Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 cánh diều. Cấu trúc của đề thi gồm: tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả kĩ thuật. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo tiếng việt 4 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác


 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. TIẾNG VIỆT (5 điểm)
  2. Đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau:

EM BÉ LIÊN LẠC

Treo cái túi vào cột, tôi ngồi xuống đất. Đang mải suy nghĩ thì một bóng người nho nhỏ chạy ùa vào như một cơn gió. Một em trai người mảnh khảnh, tay cầm một chiếc gậy bằng thanh tre. Em nói với Hoạt, tay đập đập cái gậy vào thân cột một cách nghịch ngợm:

– Em đến tìm anh Tĩnh, nhưng anh ấy sốt nặng, đang ăn cháo, anh ấy bảo: “Anh mệt quá, không đi được. Em nhờ anh Hoạt cử người thay anh nhé!”.

Và không chờ Hoạt trả lời, em vội khẩn khoản nói với Hoạt:

– Anh để em đưa các anh ấy đi nha anh. Em đưa được mà!

Tôi nhìn em: một em bé gầy gò, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ ra đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có cảm giác ngay là một em bé vừa thông minh vừa thật thà.

(Theo Vũ Cao)

Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai ?

  1. Anh Tĩnh.
  2. Em bé liên lạc.
  3. Nhân vật xưng “tôi”.

Câu 2. Em bé liên lạc có hình dáng như thế nào ?

  1. Mạnh khoẻ, gầy gò.
  2. Mảnh khảnh, gầy gò, nho nhỏ.
  3. Gầy yếu, nho nhỏ, nhanh nhẹn.

Câu 3: Em bé liên lạc làm những việc gì?

  1. Đi gặp anh Tĩnh và anh Hoạt.
  2. Đến nhờ anh Hoạt cử người giúp anh Tĩnh.
  3. Liên lạc, dẫn đường cho các chú bộ đội, du kích.

Câu 4. Em hình dung em bé liên lạc là người như thế nào?

  1. Thông minh, gan dạ, nhanh nhẹn.
  2. Nhanh nhẹn, bạo dạn, khoẻ mạnh.
  3. Gầy gò, nho nhỏ, nhanh nhẹn, dũng cảm.
  4. Luyện từ và câu

Câu 5. Em hãy nên tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau:

Thiếu nhi tham gia các công tác xã hội:

- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp và xóm làng.

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 6. Cho các từ sau: mùa xuân, chim én, hoa mai, thư viện, công viên, bác sĩ.

  1. Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào?
  2. Tìm 4 danh từ thuộc chủ đề trường học?

Câu 7. Cho đoạn thơ sau:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con”

(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)

  1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?
  2. Việc nhân hóa đó như thế nào?
  3. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa đó có tác dụng như thế nào?

 

  1. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Câu 8. Nghe – viết (2 điểm)

Áo của chim Thiên Đường

Ai cũng yêu quý người bạn tốt bụng nên chẳng mấy chốc Thiên Đường” đã có một chiếc tổ thật đẹp. Chẳng những thế, Chèo Bẻo còn nảy ra một ý định dễ thương, đem bàn với các bạn. Các bạn hết sức tán thưởng. Ngay lập tức, mỗi con chim rứt trên bộ cánh của mình một chiếc lông quý: chiếc màu đỏ thắm, chiếc màu vàng tươi, chiếc màu đen tuyền, chiếc xanh biếc,... gom góp lại thành một chiếc áo đem tặng Thiên Đường.

(Trần Hoài Dương).

Câu 9. Viết bài văn (3 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một bộ phim hoạt hình mà em đã xem (trong đó có sử dụng dấu ngoạc kép).

BÀI LÀM:

………………………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TH ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT – CÁNH DIỀU

  1. A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

b

b

c

a

Câu 5: Câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 6: Ý a đúng được 0,5 điểm; mỗi ý b đúng được 0,25 điểm.

  1. Các từ trên thuộc danh từ.
  2. Bảng, phấn, bàn, ghế.

Câu 7: Ý a, b đúng được 0,25 điểm; ý c đúng được 0,5 điểm

  1. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng là “chú mèo”.
  2. Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt như một em học sinh. Chú ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì và mang mẩu bánh mì đi ăn.
  3. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch của chú mèo.
  4. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 8

(2 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu

+ Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: 1 điểm

+ Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0, 25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,5 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 9

* Viết được bài văn có bố cục rõ ràng:

- Mở bài (0,5 điểm)

+ Giới thiệu về bộ phim mà em kể.

- Thân bài (1,25) điểm

+ Bộ phim có những nhân vật nào (con người, con vật, cây cối, đồ vật...)?

+ Em thích nhân vật nào trong bộ phim đó.

+ Hãy kể các hành động của nhân vật ấy.

+ Câu chuyện đem đến cho em điều gì? Ý nghĩa của bộ phim là gì?

- Kết bài (0,5 điểm)

+ Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về bộ phim đó.

* Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.

* Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.

* Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

2,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

 

 

4

 

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

1

 

 

 

3

3,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

2,0

Luyện viết đoạn văn

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

3,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

2

 

1

4

5

10,0

Điểm số

1

0,5

0,5

1,5

0,5

3

 

3

2

8

10,0

Tổng số điểm

1,5 điểm

15 %

2 điểm

20 %

3,5 điểm

35 %

3 điểm

30 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

 

 

Nhận biết

 

- Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài.

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

 

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học

 

1

 

C3

Vận dụng

- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật học chi tiết trong bài đọc.

 

1

 

C4

TỪ CÂU 5 – CÂU 7

3

 

 

 

 

 

 

 

2. Luyện từ và câu

 

 

Nhận biết

 

- Nêu được tác dụng của dâu gạch ngang.

- Xác định được từ loại danh từ.

- Nêu được hình ảnh nhân hóa.

3

 

C5

C6a

C7a

 

Thông hiểu

 

- Tìm được các danh từ theo chủ đề.

- Hiểu được hình ảnh được nhân hóa gắn với đời sống.

1

 

C6b

C7b

 

Vận dụng

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

1

 

C7b

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Vận dụng

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C8

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng cao

- Nắm được bố cục của một đoạn viết (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được bộ phim hoạt hình mà em đã xem.

- Nêu được ý nghĩa của bộ phim mà em đã xem.

- Vận dụng được các kiến thức đã học để nhận xét về bộ phim em đã xem.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C9

 

Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 cánh diều có ma trận

=> Giáo án tiếng việt 4 cánh diều

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 tiếng việt 4 cánh diều, đề thi cuối kì 1 tiếng việt 4 cánh diều, đề tiếng việt 4 sách cánh diều, đề thi tiếng việt 4 sách cánh diều mới

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay