Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10

Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 10 dùng cho 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời , Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm: tóm tắt câu hỏi lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện năng cao, ôn thi HSG đạt kết quả cao. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10

CHỦ ĐỀ 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT

 

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

I. KHÁI QUÁT VỀ SINH SẢN Ở SINH VẬT

  1. 1. Khái niệm sinh sản

- Sinh sản là quá trình tạo ra cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Sinh sản ở sinh vật có thể là sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

 

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác.

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Cơ sở

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh

Đặc điểm

- Không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh.

- Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ

- Đời con giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.

- Không đa dạng di truyền.

- Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau.

- Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

- Có sự đa dạng di truyền.

Ý nghĩa

→ Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

→ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi.

 

  1. Dấu hiệu đặc trưng của sinh sản

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Vật chất di truyền của các cơ thể con giống nhau và giống với cơ thể mẹ.

- Vật chất di truyền của các cơ thể con được tái tổ hợp từ hai nguồn khác nhau nên có sự sai khác.

- Vật chất di truyền của cơ thể mẹ được truyền đạt nguyên vẹn cho cơ thể con qua cơ chế nguyên phân.

- Vật chất di truyền được truyền đat từ thế hệ mẹ sang thế hệ con thông qua quá trình giảm phân, thụ tinh và nguyên phân.

- Sinh sản vô tính được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào

- Sinh sản hữu tính được điều hòa bởi các hormone.

 

  1. Vai trò của sinh sản đối với sinh vật

- Tạo ra các thế hệ con cháu, đảm bảo cho loài tiếp tục tồn tại và phát triển.

- Sinh sản vô tính nhanh chóng tạo ra các cá thể sống trong điều kiện môi trường ổn định, thuận lợi

- Sinh sản hữu tính tạo ra cá thể mới đồng thời tạo các tổ hợp gên đa dạng giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

 

  1. Các hình thức sinh sản ở sinh vật

 

II. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

  1. 1. Sinh sản vô tính
  2. a) Hình thức sinh sản vô tính

- Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức các cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, thân, rễ, lá,..

- Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử (n).

 

Đặc điểm phân biệt

Sinh sản bằng bào tử

Sinh sản vô tính

Nguồn gốc cây con

Bào tử nằm trong túi bào tử cây mẹ

Từ một phần cơ thể mẹ.

Khả năng phát tán

Rộng

Hẹp

Xen kẽ hê đơn bội và lưỡng bội trong vòng đời

Không

Số lượng cá thể tạo ra được trong 1 lần sinh sản

Nhiều

Ít

Gặp ở nhóm thực vật

Rêu, dương xỉ

Đa số các loài thực vật: Khoai lang, khoai tây, …

 

  1. b) Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn.

- Giâm cành

- Chiết cành

- Ghép

- Tách củ

- Nuôi cấy mô

  1. Sinh sản hữu tính
  2. Cấu tạo chung của hoa

Hoa là chồi sinh sản, cấu tạo gồm bộ phận bất thụ (không sinh sản) và bộ phận hữu thụ (sinh sản), hoa đính vào phần thân cây qua cấu trúc đế hoa.

- Bộ phận bất thụ: lá đài và các cánh hoa.

- Bộ phân hữu thụ: nhị hoa và lá noãn (nhụy).

Bộ phận

Đặc điểm, cấu tạo

Vai trò

Lá đài

Thường có màu lục, bao bên ngoài nụ hoa hoặc nằm dưới cánh hoa khi nở

Bảo vệ chồi/nụ trước khi nở

Cánh hoa

Thường có màu sắc sặc sỡ, bao bên ngoài nhị và nhụy hoa.

Thu hút côn trùng, bảo vệ bộ phận bên trong hoa.

Nhị hoa

Gồm chỉ nhị dài mang bao phấn (thường có màu vàng khi chín)

Bộ phân sinh ra hạt phấn, giúp phát tán hạt phấn

Nhụy hoa

Gồm núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Núm nhụy thường có chất dính

Bộ phận chứa túi phôi (có giao tử cái là trứng), tham gia quá trình hình thành hạt và quả.

 

  1. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật

- Hình thành hạt phấn:

Bao phấn chứa các tế bào mẹ tiểu bào tử (2n), mỗi tế bào này tiến hành giảm phân hình thành 4 bào tử đơn bội (n), mỗi bào tử đơn bội sau khi nguyên phân hình thành nên một hạt phấn. Hạt phấn có thành dày chứa 2 nhân gồm nhân tế bào ống phấn và nhân sinh sản.

- Hình thành túi phôi:

Túi phôi được hình thành từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc noãn. Tế bào mẹ đại bào tử (2n) nằm trong túi đại bào tử của noãn tiến hành giảm phân hình thành 4 đại bào tử. Ba trong số 4 bào tử này sẽ tiêu biến, một đại bào tử sống sót thực hiện nguyên phân 3 lần tạo thành 8 tế bào (gồm 1 tế bào trứng, 2 tế bào nhân cực và 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm), lúc này túi đại bào tử được gọi là túi phôi.

 

- Quá trình thụ phấn:

+ Là quá trình hạt phấn phát tán và rơi trên núm ngụy phù hợp. Tác nhân sinh học: ong, bướm, dơi,… ; tác nhân phi sinh học: gió và nước. Số ít loài còn lại tự thụ phấn.

+ Có 2 hình thức thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.

- Quá trình thụ tinh:

+ Là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hình thành nên hợp tử. Sau khi ống phấn sinh trưởng kéo dài theo vòi nhụy chạm tới túi phôi, xuyên qua lỗ noãn, sẽ giải phóng hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo nên hợp tử 2n, một tinh tử còn lại hợp nhất với tế bào lớn chứa 2 nhân ở trung tâm túi phôi hình thành nhân tam bội 3n.

+ Quá trình thụ tinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong: tương hợp di truyền, hàm lượng auxin nội sinh hay yếu tố ngoại cảnh: độ ẩm, gió, nhiệt độ.

- Quá trình hình thành hạt:

+ Sau khi thụ tinh, noãn chứa hợp tử 2n và nhân tam bội 3n phát triển thành hạt. Hợp tử phân chia liên tiếp nhiều lần rồi phân hóa hình thành nên cấu trúc của phôi lá mầm, thân mầm và rễ mầm. Nhân tam bội phân chia tạo nội nhũ chứa chất dinh dưỡng.

+ Hạt chia ra làm hai loại: Hạt có nội nhũ và hạt không có nội nhũ.

- Quá trình hình thành quả:

+ Hạt xuất hiện làm tăng lượng hormone (auxin, cytokinin, gibberellin) khuếch tán vào bầu nhụy thúc đẩy các tế bào phân chia, tăng kích thước dẫn đến hình thành quả.

+ Quả già và chín được điều khiển bởi hormone ethylene.

+ Quả có vai trò bảo vệ và phát tán hạt.

III. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

  1. 1. Sinh sản vô tính ở động vật

Sinh sản

Khái niệm

Phân đôi

Là hình thức sinh sản mà một cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau

Nảy chồi

Là hình thức sinh sản mà chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách thành cơ thể mới

Phân mảnh

Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới phát triển từ các mảnh tách ra từ cơ thể mẹ

Trinh sinh

Là hình thức sinh sản, trong đó cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh

 

  1. 2. Sinh sản hữu tính ở động vật
  2. a) Các hình thức sinh sản hữu tính

- Đẻ trứng

- Đẻ trứng thai

- Đẻ con (thai sinh)

  1. b) Quá trình sinh sản ở người

- Quá trình sinh tinh: Tinh trùng hình thành trong ống sinh tinh của hai tinh hoàn, bắt đầu từ tinh nguyên bào, trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân.

- Quá trình sinh trứng: Noãn bào bậc 1 (2n) bắt đầu giảm phân I khi trẻ em gái bắt đầu dậy thì và dừng lại ở kì giữa của giảm phân II. Giảm phân II chỉ tiếp tục diễn ra khi trứng thụ tinh với tinh trùng để tạo thành hợp tử

- Thụ tinh: Là sự kết hợp giữa tinh trùng đơn bội (n) và tế bào trứng đơn bội (n) tạo thành hợp tử lưỡi bội (2n)

Quá trình thụ tinh:

- Phát triển phôi thai:

- Đẻ con: Sau 9 tháng 10 ngày phát triển trong tử cung người mẹ, con sẽ được sinh ra. Oxytocin kích thích tử cung co bóp đồng thời kích thích nhau thai tiết ra prostaglandin hỗ trợ đẩy thai nhi ra ngoài.

  1. Điều hòa sinh sản ở người

- Cơ chế điều hòa sinh tinh: Các hormone do vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra đi theo đường máu đến tinh hoàn, kích thích tinh hoàn sinh tinh trùng. Cơ chế được kiểm soát nhờ liên hệ ngược.

- Cơ chế điều hòa sinh trứng: Các hormone do vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra đi theo máu đến buồng trứng, kích thích nang trứng phát triển làm cho nang trứng chín và rụng.

- Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng:

+ Căng thẳng kéo dài gây rối loạn sản xuất hormone

+ Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lí gây rối loạn chuyển hóa, giảm sản sinh tinh trùng và rối loạn chu kì trứng rụng

+ Lối sống ít vận động, thường xuyên mặc quần lót chật làm giảm khả năng sản sinh tinh trùng.

+ Nghiện thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng chất kích thích gây rối loạn chuyển hóa làm giảm sản sinh tinh trùng, chu kì kinh nguyệt không đều.

  1. Ứng dụng
  2. Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật

- Thụ tinh nhân tạo

- Thay đổi yếu tố môi trường: thay đổi giờ chiếu sáng, bổ sung dưỡng chất vào thức ăn,…

- Nuôi cấy phôi.

  1. Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật

- Sử dụng các kĩ thuật để tách kinh trùng ra làm 2 loại X và Y quy định giới tính. Tùy theo mục đích sử dụng mà cho thụ tinh với trứng để tạo ra con đực hay con cái.

- Nuôi cá rô bằng 17-methyltestosterone phối hợp vitamin C tạo ra con đực.

- Chiếu tia tử ngoại vào tằm tạo ra nhiều tằm đực.

  1. Một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.

- Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản, sử dụng cho điều trị hiếm muộn.

- Cho trứng và tinh trùng thụ tinh trong ống nghiệm để tạo ra phôi, sau đó chuyển vào buồng tử cung phụ nữ để làm tổ và hình thành thai nhi.

  1. Sinh đẻ có kế hoạch ở người và các biện pháp tránh thai

- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh số con, chọn thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

- Mỗi cặp vợ chồng nên sinh 2 con.

- Thời điểm sinh đẻ thích hợp là từ 18 đến trước 35 tuổi.

- Khoảng cách sinh con kế tiếp khoảng 3 năm.

* Các biện pháp tránh thai

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Thế nào là thụ tinh kép? Dựa vào kiến thức về thụ tinh kép ở động vật, hãy xác định kiểu gen của phôi, nội nhũ, tế bào thịt quả khi lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu gen aa?

Trả lời:

- Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, trong đó nhân thứ nhất hợp với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ 2 hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào tam bội (3n).

- Cây AA sẽ cho ra hạt phấn có nhân sinh sản mang gen A. Khi hạt phấn nảy mầm sẽ cho ra 2 tinh tử mang gen A.

- Câu aa sẽ cho túi noãn cầu mang gen a và nhân lưỡng bội mang gen aa

- Thụ tinh kép:

+ Tinh tử thứ nhất (A) kết hợp với noãn cầu (a) tạo ra hợp tử mang gen Aa phát triển thành phôi nên kiểu gen của phôi là Aa.

+ Tinh tử thứ hai (A) kết hợp với nhân lưỡng bội (aa) tạo thành tế bào tam bội có kiểu gen Aaa phát triển thành nội nhũ. Nên nội nhũ có kiểu gen Aaa.

- Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt, bầu hình thành nên quả, do vậy tế bào thịt quả có nguồn gốc từ tế bào bầu nhụy của cây cái. Kiểu gen của tế bào thịt quả là aa.

 

Câu 2: Hạt phấn chín tham gia thuj phấn cho hoa cái có phải giao tử đực không? Vì sao? Trong quá trình thụ phấn có nhiều hạt phấn tham gia, điều đó có lợi ích gì đối với thực vật?

Trả lời:

- Hạt phấn không phải là giao tử đực.

- Giải thích: vì hạt phấn gồm 2 tế bào đơn bội, sau khi hạt phấn nảy mầm, nhân sinh sản mới sinh ra hai tinh tử (giao tử đực) tham gia vào quá trình thụ tinh.

- Có nhiều hạt phấn trong quá trình thụ tinh có lợi cho thực vật:

+ Sự chọn lọc tự nhiên những hạt phấn tốt nhất cho quá trình thụ tinh, có ý nghĩa bảo tồn nòi giống và thích nghi.

+ Nâng cao hiệu suất thụ tinh; kích thích bầu phát triển thành quả.

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm

PHÍ GIÁO ÁN

  • 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay