng.
  2. Tổ chức sản xuất ma túy
  3. Chống phá chính quyền nhân dân.
  4. Bắt cóc con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.

Câu 14: Lợi dụng khi ông T giám đốc đi công tác dài ngày, chị P thường xuyên đi làm muộn về

sớm, tranh thủ bán hàng online trong giờ làm việc đê tăng thêm thu nhập. Chị P đã vi phạm pháp

luật nào dưới đây?

A,. Ki luật.

  1. Hành chính.
  2. Dân sự.
  3. Cơ quan.

Câu 15: Ông D viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chóng tai nạn thương tích cho người dân là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

  1. Tuân thủ pháp luật.
  2. Áp dụng pháp luật.
  3. Sử dụng pháp luật.
  4. Thi hành pháp luật.

Câu 16: Trường hợp nào sau đây là tài sản chung?

  1. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.
  2. Thu nhập hợp pháp được vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân.
  3. Tài sản được thừa kế riêng, tặng, cho riêng trong thời kì hôn nhân.
  4. Tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn.

Câu 17: Anh A vay thêm tiền để mua xe ô tô vào thời điểm thuế nhập khẩu mặt hàng này đang

giảm mạnh. Anh A đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung - cầu?

  1. Cung - cầu độc lập giá cả.
  2. Giá cả giảm thì cầu tăng.
  3. Giá cả tăng thi cầu giảm.
  4. Cung - cầu loại trừ giá cả.

Câu 18: Khi nói về bản chất của pháp luật, anh K khẳng định pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện. Nhưng chị H và chị X đều phản đối vì cho rằng điều này chỉ đúng trong các nhà nước trước đây chứ ở nước ta thì không đúng. Chị N đồng ý với anh K nhưng anh Ð nói thêm, pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội nên nó mang bản chất xã hội. Những

ai dưới đây đã hiểu đúng về bản chất của pháp luật?

  1. Chị H, chị X và anh Ð.
  2. Chị H và chị X.
  3. Anh K, anh Ð và chị N.
  4. Anh K và chị N.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?

  1. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
  2. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
  3. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
  4. Bình đẳng giữa những người sử dụng lao động.

Câu 20: Trường hợp bạn A đủ 16 tuổi nhưng không sử dụng xe trên 50cm là hình thức thực hiện

nào của pháp luật?

  1. Áp dụng pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật.
  3. Thi hành pháp luật.
  4. Sử dụng pháp luật.

Câu 21: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau,

nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây

của mỗi người?

  1. Khả năng về kinh tế, tài chính.
  2. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.
  3. Các mối quan hệ xã hội.
  4. Trình độ học vấn cao hay thấp.

Câu 22: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức

còn lại?

  1. Áp dụng pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật.
  3. Thi hành pháp luật.
  4. Sử dụng pháp luật.

Câu 23: Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, công dân đều xử sự phù hợp với quy định của pháp

luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  1. Giáo dục pháp luật.
  2. Ban hành pháp luật.
  3. Phổ biến pháp luật.
  4. Thực hiện pháp luật.

Câu 24: Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do:

  1. nhân dân ban hành.
  2. các đoàn thể quần chúng ban hành.
  3. Nhà nước ban hành.
  4. chính quyền các cấp ban hành.

Câu 25: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng:

  1. quyền lực nhà nước.
  2. tính tự giác của nhân dân.
  3. sức mạnh chuyên chính.
  4. tiềm lực tài chính quốc gia.

Câu 26: Văn bản đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để công dân hiểu và thực hiện đúng

pháp luật là phản ánh đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
  2. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  3. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  4. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 27: Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng đi cá độ bóng đá,

chị M bỏ nhà đi để lại đứa con mới 2 tuổi một mình. Nghe thấy cháu khóc, bà S mẹ anh H, đã sang

đưa cháu về nhà. Sau đó, bà gọi điện cho bà G, mẹ chị M, chửi bới, xúc phạm, đồng thời ép con

trai bỏ vợ. Khi chị M nhận giấy mời của tòa án lên giải quyết li hôn, ông K, bố chị M đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà S đuổi về. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình?

  1. Anh H, chị M và bà S.
  2. Anh H, chị M, bà G và ông K.
  3. Chị Y, chị M, anh H, bà M và bà S.
  4. Chị H, ông K, bà S, bà G.

Câu 28: Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp hành

chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính nghiêm minh.
  2. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  3. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  4. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 29: Để tìm việc làm phù hợp cho mình, anh D cần dựa vào nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

  1. Quyền lao động.
  2. Hợp đồng lao động.
  3. Tuyển dụng lao động.
  4. Lao động nam và nữ.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

  1. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
  2. Bình đẳng giữa người trong dòng tộc.
  3. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
  4. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

Câu 31: Anh S đi xe máy nhưng không mang theo bằng lái xe. Cảnh sát giao thông đã xử phạt

anh S. Việc làm của Cảnh sát giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính quy phạm phạm biến.
  2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  3. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  4. Tính bắt buộc thực hiện.

Câu 32: T học lớp 9 thường xuyên nghỉ học không có lí do. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết là

do gàn Tết nguyên đán nên bố mẹ T sản xuất rượu giả để bán kiếm lời và bắt T nghỉ học để tham

gia. Hành vi đó của bố mẹ T đã vi phạm quyền bình đẳng trong những lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Học tập, hôn nhân và gia đình.
  2. Hình sự, hôn nhân và gia đình.
  3. Hành chính, hôn nhân và gia đình.
  4. Lao động, hôn nhân và gia đình.

Câu 33: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật

là hình thức:

  1. sử dụng pháp luật.
  2. thi hành pháp luật.
  3. tuân thủ pháp luật.
  4. áp dụng pháp luật.

Câu 34: Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh?

  1. Tự do lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh.
  2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuất.
  3. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.
  4. Xúc tiến các hoạt động thương mại.

Câu 35: M đang học lớp 9 (15 tuổi), do yêu đương với N (22 tuổi) nên có thai, Ủy ban nhân dân

xã không cho đăng ký kết hôn, nhưng gia đình N muốn tổ chức đám cưới. Hỏi trong trường hợp

này ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự?

  1. Chi N.
  2. N và gia đình.
  3. M và N N.
  4. Chỉ M.

Câu 36: Công dân sử dụng pháp luật khi chủ động thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Trấn áp hoạt động biểu tình tự phát.
  2. Nộp thuế theo đúng quy định.
  3. Uỷ quyền thực hiện nghĩa vụ cử tri.
  4. Lan tỏa thông điệp 5K của Bộ y tế.

Câu 37: Nhận thấy nhu cầu mặt hàng trang trí nội thất trên thị trường ngày một tăng cao, anh T

đã nhập khẩu và phân phối khối lượng lớn sản phẩm này nên thu được nhiều lợi nhuận. Anh T đã

vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường?

  1. Thanh toán.
  2. Thẩm định.
  3. Thông tin
  4. Thực hiện.

Câu 38: Tranh thủ gia đình anh S đi vắng, H lén vào lấy trộm xe đạp điện. Bất ngờ, con trai anh S

đi về và phát hiện H đang dắt xe ra ngoài ngõ nên đã cùng bạn là D dùng hung khí đánh H trọng

thương. Vì lo cho con trai, anh S đã sơ cứu cho H yêu cầu H không nói ra sự thật. Ai sẽ phải chịu

trách nhiệm hình sự?

  1. H, con trai anh S và D.
  2. Bố con anh S, và H.
  3. Bố con anh S và D.
  4. H, bố con anh S và D.

Câu 39: Mọi người chủ động đến cơ quan chức năng để đăng ký tạm trú, tạm vắng là thuộc hình

thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

  1. Thi hành pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật.
  3. Sử dụng pháp luật.
  4. Áp dụng pháp luật.

Câu 40: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm

địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi

vào cuối tuần. Cô giáo H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  1. Tuân thủ pháp luật.
  2. Sử dụng pháp luật.
  3. Thi hành pháp luật.
  4. Áp dụng pháp luật.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề Công dân thi thử tốt nghiệp THPTQG năm 2023 các trường chất lượng - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay