Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10

Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi ôn Lịch sử 10 dùng cho 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời , Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm: tóm tắt câu hỏi lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện năng cao, ôn thi HSG đạt kết quả cao. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10

CHỦ ĐỀ 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

 

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

I. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

  1. Khái niệm “lịch sử”, tính khách quan của hiện thực và nhận thức lịch sử
  2. Khái niệm “lịch sử”

- Khái niệm “lịch sử”:

+ Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

+ Là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

- Khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:

+ Hiện thực lịch sử:

  • Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
  • Ví dụ: Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc nỗi đau mất nước hơn mười thế kỉ, mở ra một kỉ nguyên mới, đưa dân tộc ta tiến vào thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập.

+ Nhận thức lịch sử:

  • Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
  • Ví dụ: Khi đánh giá về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam:
  • Đa số quan điểm cho rằng, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là nhờ điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Về chủ quan, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chuẩn bị 15 năm (1930 – 1945), khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta đã phát động quần chúng nhân dân chớp thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Về khách quan, đến giữa tháng 8/1945, phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại đã tạo điều kiện cho Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. Tronhg đó, nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định.
  • Tuy nhiên, có một số quan điểm của giới học giả tư sản cho rằng, Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi là một sự ăn may, chống vắng quyền lực. Đây là nhận định sai lầm về lịch sử.

- Khái niệm “sử học”: Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

  1. Tính khách quan của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

- Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, không phụ thuộc vào nhận thức của con người.

- Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian và nhận thức của con người. Nhận thức lịch sử vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan của mỗi người. Nhận thức lịch sử có tính chủ quan là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệum quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu,…

  1. Đối tượng nghiên cứu của Sử học. Chức năng và nhiệm vụ của Sử học
  2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học

- Là toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia, khu vực,…) trong quá khứ, diễn ra trong mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao,…

- Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép lịch sử, nhưng trong xã hội có giai cấp, quan niệm về đối tượng của Sử học lại khác biệt.

+ Sử học phương Đông thời kì cổ trung đại chủ yếu ghi chép hoạt động của vua, quan, triều đình.

+ Sử học mác-xít nghiên cứu về những hoạt động của con người trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự,…

à Mục tiêu chính của Sử học không chỉ đơn giản là ghi lại các sự kiện và hành động, mà còn cố gắng hiểu các tình huống trong quá khứ, bối cảnh, cũng như nguyên nhân của chúng để hiểu rõ hơn về hiện tại.

  1. Các chức năng của Sử học

- Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan.

- Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ.

  1. Nhiệm vụ của Sử học

- Trang bị tri thức khoa học, đó là những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng quá khứ.

- Giáo dục, nêu gương bằng cách hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn.

  1. Các nguyên tắc cơ bản của Sử học. Ý nghĩa của việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản của Sử học
  2. Các nguyên tắc cơ bản của Sử học

- Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử phải dựa vào cá nguồn sử liệu, phải khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều, không theo ý kiến chủ quan.

- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những điều đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch sự thật lịch sử.

- Nguyên tắc tiến bộ: từ thấu hiểu quá khứ, sử học hướng đến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

  1. Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản

- Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,…

- Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết.

- Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học tiến bộ và nhân văn.

  1. Các nguồn sử liệu

- Khái niệm nguồn sử liệu:

+ Là thông tin về hoạt động của con người trong quá khứ được lưu giữ ở nhiều dạng khác nhau.

+ Nếu không có sử liệu, nhà sử học không thể khôi phục được hiện thực lịch sử.

- Các nguồn sử liệu cơ bản: căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin.

+ Nguồn sử liệu sơ cấp: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu như: hồ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,….Nguồn sử liệu sơ cấp là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng quá khứ.

+ Nguồn sử liệu thứ cấp: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thức lịch sử. Nguồn sử liệu thứ cấp được coi là tài liệu tham khảo (đã thông qua quan điểm tiếp cận, nhận thức của con người).

  1. Các loại hình sử liệu cơ bản

- Sử liệu lời nói truyền khẩu: là sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,….được lưu truyền từ đời này sang đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử. Trong thời kì chưa có chữ viết, sử liệu truyền khẩu là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

- Sử liệu hiện vật: là nguồn sử liệu vật vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể.

- Sử liệu hình ảnh: là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gồm tranh, ảnh, băng hình,….

- Sử liệu thành văn: là nguồn sử liệu bằng chữ viết như sách, báo, bản ghi chép, nhật ký, hiệp ước, hiệp định,…

  1. Các phương pháp cơ bản của Sử học

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp lịch sử: tìm hiểu, khôi phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời, phát triển và suy vong), gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể,…

+ Phương pháp logic: tìm hiểu lịch sửe trong hình thức tổng quát để tìm ra cách đặc điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân – quả của lịch sử,…

- Phương pháp trình bày:

+ Phương pháp lịch đại: trình bày lịch sử theo thời gian trước – sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử.

+ Phương pháp đồng đại: trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mối liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào.

- Phương pháp tiếp cận: phương pháp tiếp cận liên ngành của Sử học khai tyhacs thông tin của nhiều ngành khoa học (Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn hóa học,…) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.

à Tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu hoặc trình bày thông tin lịch sử,…nhà sử học sẽ lựa chọn các phương pháp cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp mô tả lịch sử (phương pháp lịch sử) và phương pháp tìm ra đặc điểm khái quát chung (phương pháp logic) vẫn là các phương pháp chủ đạo.

II. TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

  1. Vai trò, ý nghĩa cử tri thức lịch sử. Liên hệ với nhận thức của người Việt Nam
  2. Vai trò

Tri thức lịch sử:

- Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.

- Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.

- Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

  1. Ý nghĩa

- Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Từ đó, giúp con người hiểu biết chính mình và thế giới.

- Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

- Giúp con người dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

  1. Liên hệ với nhận thức của người Việt Nam

- Để hiểu biết lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng, mỗi người Việt Nam cần phải có tri thức về lịch sử:

+ Có tri thức lịch sử mỗi người mới hiểu biết về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử. Muốn vậy, mỗi người cần phải học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.

+ Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội. Tri thức lịch sử trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội. Tri thức lịch sử góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng. Tri thức lịch sử là cơ sở để cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

- Tri thức lịch sử có ý nghĩa quan trọng, giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.

- Nhờ có tri thức lịch sử, con người đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

- Trên cơ sở những hiểu biết đúng và đầy đủ về quá trình lịch sử, tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai hoặc thay đổi được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

  1. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
  2. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng lịch sử quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới , lĩnh vực nghiên cứu mới,…Do vậy, những nhận thức về sự kiện và hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

- Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

  1. Kết nối tri thức lịch sử với đời sống đương đại

- Kiến thức lịch sử là những hiểu biết về các sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ. Đời sống đương đại là những gì diễn ra trong thời đại mà chúng ta đang sống, đang chứng kiến.

- Sử dụng tri thức lịch sử và thông qua tri thức lịch sử sẽ giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử  liên quan trong quá khứ. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.

à Như vậy, tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường,…. Chính vì vậy, nhiều nhà chính trị, nhà văn hóa, sử học nổi tiếng trên thế giới trong nước đã khẳng định sự cần thiết phải đưa kiến thức lịch sử vào cuộc sống.

  1. Tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử

- Để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử, cần phải dựa vào các nguồn sử liệu  từ quá khứ. Sử liệu đóng vai trò là cầu nối giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử.

- Khi dựa vào nguồn sử liệu từ quá khứ, cần phảu thu thập, xử lí thông tin về sử liệu. Đây là những khả năng quan trọng trong nghiên cứu cũng như học tập, tìm hiểu lịch sử.

- Thu thập sử liệu là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.

- Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp và thứ cấp; các loại hình sử liệu như lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn,….có thể thực hiện bằng phỏng vấn. sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã,…

- Xử lí thông tin và sử liệu:

+ Là quá trình phân loại, đạnh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được.

+ Xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Khái niệm lịch sử gắn với các yếu tố cơ bản nào? Để hiểu biết chính xác về một sự kiện lịch sử cần dựa vào các yếu tố nào? Vì sao?

Trả lời:

- Khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

- Để hiểu biết chính xác về một sự kiện lịch sử cần phải dựa vào hiện thực lịch sử. Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).

Ví dụ: Khi tìm hiểu về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, cần tìm hiểu về hiện thực lịch sử:

+ Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo đem quân vượt biển sang xâm lược ta. Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn, khẩn trưởng chuẩn bị chống quân xâm lược.

+ Cuối năm 938, đoàn thuyến chiến do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Nhân lúc thủy triều lên, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến sâu vào cửa sông. Lưu Hoằng Tháo cho quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.

+ Đợi khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công. Quân giặc thua to phải rút ra cửa biển, thuyền va vào cọc nhọn. Ta đem thuyền ra đánh, quân giặc hoảng loạn nhảy xuống sông, Lưu Hoằng Tháo tử trận.

+ Trận Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta – thời độc lập, tự chủ lâu dài.

à Đây là sự kiện diễn ra năm 938, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ nhà nghiên cứu lịch sử nào.

 

Câu 2. Hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Phân biệt đối tượng nghiên cứu của sử học phương Đông thời kì cổ đại và đối tượng nghiên cứu của sử học mác-xít.

Trả lời:

- Đối tượng nghiên cứu của sử học:

+ Gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,….) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao,…

+ Đối tượng nghiên cứu của sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép lịch sử, nhưng trong xã hội có giai cấp, quan niệm về đối tượng của Sử học lại khác biệt.

- Phân biệt:

+ Đối tượng của sử học phương Đông thời kì cổ trung đại chủ yếu ghi chép về hoạt động của vua, quan, triều đình.

Ví dụ: trong các triều đại phong kiến, sử học ghi chép lại những gì có liên quan đến nhà vua, đến triều đình, còn những chuyện liên quan đến nhân dân sự phát triển của nhân dân thì ít được quan tâm.

+ Sử học mác-xít nghiên cứu về những hoạt động của con người trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự,…

Ví dụ: Lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến thời chống Mỹ cứu nước là đối tượng của Sử học. Vì vậy, Sử học mác-xít nghiên cứu một cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,m văn hóa, quân sự,…

 

Câu 3. Hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khác quan”.

Trả lời:

Theo lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

- Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất một lần, nghĩa là tại một thời điểm lịch sử nhất định, lịch sử chỉ xảy ra một lần, không bao giờ có sự lặp lại.

- Khi nghiên cứu lịch sử phải dựa vào các nguồn tư liệu để khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác. Tuyệt đối không được dùng nhận thức lịch sử của cá nhân để phán xét lịch sử.

- Điều kiện tiên quyết để khôi phục lịch sử chính xác và cụ thể nhất đòi hỏi nhà sử học phải trung thực và có cái nhìn khách quan về lịch sử để tránh nhận thức lịch sử phiến diện, một chiều và chủ quan theo ý kiến của cá nhân.

à Như vậy, bất cứ ở thời kì lịch sử, sự trung thực và khách quan của nhà sử học cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu.

 

Câu 4. Trên cơ sở trình bày tóm tắt chức năng, nhiệm vụ của Sử học, hãy nêu ý nghĩa cảu đoạn trích bài trựa sách Đại Việt sử kí tục biên của Phạm Công Trứ.

“Vì sao phải viết quốc sử. Vì sử chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với Mặt trời, Mặt trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. Cho nên mới làm ra quốc sử”.

Trả lời:

- Tóm tắt chức năng, nhiệm vụ của Sử học:

+ Chức năng của Sử hoc:

·        Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan.

·        Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ.

+ Nhiệm vụ của Sử học:

·        Trang bị tri thức khoa học, đó là những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng quá khứ.

·        Giáo dục, nêu gương bằng cách hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ, nhân văn.

- Ý nghĩa của đoạn trích:

+ Đoạn trích cho ta thấy chức năng, nhiệm vụ của Sử học vô cùng lớn lao trong việc ghi chép lại lịch sử của một quốc gia, một dân tộc.

+ Đó là nhiệm vụ của lịch sử phải ghi chép lại những gì đã xảy ra trong quá khứ làm bài học để răn đê hậu thế.

 

Câu 5.

a. Các nguyên tắc cơ bản của Sử học là gì? Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản đó.

b. Theo em, câu chuyện Thôi Trữ giết vua phản ánh điều gì?

Trả lời:

a.

- Các nguyên tắc cơ bản của Sử học:

+ Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử phải dựa vào các nguồn sử liệu, phải khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều, không theo ý kiến chủ quan.

+ Nguyên tắc trung thực: nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử.

+ Nguyên tắc tiến bộ: từ thấu hiểu quá khứ, sử học hướng đến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:

+ Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,…

+ Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết sử.

+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học tiến bộ và nhân văn.

b. Câu chuyện Thôi Trữ giết vua phản ánh:

- Nguyên tắc phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải.

- Ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.

- Việc các quan viết sử đã viết đúng hiện thực lịch sử, dù bị chém đầu nhưng họ đã làm đúng bổn phận và trách nhiệm của mình.

 

Câu 6. Phân tích các nguồn sử liệu cơ bản trong nghiên cứu lịch sử.

Trả lời:

Các nguồn sử liệu cơ bản trong nghiên cứu lịch sử:

- Sử liệu lời nói – truyền khẩu:

+ Là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, ca dao, dân ca,…được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.

+ Trong thời kì chưa có chữ viết, sử liệu truyền khẩu là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

+ Ví dụ:

·        Để ca ngợi anh hùng Triệu Thị Trinh trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Ngô năm 248, nhân dân ta đã truyền miệng câu ca dao:

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

·        Các câu chuyện, truyền thuyết, cổ tích về cây đa, bến nước; sự hình thành một sự vật hoặc hiện tượng nào đó,….như Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh – Thủy Tinh,….; những câu chuyện về tấm gương của những người có công đối với quê hương đất nước như Thần Đồng đất Việt, Thánh Gióng,…

- Sử liệu hiện vật:

+ Là nguồn sử liệu hiện vật do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể.

+ Sử liệu hiện vật không chỉ là bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chững các tư liệu chữ viết.

+ Ví dụ: Thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Đông Sơn, công cụ đồ đá Núi Đọ (Thanh Hóa), Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thánh địa Mĩ Sơn, Kinh đô Huế, Thành nhà Hồ.

- Sử liệu hình ảnh:

+ Là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh gồm tranh, ảnh, băng hình,…

+ Ví dụ: những hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1969.

- Sử liệu thành văn:

+ Là nguồn sử liệu bằng chữ viết như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,….

+ Ví dụ:

·        Theo Cục Di sản văn hóa, vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) là người đề xướng dựng bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt. Đến nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 bia ghi rõ họ tên, quê quán của 1 304 nhà trí thức khoa bảng (85 trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; 283 hoàng giáp, 939 tiến sĩ).

·        Bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ năm 1965 và được công bố năm 1969.

 

Câu 7. Hãy phân tích vai trò và ý nghĩa của lịch sử đối với cuộc sống. Từ vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử, mỗi học sinh cần phải làm gì?

Trả lời:

- Vai trò và ý nghĩa của lịch sử đối với cuộc sống:

+ Khái niệm tri thức lịch sử: là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập và khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.

+ Vai trò của tri thức lịch sử đối với cá nhân và xã hội:

·        Trang bị những hiểu biết về quá khứ.

·        Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa.

·        Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

+ Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cá nhân và xã hội:

·        Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.

·        Giúp con người hiểu về chính mình và thế giới.

·        Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa cộng đồng và chung sống một thế giới đa dạng.

- Từ vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử, mỗi học sinh phải học tập lịch sử suốt đời vì:

+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng lịch sử quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

+ Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,…Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

- Liên hệ: Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

 

Câu 8. Hãy trình bày và phân tích sự cần thiết phải kết nối tri thức lịch sử với đời sống đương đại.

Trả lời:

- Khái niệm tri thức lịch sử và đời sống đương đại:

+ Trí thức lịch sử là những hiểu biết về các sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ.

+ Đời sống đương đại là những diễn ra trong thời đại mà chúng ta đang sống, đang chứng kiến.

- Sử dụng tri thức lịch sử và thông qua tri thức lịch sử sẽ giúp con người giải thích, hiểu rõ hợn về những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

+ Ví dụ: Khi nói về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), cần phải liên hệ với các cuộc cách mạng trước đó:

·        Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, bắt đầu khoảng năm 1750 – 1760 đến khoảng năm 1820 – 1840, tại nước Anh. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là máy móc chạy bằng hơi nước và sức nước ra đời.

·        Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, diễn ra từ nửa cuối thế kỉ XIX nhờ dầu mỏ và động cơ đốt trong. Thời kì này điện năng được sử dụng nhiều hơn và công nghệ kĩ thuật phát triển vượt bậc.m

·        Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng năm 1969, khi cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính phát triển.

- Hiện tại luôn khơi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

+ Ví dụ: Hiện nay, Đảng ta chủ trương thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Chủ trương đó đã được Đảng ta xây dựng từ phong trào cách mạng 1930 – 1945, đó là thành lập Mặt trận Nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương (1936), sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (1939), Mặt trận Việt Minh (1941),….Các mặt trận này là nơi tập hợp mọi tầng lớp nhân dân để đấu tranh chống thực dân Pháp, giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống  chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.

+ Ví dụ: Khi Quốc hội nước ta biên soạn và ban hành Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có kế thừa và phát triển các bộ luật từ thời Lý, Trần, Lê sơ và triều Nguyễn,…trước đó.

à Như vậy, tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống như chính trị kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường,….Chính vì vậy, nhiều nhà chính trị, nhà văn hóa, sử học nổi tiếng trên thế giới và trong nước đã khẳng định sự cần thiết phải đưa kiến thức lịch sử vào cuộc sống.

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 10

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm

PHÍ GIÁO ÁN

  • 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay