Giáo án và PPT đồng bộ Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo Bản 2
Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo - Bản 2. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Mĩ thuật 7 bản 2 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 7 BẢN 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 1: BÌNH HOA TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT
BÀI 1: TRANH CHÂN DUNG
tiết)
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
- Mục tiêu:
- Biết quan sát, ghi nhận và tái hiện hình ảnh tĩnh vật.
- Xác định và diễn tả được nguồn sáng trên tranh tĩnh vật.
- Mô phỏng được đối tượng mẫu vẽ trong tranh tĩnh vật sát tỉ lệ, hài hòa về bố cục và màu sắc.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của ánh sáng, màu sắc, đường nét, không gian trong tranh tĩnh vật.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
- Giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.
- Năng lực mĩ thuật:
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của tĩnh vật, giá trị của tĩnh vật trong đời sống hàng ngày; nắm được những hình ảnh mang nét đặc trưng; ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp từ hình ảnh, màu sắc, sự chuyển động của tĩnh vật trong không gian thông qua nguồn sáng.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành tĩnh vật màu qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố nghệ thuật nét, mảng, màu,…; nhận thức được sự khác biệt giữa hình ảnh thực của tĩnh vật trong tự nhiên với hình được thể hiện trong tranh vẽ.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của một bức tranh tĩnh vật và nêu được những công dụng của tranh trong đời sống hàng ngày; nêu được hướng phát triển mở rộng thêm sản phẩm mĩ thuật bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
3. Phẩm chất
- Phát triển tình yêu thiên nhiên, đất nước, môi trường sống và ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
- Phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
- Biết cách sử dụng, bảo quản một số nguyên liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy, đất nặn,… trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập.
- Xây dựng tình thân, sự đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
- Biết chia sẻ chân thức suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét cá nhân.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
- Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Một số tranh tĩnh vật màu của họa sĩ.
- Tranh tĩnh vật màu của HS.
- Màu vẽ: lọ hoa và một vài quả có hình dạng đơn giản.
- Các bước hướng dẫn cách vẽ.
- Phương tiện hỗ trợ (nếu có)
- Đối với học sinh
- SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ, tẩy, đất nặn,…
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
- Màu vẽ lọ hoa và một số quả có hình dạng đơn giản như cam, táo, xoài,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Cảm nhận ban đầu của HS về các bức tranh tĩnh vật.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi quan sát bức tranh?
Bức tranh Hoa trà cổ - họa sĩ Nguyễn Hằng
- GV gợi mở để HS nêu cảm nhận về tác phẩm trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu.
+ Bức tranh vẽ một lọ hoa Trà cổ màu hồng tươi được cắm vào một lọ hoa màu hình con công. Gam màu chủ yếu của bức tranh là vàng và xanh để làm nổi bật màu đỏ của bông hoa trà cổ.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tranh tĩnh vật là những tranh được vẽ về những vật “tĩnh” như hoa quả, bình hoa, đồ vật được sắp xếp theo một bố cục đã định sẵn của họa sĩ và được tínht toán chiếu ánh sáng sao cho phù hợp để thể hiện để đồ vật hiện lên trên những bức tranh được nổi bật và nhất đẹp nhất, đó cũng là những cảm xúc riêng của mỗi loại sĩ. Vì vậy mặc dù tranh tĩnh vật thường mô tả những đồ vật giống như nhau, nhưng trên mỗi bức tranh của những họa sĩ khác nhau thường có những nét độc đáo riêng khác biệt. Vậy để tìm hiểu xem tranh tĩnh vật được vẽ như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vẽ tĩnh vật.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vẻ đẹp của tĩnh vật qua ảnh và tranh vẽ.
- Nội dung:
- HS quan sát các ảnh chụp, tranh vẽ tĩnh vật trong SGK (hoặc do GV sưu tầm chuẩn bị thêm). Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật và xây dựng được ý tưởng thể hiện sản phẩm mĩ thuật của mình.
- GV hướng dẫn HS quan sát và định hướng cho HS thông qua các gợi ý trong SGK, trang 6.
- Sản phẩm học tập:
- HS hình thành ý tưởng thể hiện tranh tĩnh vật màu.
- Tổ chức hoạt động:
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT MĨ THUẬT 7 BẢN 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 12: NGÀY HỘI THỜI TRANG
1. Quan sát và nhận thức
- Nội dung chủ đề của hình ảnh là gì?
- Thông điệp mà giá trị sử dụng của trang phục mang đến là gì?
- Sản phẩm trang phục được tạo nên từ vật liệu gì?
- Đặc điểm màu sắc, hình dáng của sản phẩm tạo cho người xem cảm giác như thế nào?
- Để thiết kế trang phục, chúng ta nên lựa chọn vật liệu như thế nào?
2. Luyện tập và sáng tạo
- Em hãy nêu các bước thiết kế một sản phẩm thời trang về chủ đề môi trường từ những vật liệu sẵn có?
3. Phân tích và đánh giá
- Nêu cảm nhận của em về sản phẩm mĩ thuật?
- Thông điệp về môi trường mà sản phẩm muốn gửi gắm là gì?
- Bố cục, màu sắc, chất liệu thể hiện như thế nào?
4. Vận dụng
- Thông qua các hoạt động nghệ thuật, người nghệ sĩ làm gì để tuyên truyền và chuyển tải thông điệp góp phần bảo vệ môi trường?
- Qua bài học, em thấy mình cần phải làm gì để chung tay bảo vệ môi trường?
- Trang phục là gì?
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2 (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2, soạn giáo án word và powerpoint Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời sáng tạo, soạn Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Mĩ thuật THCS