Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 9
Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 dùng chung cho các bộ sách mới: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm tóm tắt lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện nâng cao, ôn thi HSG đạt kết quả tốt. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
CHỦ ĐỀ: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
I. CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT
1. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật
- Khoa học cơ bản: đạt được nhiều thành tựu lớn trong các ngành Toán học, Vật lí, Sinh học, Hoá học,...
- Công nghệ sinh học:
+ Đạt được bước tiến dài về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh,...
+ Thúc đẩy “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, các tiến bộ y dược, công nghệ thực phẩm.
- Công nghệ vật liệu: tạo ra vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội như: pô-li-me siêu dẻo; com-pô-sít siêu bền; na-nô siêu nhỏ;...
- Công nghệ năng lượng: khám phá, ứng dụng các nguồn năng lượng mới, đa dạng (nguyên tử, gió, mặt trời, sinh học, nhiệt hạch,...).
- Công nghệ thông tin: tiến dài với các thế hệ máy tính điện tử có khả năng lưu trữ, xử lí thông tin, tính toán vượt trội, mạng internet ứng dụng rộng rãi.
- Giao thông vận tải: có bước tiến vượt trội với sự xuất hiện của các loại máy bay siêu âm khổng lồ, các loại tàu hoả tốc độ cao.
- Thông tin liên lạc: có bước tiến “thần kì” với sự xuất hiện của sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, điện thoại di động, điện thoại thông minh.
- Công nghệ kĩ thuật số:
+ Đạt được các thành tựu quan trọng về dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật,...
+ Đặt nền móng cho sự ra đời, phát triển của rô bốt thông minh, nền kinh tế số, thành phố thông minh và chính phủ điện tử.
+ Công nghệ in 3D phát triển, ứng dụng vào sản xuất, tạo mẫu nhanh chóng, chính xác, đa dạng, tiết kiệm chi phí và hạn chế rác thải.
Tư liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
|
2. Tác động của cách mạng khoa học, kĩ thuật đến Việt Nam
- Thời cơ:
+ Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập khu vực và thế giới.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Thay đổi phương thức quản lí nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hoá, xã hội.
- Thách thức:
+ Dễ bị biến thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản, giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
+ Nguy cơ về an ninh, chính trị, an toàn xã hội:
Thông tin bảo mật bị đánh cắp.
Thông tin xấu, sai sự thật được phát tán rộng rãi trên không gian mạng.
* Tư liệu: Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với Việt Nam.
Việt Nam sử dụng các đồng tiền bằng pô-li-me
| Cán bộ phòng thí nghiệm (Thanh Hóa) kiểm tra cây giống keo nuôi cấy mô |
Dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), tỉnh Quảng Nam | |
Lễ ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud - được đánh giá thuộc nhóm lớn nhất, hiện đại và an toàn nhất Việt Nam Thành phố thông minh Việt Nam – Bình Dương Tại Việt Nam, chẩn đoán hình ảnh là lĩnh vực hàng đầu ứng dụng AI | Logo Google tại sự kiện của hãng tại Việt Nam, tháng 7/2024 Robot trí tuệ nhân tạo trợ giảng đầu tiên của Việt Nam Công nghệ chụp cộng hưởng từ kết hợp trí tuệ nhân tạo tiên tiến tại Việt Nam |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ kí Quy chế phát triển Chính phủ điện tử giữa Văn phòng Chính phủ với Bộ TTTT, 20/9/2018 Mô hình nhà phức tạp được thực hiện bằng máy in 3D tại xưởng in 3D, Công ty 3D Smart Solutions (3DS) | Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử 2024, Việt Nam đạt 0,7709 điểm về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử - EGDI Bên trong một chiếc máy in 3D đang hoạt động 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu hơn 2,9 tỷ USD pin mặt trời và các linh kiện sang Mỹ |
Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam được khánh thành ở Ninh Thuận |
II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
1. Xu thế toàn cầu hóa
- Kinh tế: sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế gắn với các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ, sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, quốc tế.
- Văn hóa: sự chia sẻ, tăng cường giao lưu, trao đổi, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hoá.
- Chính trị: sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức khu vực (Liên minh châu Âu - EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN,...) và các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc - UN,...).
* Tư liệu: Xu thế toàn cầu hóa
|
2. Tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam
2.1. Đối với thế giới
+ Tác động tích cực:
Thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường kinh tế toàn cầu, xã hội hoá lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.
Tạo nên sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các lực lượng, các quốc gia, khu vực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vì mục tiêu phát triển chung của nhân loại.
Làm gia tăng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc và định hình xu hướng văn hoá toàn cầu.
Ví dụ: Số lượng khách du lịch quốc tế đã gia tăng nhanh chóng trong những thập kỉ vừa qua, tạo ra nguồn thu khổng lồ cho các nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá. Từ năm 1995 đến năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng từ 1,08 tỉ lên 2,4 tỉ người.
+ Tác động tiêu cực:
Làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
Kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; làm xói mòn và đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Ví dụ: Năm 2022, có 4 triệu công nhân dệt may Băng-la-đét tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, gia công sản phẩm cho các thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên, phân lớn trong số họ phải làm việc trong điều kiện lao động không được bảo đảm. Năm 2013, một vụ tai nạn lao động tại Đắc-ca (thủ đô của Băng-la-đét) đã dẫn đến cái chết của 1 127 công nhân. Đây được coi là vụ tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp dệt may thế giới.
* Tư liệu: Tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới
1. “Toàn cầu hoá là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở nhiều nước đang phát triển trong vài thập kỉ qua. Các quốc gia mở cửa thương mại và đầu tư nước ngoài thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, tỉ lệ nghèo đói thấp hơn, khả năng tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn”.
(Theo Ngân hàng Thế giới, Toàn cầu hoá, tăng trưởng và nghèo đói, Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, NXB Đại học Ô-xphớt, 2002, tr. 18)
2. “Toàn cầu hoá mở ra những cơ hội hoàn toàn mới cho đối thoại và hợp tác giữa các nền văn hoá. Toàn cầu hoá cũng mở ra những sân chơi mới để con người và các quốc gia thể hiện văn hoá, sáng tạo văn hoá, trao đổi và đổi mới văn hoá, làm dấy lên những hi vọng to lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa”.
(UNESCO trong thế giới toàn cầu hoá, Tài liệu phiên họp thứ 159
của UNESCO tại Pa-ri (Pháp), 2000)
3. “Toàn cầu hoá đã làm giảm đi tình trạng cô lập mà các nước đang phát triển thường gặp và tạo ra cơ hội tiếp cận tri thức cho nhiều người ở những nước đang phát triển, điều vượt xa tầm với thậm chí những người giàu có nhất của bất kì quốc gia nào một thế kỉ trước đây”.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Trình bày nguồn gốc và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật những năm 40 của thế kỉ XX. Nêu thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng này. Trả lời: * Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật những năm 40 của thế kỉ XX: - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX tại Mỹ và lan rộng ra toàn cầu, bắt nguồn từ nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ dân số và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên. - Từ giữa thập niên 70 của thế kỉ XX, công nghệ trở thành lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng này nên được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ. Từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) diễn ra với trọng tâm là sự xuất hiện của các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo. * Những thành tựu tiêu biểu: - Khoa học cơ bản: đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật 1í, Hóa học, Sinh học,... ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất phục vụ đời sống. - Công cụ sản xuất mới: phát minh máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động. - Internet, kĩ thuật và công nghệ số: + Phát minh Internet (1959), trình duyệt web (1990), các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội trên nền tảng Internet. + Sự bùng nổ và kết hợp công nghệ số: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D. - Tìm ra nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... - Vật liệu mới: phát minh các vật liệu nhẹ, bền, đàn hồi cao: pô-li-me, nhựa tổng hợp, bán dẫn,... thay thế cho vật liệu tự nhiên. - Công nghệ sinh học: các cải tiến trong các ngành công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme,... tạo điều kiện cho sự phát triển của cách mạng xanh, cách mạng trắng trong nông nghiệp. - Giao thông vận tải: chế tạo ra các loại phương tiện giao thông mới: tàu siêu tốc, máy bay siêu âm khổng lồ,... - Chinh phục vũ trụ: mở đầu bằng sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên (1957), I. Ga-ga-rin bay vào vũ trụ (1961), N. Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng (1969), đến việc xây dựng các trạm vũ trụ của Mỹ, Nga, Trung Quốc,.. cuối thế kí XX, đầu thế kỉ XXI. |
Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX đến thập niên thứ tư của thế kỉ XXI ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Nêu tác động của cuộc cách mạng này đối với nhân loại. Trả lời: * Ảnh hưởng đến Việt Nam: - Góp phần giải phóng sức lao động, giải quyết nạn thiếu lương thực, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng,... - Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, sự phụ thuộc của con người vào máy móc, công nghệ. * Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đối với nhân loại: - Tích cực: + Nâng cao năng suất lao động. + Thúc đẩy kinh tế phát triển, nhất là các ngành dịch vụ. + Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người. + Đưa tới quá trình đô thị hóa nhanh (nhiều đô thị mới xuất hiện). + Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, khu vực hoá. - Tiêu cực: do con người sử dụng không đúng mục đích: + Các loại vũ khí hủy diệt: bom nguyên tử, vũ khí hóa học. + Ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, nước biển dâng. + Tai nạn giao thông, tai nạn lao động. + Dịch bệnh mới xuất hiện, lan nhanh. + Rác thải vũ trụ. |
Câu 3: Thông qua cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX, em hãy: a. Nêu tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai đối với đời sống xã hội của con người. b. Trình bày hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật và giải pháp của con người nhằm hạn chế hậu quả đó. c. Nêu ý nghĩa của cách mạng khoa học - kĩ thuật bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX. Trả lời: a. Tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật - Nâng cao năng suất lao động, gia tăng khối lượng các sản phẩm, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, từ những năm 80 của thế kí XX một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa hình thành. - Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp. b. Hậu quả tiêu cực của nó và giải pháp của con người nhằm hạn chế hậu quả đó - Hậu quả tiêu cực: + Tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại tai nạn lao động, giao thông và dịch bệnh mới, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên ... + Việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức huỷ diệt khủng khiếp. - Giải pháp của con người để hạn chế các tác động tiêu cực đó: + Cùng nhau xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp ở mọi nơi, mọi lúc. + Cấm sản xuất vũ khí hạt nhân. + Cắt giảm các vũ khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại... + Bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên. c. Ý nghĩa của cách mạng khoa học - kĩ thuật Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. |
Câu 4: Hãy trình bày những điểm khác biệt giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật bắt từ những năm 40 của thế kỉ XX so với cuộc cách mạng công nghiệp (thế kỉ XVIII- XIX). Trả lời: * Về đặc điểm: - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. - Cuộc cách mạng công nghiệp (thế kỉ XVIII - XIX) hầu hết các tiến bộ, phát minh, sáng chế đều bắt nguồn từ lĩnh vực kĩ thuật và thực tiễn sản xuất. * Về nội dung chủ yếu: - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai thực hiện tự động hóa (bằng việc sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, hiện đại hóa kĩ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất...). - Cuộc cách mạng công nghiệp (thế kỉ XVIII - XIX) thực hiện cơ giới hóa (với các thành tựu phát minh, sáng chế trên lĩnh vực kĩ thuật). * Về đặc trưng cơ bản: - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. - Cuộc cách mạng công nghiệp (thế kỉ XVIII - XIX) sử dụng năng lượng nước, hơi nước để cơ giới hóa quá trình sản xuất. * Về hệ quả: - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai đưa nhân loại sang nền văn minh trí tuệ. - Cuộc cách mạng công nghiệp (thế kỉ XVIII – XIX) đưa nhân loại sang nền văn minh công nghiệp. |
Câu 5: Trình bày những nét chính về xu thế toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa có tác động như thế nào đối với thế giới và Việt Nam? Trả lời: * Những nét chính về xu thế toàn cầu hoá: - Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau trên tất cả các khu vực, các quốc gia trên phạm vị toàn cầu. - Xu thế toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ từ những năm 80 của thế kỉ XX, được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, trong đó cốt lõi là toàn cầu hóa về kinh tế. - Các trụ cột chính của toàn cầu hoá: + Mạng lưới thông tin toàn cầu. + Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu. + Mạng lưới và hệ thống trụ sở toàn cầu. + Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu. + Các công ty xuyên quốc gia. * Tác động của toàn cầu hóa: - Đối với thế giới: Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh, làm thay đổi bộ mặt của nhân loại cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. - Đối với Việt Nam: Tạo ra những cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG
- Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm
PHÍ GIÁO ÁN
- 350k/môn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 1214136868686 - Fidutech - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 9, giáo án dạy HSG môn Lịch sử 9, tài liệu ôn luyện HSG Lịch sử 9