Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều

Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn tiếng việt 4 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều
Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều
Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều
Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM

ĐỌC 3: VỆT PHẤN TRÊN MẶT BÀN

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn của tác giả nào?

  1. Tô Hoài.
  2. Nguyễn Nhật Ánh.
  3. Nguyễn Thị Kim Hòa.
  4. Nguyễn Ngọc Tư.

 

Câu 2: Đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý?

  1. Rất xinh đẹp.
  2. Có cái tên rất ngộ.
  3. Khó gần.
  4. Ít nói.

 

Câu 3: Minh có suy nghĩ gì khi cô giáo xếp Thi Ca ngồi cạnh mình?

  1. Tò mò và định bụng sẽ làm quen với bạn mới thật vui vẻ.
  2. Không thích bạn mới cho lắm.
  3. Thấy Thi Ca rất kì quặc.
  4. Không muốn làm quen với Thi Ca.

 

Câu 4: Thi Ca có mái tóc như thế nào?

  1. Xoăn tít.
  2. Thẳng tắp.
  3. Ngắn tũn.
  4. Xù lông nhím.

 

Câu 5: Điều gì làm cho Minh bực mình khi ngồi chung bàn với Thi Ca?

  1. Cùi chỏ của Thi Ca và cùi chỏ của Minh đụng nhau làm cho chữ của Minh bị lệch.
  2. Thi Ca cứ nói chuyện với các bạn làm Minh không tập trung học được.
  3. Thi Ca nói rất nhiều.
  4. Thi Ca suốt ngày châm chọc Minh.

 

Câu 6: Khi đang viết thì bị Thi Ca đụng vào tay, Minh đã làm những gì?

  1. Hất tay Thi Ca ra.
  2. Cáu giận và mắng Thi Ca thậm tệ.
  3. Kêu lên và chia đôi mặt bàn với Thi Ca.
  4. Bảo Thi Ca xin lỗi mình.

 

Câu 7: Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi bề mặt bàn để làm gì?

  1. Để cả hai không ai đụng vào nhau.
  2. Tạo ra một rào cản ngăn cách để Thi Ca không thể vượt qua đường kẻ.
  3. Để Thi Ca không chiếm chỗ của Minh.
  4. Tạo ra khoảng cách cho Minh.

 

Câu 8: Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại những gì?

  1. Những lần nói chuyện cùng với Thi Ca.
  2. Những lần cùng với Thi Ca gây lộn.
  3. Nhớ ra Thi Ca hay giấu tay mặt trong hộc bàn, ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh kẻ vạch đường phấn trắng.
  4. Nhớ về những lúc Thi Ca giúp đỡ mình làm bài tập.

 

Câu 9: Khi biết tin Thi Ca phải đi bệnh viện chữa tay, Minh có những thay đổi gì trong suy nghĩ và việc làm?

  1. Không ghét Thi Ca nữa.
  2. Mong bạn sớm đi học trở lại.
  3. Hối hận về hành động của mình và xóa vệt phấn trên mặt bàn.
  4. Cả B và C đều đúng.

 

Câu 10: Tay mặt nghĩa là gì?

  1. Bàn tay.
  2. Lòng bàn tay.
  3. Tay phải.
  4. Tay trái.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang viết?

  1. Vì Thi Ca muốn trêu Minh.
  2. Vì Thi Ca viết bằng tay trái.
  3. Vì Thi Ca rất hậu đậu.
  4. Vì Thi Ca không để ý.

 

Câu 2: Thi Ca có cảm xúc gì khi Minh lấy phấn chia đôi mặt bàn?

  1. Buồn tủi.
  2. Vui vẻ.
  3. Vô tư.
  4. Thờ ơ.

 

Câu 3: Thông điệp của câu chuyện là gì?

  1. Không nên quá ích kỉ.
  2. Ích kỉ là không tốt.
  3. Hãy thấu hiểu cho người khác.
  4. Đừng chỉ quan tâm tới người khác mà hãy nghĩ tới cảm nhận của mình.

 

Câu 4: Em có cảm nhận gì về nhân vật Minh trong câu chuyện trên?

  1. Là một người rất hiểu tâm lý người khác.
  2. Là một người không quan tâm đến ai.
  3. Là một người chỉ biết bản thân mình.
  4. Là một cậu bé hiếu động, bốc đồng nhưng hiểu chuyện.

 

Câu 5: Em có cảm nhận gì về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện trên?

  1. Là một cô bé yếu đuối.
  2. Là một cô bé nhút nhát, tự ti vì bệnh trên người mình.
  3. Là một cô bé tự tin.
  4. Là một cô bé ngỗ nghịch.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

  1. Đừng bận tâm đến chuyện của người khác quá nhiều.
  2. Quan tâm đến cảm xúc của người khác là điều rất quan trọng, không nên ích kỷ chỉ suy nghĩ đến cảm xúc của mình mà bỏ qua những người xung quanh.
  3. Phải biết yêu thương bản thân mình.
  4. Không được đánh giá người khác khi chỉ vừa mới gặp.

 

Câu 2: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về câu chuyện?

  1. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu ra không nên ích kỉ chỉ nghĩ đến mình.
  2. Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy biết quan tâm và thấu hiểu cho người khác.
  3. Câu chuyện muốn nói rằng không nên kì thị ngoại hình của người khác.
  4. Cả A và B.

 

Câu 3: Cho biết từ nào chỉ đặc điểm của sự vật trong câu sau?

Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn khi Minh vạch đường phấn trắng.

  1. Nhớ.
  2. Ánh mắt.
  3. Trắng.
  4. Phấn.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện nào dưới đây nói về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật.

  1. Cô bé được tặng quà.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Người tìm đường lên các vì sao.
  4. Nhà phát minh 6 tuổi.

 

Câu 2: Em sẽ nói những gì để vận động người thân cùng tham gia giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn ở lớp hoặc trường em?

  1. Tên, lớp bạn đang học và hoàn cảnh cụ thể của bạn.
  2. Những khó khăn bạn đang gặp phải.
  3. Mong muốn được người thân giúp đỡ bạn.
  4. Tất cả các đáp án trên.
Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều
Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều

=> Giáo án tiếng việt 4 cánh diều

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay