Giáo án bài 5: Thành tựu mĩ thuật trung đại thế giới (2 tiết)
Giáo án bài 5: Thành tựu mĩ thuật trung đại thế giới (2 tiết) sách mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: =>
Xem video về mẫu Giáo án bài 5: Thành tựu mĩ thuật trung đại thế giới (2 tiết)
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: MĨ THUẬT TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI
BÀI 5: THÀNH TỰU MĨ THUẬT TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI
(2 tiết)
- MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
- Mục tiêu:
- Biết được một số tác giả, tác phẩm nghệ thuật thời trung đại.
- Nhận biết được những thành tựu và tác động của kĩ thuật, chất liệu đến mĩ thuật thời trung đại.
- Biết sử dụng luật xa gần và các nguyên lí tạo hình để tạo được sản phẩm mĩ thuật.
- Cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm trung đại thế giới.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
- Giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.
- Năng lực mĩ thuật:
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm mĩ thuật trung đại; nắm bắt được thành tựu mĩ thuật trung đại như luật xa gần, giải phẫu tạo hình và chất liệu sơn dầu.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành ứng dụng luật xa gần; hiểu và phân tích được đường chân trời và điểm tụ trong bài thực hành của bạn.
- Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển của sản phẩm bằng những chất liệu khác.
- Biết giới thiệu và phân tích tác giả, tác phẩm thời trung đại.
- 3. Phẩm chất
- Cảm nhận được vẻ đẹp tạo hình qua tác phẩm mĩ thuật trung đại, biết ứng dụng thành tựu nghệ thuật trung đại trong thực hành sáng tạo vào cuộc sống.
- Biết cách sử dụng, bảo quản vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị truyền thống từ việc học tập và tìm hiểu về nghệ thuật trung đại thế giới.
- Xây dựng tình thân yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
- Thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng.
- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
- PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
- Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Một số ảnh chụp tác phẩm, tư liệu tác giả mĩ thuật thời trung đại.
- Tranh chân dung thời kì trung đại, sản phẩm mĩ thuật và bài vẽ chân dung của HS (có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm tranh, ảnh,… liên quan đến bài học).
- Phương tiện hỗ trợ (nếu có)
- Đối với học sinh
- SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa màu vẽ, bút vẽ, đất nặn và một số chất liệu tổng hợp khác.
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
- IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Hiểu biết ban đầu của HS về các họa sĩ thời trung đại.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số họa sĩ tiêu biểu của mĩ thuật trung đại thế giới. Nêu một số hiểu biết của em về các họa sĩ đó.
- GV gợi mở để HS nêu cảm nhận về tác phẩm trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi:
+ Họa sĩ Leonardo de Vinci (1452 - 1519): Ông là một hoạ sĩ, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kĩ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Ông là tác giả của những bức hoạ nổi tiếng như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng.
Họa sĩ Leonardo da Vinci
Những tác phẩm của Leonardo da Vinci (Bữa ăn tối cuối cùng và Mona Lisa)
+ Hoạ sĩ Giotto di Bondone (1267 - 1337): Ông được biết đến với cái tên đơn giản là Giotto, là một hoạ sĩ, nghệ sĩ ghép mảnh và kiến trúc sư người Ý. Ông được coi như một trong những hoạ sĩ vĩ đại nhất thời kì Phục hưng Ý. Sáng tác của ông là các câu chuyện tôn giáo sinh động. Thiên nhiên, con người được chú ý và được diễn tả trong một khung cảnh cụ thể, khoáng đạt, chặt chẽ và thể hiện được khát vọng hiện thực sâu sắc. Các tác phẩm bích họa của ông cho nhà thờ Scrovegni Chapel ở Padua, thường được gọi là Arena Chapel, hoàn thành khoảng năm 1305, mô tả cuộc đời của Maria và Jesus. Đây được coi là một trong những kiệt tác của thời kỳ đầu Phục Hưng.
Tượng Giotto di Bondone gần Uffizi (Italia.)
Những tác phẩm của Giotto di Bondone
+ Hoạ sĩ Michelangelo (1475 - 1564): là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Ý. Dù ít có những đột phá bên ngoài nghệ thuật, sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực đạt tới tầm mức khiến ông được coi là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục hưng, cùng với đối thủ kiêm bạn bè Leonardo da Vinci. Dù ông không được đánh giá nhiều trong hội họa, Michelangelo cũng đã tạo ra hai trong các tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất thuộc thể loại bích họa trong lịch sử Nghệ thuật phương Tây: Cảnh Thiên Chúa sáng thế trên trần Nhà nguyện Sistine và Sự phán xét cuối cùng trên bức tường bệ án thờ Nhà nguyện Sistine ở Roma.
Chân dung Michelangelo vẽ bằng phấn của Daniele da Volterra
Sự phán xét cuối cùng
Michelangelo đã vẽ trên trần Nhà nguyện Sistine
+ Hoạ sĩ Raphael Santi (1483 - 1520): Ông là họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng người Ý. Cùng với Michelangelo và Leonardo da Vinci, ông hình thành bộ ba bậc thầy vĩ đại vào thời đó. Raphael là một họa sĩ rất năng suất, ông có một xưởng vẽ rất lớn, và bất chấp cái chết khá sớm của ông ở tuổi 37, đã để lại một khối lượng lớn các tác phẩm. Nhiều tác phẩm của ông được tìm thấy trong tòa thánh Vatican, nơi những bức bích họa trong Dãy phòng Raffaello ở ngay trung tâm, và đây cũng là các tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Các tác phẩm nổi tiếng nhất là Trường phái Athena trong tòa nhà Vatican Stanza della Segnatura.
Chân dung bán thân của Raphael
Tác phẩm Trường phái Athena cảu Raphael
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỹ thuật trung đại thế giới đã để lại rất thành tựu vĩ đại cho lịch sử hội họa thế giới. Vậy để tìm hiểu những đặc điểm của hội hoa vào thời kì đó có gì đặc biệt, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Thành tựu mĩ thuật trung đại thế giới.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình ảnh minh họa, tác phẩm mĩ thuật thời trung đại để nhận biết tác giả tiêu biểu và những thành tựu nghệ thuật trung đại (sơn dầu, giải phẫu tạo hình, bích họa, luật xa gần,…)
- Nội dung:
- HS quan sát các hình ảnh minh họa về tác giả, tác phẩm mĩ thuật thời trung đại trong SGK – tr.22,23, qua đó, nhận thức và trình bày về thành tựu mĩ thuật trung đại.
- Tìm hiểu mĩ thuật trung đại qua một số tác phẩm của họa sĩ tiêu biểu trên thế giới.
- GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề trong SGK – tr.23.
- Sản phẩm học tập:
- HS nhận thức, có kiến thức về luật xa gần, giải phẫu, chất liệu sơn dầu,…
- HS hình thành ý tưởng thể hiện sản phẩm mĩ thuật gắn với chủ đề.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về một số thành tựu mĩ thuật thời trung đại thế giới, - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK – tr.22, 23, đọc thông tin, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu những hiểu biết của em về chất liệu sơn dầu. Chất liệu sơn dầu ra đời như thế nào? Chất liệu sơn dầu có đặc điểm gì? + Nhóm 2: Nêu những hiểu biết của em về giải phẫu tạo hình. Giải phẫu tạo hình giúp gì cho các họa sĩ và nhà điêu khắc? + Nhóm 3: Nêu những hiểu biết của em về bích họa. Bích họa là gì? + Nhóm 4: Luật xã gần được thể hiện trong tác phẩm như thế nào? - GV triển khai hoạt động quan sát và hướng dẫn HS tìm hiểu về thành tựu mĩ thuật trung đại được thể hiện trong các tác phẩm tiêu biểu trên thế giới. - GV kết luận: Mĩ thuật trung đại thế giới ghi nhận sự phát triển và hoàn thiện các kĩ thuật và lí thuyết trong nghệ thuật hội họa, điêu khắc như: luật xa gần, giải phẫu, chất liệu và kĩ thuật vẽ sơn dầu, nghệ thuật in sách,… mở ra một cách tiếp cận mới về nghệ thuật, về vẻ đẹp của thế giới, về tình yêu và lí tưởng sống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh minh họa, tác phẩm mĩ thuật– SGK tr.22, 23, qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện sản SPMT. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV kết luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày hiểu biết về các thành tựu mĩ thuật thời trung đại thế giới. - GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát và nhận thức * Sơn dầu: - Hoàn cảnh ra đời: họa sĩ Jan van Eyck (1390 – 1441) chính là người đầu tiên phát minh, sử dụng và phát triển kĩ thuật vẽ sơn dầu. - Đặc điểm: loại màu được làm từ bột màu nghiền với dầu lanh (dầu cây gai, dầu từ hạt óc chó và một số chất khác). * Giải phẫu tạo hình: - Giải phẫu tạo hình giúp họa sĩ, nhà điêu khắc hiểu rõ và nắm được tỉ lệ, đặc điểm, cấu trúc, hình khối toàn bộ và các bộ phận của cơ thể con người. * Bích họa: - Khái niệm: là một hình thức vẽ tranh trên tường trong trang trí nội, ngoại thất. - Để thực hiện, người ta sử dụng màu nghiền với nước vẽ trên bề mặt vữa còn ướt. * Luật xa gần: - Là một phát hiện quan trọng trong nghệ thuật hội họa. - Là phương pháp đơn giản nhất làm cho các đối tượng có cảm giác ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)