Giáo án âm nhạc 10 kết nối bài 1: Giới thiệu đàn guitar và kĩ thuật bấm, gảy trên dây 5, dây 4

Giáo án bài 1: Giới thiệu đàn guitar và kĩ thuật bấm, gảy trên dây 5, dây 4 âm nhạc 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của âm nhạc 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

 

PHẦN 2: PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

B – NHẠC CỤ

BÀI 1: GIỚI THIỆU ĐÀN GUITAR VÀ KĨ THUẬT BẤM, GẢY TRÊN DÂY 5, DÂY 4

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nắm được những kiến thức cơ bản của đàn guitar: tư thế ngồi, quy ước hai bàn tay.
  • Làm quen với một số nốt nhạc ở thế tay thứ nhất trên đàn guitar.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
  • Năng lực riêng:
  • Ôm đàn đúng tư thế, bấm, gảy dây đàn đúng kĩ thuật, đúng kí hiệu số ngón.
  • Thực hành được kĩ thuật bấm, gảy trên dây 5, dây 4 (với một số nốt nhạc ở thế tay thứ nhất).
  • Chơi được bản nhạc đơn giản trên dây 5, dây 4.
  1. Phẩm chất
  • Có thái độ tích cực và rèn luyện tính kiên trì, cố gắng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Âm nhạc 10, Giáo án.
  • File âm thanh và hình ảnh, video, bản nhạc Bài luyện tập số 1, nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Âm nhạc 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS làm quen với cây đàn guitar và nhận biết được một số loại đàn guitar.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem một video clip giới thiệu về các loại đàn guitar.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhận biết, phân biệt được một số loại đàn guitar.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một video clip (hoặc tranh ảnh) giới thiệu về ba loại đàn guitar.

https://www.youtube.com/watch?v=5khjAo-nZfs

- GV cho HS chia nhóm, thảo luận và nêu những điểm khác biệt của 3 loại đàn guitar.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh / video clip giới thiệu về đàn guitar.

- HS chia nhóm, thảo luận và nêu những điểm khác biệt của 3 loại đàn guitar.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những điểm khác biệt của 3 loại đàn guitar.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức: tóm lược các ý chính về bai loại đàn guitar:

+ Guitar classic: Đàn guitar được làm từ các loại gỗ chuyên dụng có hình dạng giống số 8, bề ngang của cần đàn rộng, gồm 19 phím bấm và sử dụng dây nilon. Thùng đàn có lỗ thoát âm.

+ Guitar acoustic: Đàn guitar được làm từ các loại gỗ chuyên dụng, hình dáng hơi giống đàn classic nhưng khác ở phần nửa dưới thân đàn, bề ngang của cần đàn cũng nhỏ hơn đàn classic, thường gồm 21 phím bấm và sử dụng dây kim loại.

+ Guitar electric (còn được gọi là đàn điện): Cấu tạo có nhiều điểm giống guitar classic và guitar acoustic. Tuy nhiên, guitar điện có thân đặc và không có lỗ thoát âm, sử dụng pickup để chuyển đổi rung động của dây đàn thành xung điện và tạo ra âm thanh. Đàn thường có từ 22 – 28 phím.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về đàn guitar và kĩ thuật bấm đàn qua Bài 1 – Giới thiệu đàn guitar và kĩ thuật bấm, gảy trên dây 5, dây 4.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Khám phá kiến thức mới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS nắm được cấu tạo đàn guitar, tên và thứ tự các dây trên đàn.

- HS nhận biết được các nốt nhạc cơ bản của thế tay thứ nhất.

- HS biết ngồi chơi đàn đúng tư thế (cổ điển và đệm hát).

- HS làm quen với kí hiệu hai bàn tay và kĩ thuật bấm, gảy.

- HS làm quen với một số nốt nhạc ở thế tay thứ nhất trên dây 5, dây 4.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng đàn guitar classic do đặc tính dễ dùng, không gặp nhiều khó khăn khi tập (dây nilon dễ bầm hơn so với dây kim loại).
  2. Sản phẩm học tập:

- HS trình bày được cấu tạo đàn guitar, tên, thứ tự các dây trên đàn và hệ thống phim bấm.

- HS ngồi chơi đàn đúng tư thế (cổ điển và đệm hát).

- HS nắm được kí hiệu hai bàn tay và bẩm, gảy dây đàn đúng kĩ thuật.

- HS thể hiện được một số nốt nhạc ở thế tay thứ nhất trên dây 5, dây 4.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu đàn guitar:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tham khảo SGK và internet, chia nhóm thảo luận:

+ Cấu tạo của đàn guitar (classic)

+ Thứ tự các dây đàn

- GV cho HS nhắc lại kiến thức về dòng kẻ phụ, yêu cầu các nhóm xác định tên của các nốt nhạc cơ bản của thế tay thứ nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và đọc thông tin trong SGK tr.66, 67.

- HS ôn lại kiến thức về dòng kẻ phụ, xác định tên của các nốt nhạc cơ bản của thế tay thứ nhất.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS nhắc lại kiến thức về dòng kẻ phụ, xác định tên của các nốt nhạc cơ bản của thế tay thứ nhất.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Nhiệm vụ 2: Tư thế ngồi chơi đàn guitar

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu 1 vài hình ảnh về tư thế ngồi chơi đàn guitar, hướng dẫn HS ôm đàn đúng tư thế, lưng luôn thẳng, các điểm tì chính xác

+ Tư thế ngồi chơi đàn guitar cổ điển

+ Tư thế ngồi chơi đàn guitar đệm hát

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK tr.67 kết hợp nghe GV giới thiệu thêm một số kiểu ngồi chơi đàn guitar.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hành các tư thế ngồi chơi đàn guitar.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát phần thực hành của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Nhiệm vụ 3:Vị trí hai tay và kĩ thuật bấm, gảy:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đặt tay lên đàn đúng vị trí, các ngón tay trái bấm vuông góc đàn, bàn tay phải khum tròn.

- GV cho các nhóm thực hành ôm đàn, tự nhận xét và chỉnh sửa cho nhau. GV quan sát, sửa sai cho HS (nếu có).

- GV thực hiện bấm, gảy mẫu cho HS. GV thực hiện động tác chậm, yêu cầu HS nhận xét về vị trí các ngón tay.

- GV yêu cầu HS xem hình về kí hiệu của hai bàn tay (SGK tr.68), thực hành đặt bàn tay lên đàn và bấm, gảy dây.

- GV hướng dẫn HS bấm vuông góc với phím đàn và giữ yên cổ tay, chỉ sử dụng lực từ các khớp ngón tay.

- HS thực hành bấm phím theo hướng dẫn của GV.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.68 để nắm được vị trí hai tay trên đàn guitar và kĩ thuật bấm, gảy.

- HS thực hành bấm phím đàn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày về vị trí hai bàn tay trên đàn guitar và kĩ thuật bấm, gảy.

- GV mời 1 – 2 HS thực hành bấm phím đàn trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Nhiệm vụ 4: Một số nốt nhạc ở thế tay thứ nhất trên dây 5, dây 4

- GV yêu cầu HS nêu quy ước của thế tay thứ nhất, từ đó có thể cho HS nêu ý kiến về quy ước thế tay thứ hai, thế tay thứ ba.

- GV cho HS xem hình minh hoạ các nốt trên dây 5, dây 4, gảy trên đàn để HS nhận biết vị trí nốt nhạc.

- GV yêu cầu HS đọc tên và chỉ ra vị trí các nốt nhạc trên đàn.

- GV thực hiện làm mẫu cho HS các bài thực hành:

+ Bài thực hành trên day 5, dây 4:

+ Bài thực hành thế tay thứ nhất trên dây 5, dây 4:

- GV hướng dẫn HS chia câu nhạc, tiết nhạc.

- GV yêu cầu HS đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu các bài thực hành.

- GV thực hiện chậm từng nốt nhạc và yêu cầu HS gảy theo, khi HS đã bấm, gảy chính xác, cho HS thực hành từng tiết nhạc và ghép câu nhạc.

- Tuỳ theo mức độ tiếp nhận của HS, GV có thể cho HS luyện ngón thêm để luyện tập bấm, gảy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và đọc thông tin trong SGK 68, 69 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc tên và chỉ ra vị trí các nốt nhạc trên đàn.

+ Chia câu nhạc, tiết nhạc.

+ Đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu các bài thực hành.

 - HS quan sát, lắng nghe GV làm mẫu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thực hành trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Khám phá kiến thức mới

1. Giới thiệu đàn guitar và các nốt nhạc trên đàn

a. Cấu tạo: Đàn guitar gồm có 9 bộ phận:

- Đầu cần đàn.

- Khóa chỉnh dây.

- Lược đàn.

- Cần đàn.

- Phím đàn.

- Thùng đàn.

- Lỗ thoát âm.

- Ngựa đàn.

- Dây đàn.

b. Thứ tự các dây đàn guitar

- Dây 1: Mi (dây mỏng nhất).

- Dây 2: Si.

- Dây 3: Son.

- Dây 4: Rê.

- Dây 5: La.

- Dây 6: Mi (dây dày nhất)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tư thế ngồi chơi đàn guitar

- Tư thế cổ điển: Bàn chân trái đặt lên ghế kê chân, ôm đàn theo 4 điểm tì: đùi trái, đùi phải, ngực và tay trái.

- Tư thế đệm hát: chân phải vắt sang chân trái, ôm đàn theo 3 điểm tì: đùi phải, ngực và tay phải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Vị trí hai bàn tay trên guitar và kĩ thuật bấm, gảy

- Quy ước về kí hiệu cho các ngón tay khi chơi đàn guitar:

+ Tay trái: ngon trỏ (1), ngón giữa (2), ngón áp út (3), ngón út (4).

+ Tay phải: ngón cái (p), ngón trỏ (i), ngón giữa (m), ngón áp út (a).

- Vị trí bàn tay:

+ Bàn tay trái: khum tròn, ngón cái đặt phía sau cần đàn, các ngón bấm vuông góc với phím đàn, vị trí bấm ở trong phím đàn.

+ Bàn tay phải (kĩ thuật gảy móc dây): khum tròn, gảy dây bằng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út. Khi gảy dây, cổ tay thẳng, lực gảy xuất phát từ các khớp ngón tay.

- Các lưu ý khác:

+ Khi bấm: bấm vuông góc với phím đàn. Vị trí bẩm có thể ở trong phím nhưng do đặc thù của đàn guitar, không nên bấm ở đầu phím (vì tốn lực) mà nên bấm ở gần vị trí miếng kim loại ngăn phím. Vị trí bám đó sẽ giúp người chơi không phải dùng quá nhiều lực, âm thanh rõ ràng, tròn trịa hơn, không bị tạp âm.

+ Khi gảy: giữ yên cổ tay, chỉ sử dụng lực từ các khớp ngón tay. Điều này sẽ giúp cho người chơi cải thiện về tốc độ, kéo dài thời gian chơi đàn.

 

4. Một số nốt nhạc ở thế tay thứ nhất trên dây 5, dây 4

- HS thực hành từng tiết nhạc và ghép câu nhạc.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay