Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2

Giáo án chuyên đề CĐ1: Hoạt động 1,2 sách chuyên đề học tập lịch sử 10 kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC

(10 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể; nêu được phạm vi, đối tượng, nội dung cơ bản của thông sử và một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử Việt Nam.
  • Giải thích được những khái niệm cơ bản như: “thông sử”, “lịch sử dân tộc”, “lịch sử thế giới”.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực riêng:
  • Rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích,…sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.
  • Phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, có tư duy phê phán, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, nhân ái, trung thực.
  • Sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm.
  • Có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án (kế hoạch dạy học): dựa chắc trên cơ sở của Chương trình môn học, SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chấy của HS.
  • Thiết bị dạy học theo quy định tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử; một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày chiếu cho HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.6; HS phát biểu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về hai hình ảnh.
  4. Sản phẩm học tập: Suy nghĩ, cảm nhận của HS về Hình 1, 2 SGK tr.6.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.6 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hai hình ảnh dưới đây gợi cho em những cảm nhận gì?

+ Em hãy chỉ ra một số cách thức trình bày lịch sử khác nhau mà em biết.

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.6, vận dụng kiến thức, kĩ  năng đã học và hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời một số đại diện HS xung phong trả lời câu hỏi:

+ Những hình ảnh bên cho thấy sự khác biệt trong hoạt động sản xuất theo hai mô hình, phương thức truyền thống và hiện đại ở Việt Nam.

+ Để thể hiện sự thay đổi và phát triển sinh động của lịch sử, người ta chọn nhiều cách thức khác nhau như  trưng bày những hình ảnh phù hợp, biên soạn các công trình, biên soạn các tác phẩm lịch sử,…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS

- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Tương tự như vậy, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới cũng có thể được trình bày dưới nhiều hình thức. Vậy đối tượng, phạm vi, nội dung cơ bản của mỗi hình thức đó là gì? Em có thể vận dụng những cách thức nào để trình bày một sản phẩm nghiên cứu lịch sử của mình? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề học tập – Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. THÔNG SỬ VÀ LỊCH SỬ THEO LĨNH VỰC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách trình bày lịch sử truyền thống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể.

à Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.

  1. Nội dung: Các cách trình bày lịch sử truyền thống:

- Chuyện kể lịch sử (truyền miệng), vẽ tranh, tạo các hiện vật,...

- Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội: phim ảnh, sân khấu hoá, tổ chức lễ hội,...

- Tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu, biên

soạn về lịch sử.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở các cách trình bày lịch sử truyền thống.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1, quan sát Hình 3-8 sách CĐHT tr. 7, 8 và trả lời câu hỏi: Hãy giới thiệu tóm tắt một số hình thức trình bày lịch sử truyền thống.

à GV hướng dẫn HS thảo luận và hoàn thành theo Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hình thức trình bày lịch sử truyền thống

Thể loại

Ví dụ

Chuyện kể lịch sử (truyền miệng)

 

 

Công trình nghiên cứu lịch sử

 

 

Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đọc thông tin mục I.1, quan sát Hình 3-8 SGK tr. 7, 8 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thảo luận (nếu cần thiết)

 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, giới thiệu tóm tắt về một số hình thức trình bày lịch sử truyền thống theo Phiếu học tập.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Con người đã sáng tạo ra nhiều cách thức khác nhau để tái hiện quá khứ, trình bày lịch sử xã hội loài người. Phổ biến nhất là việc biên soạn những tác phẩm lịch sử bằng chữ viết, thông qua việc tạo ra những cuốn  sách dưới nhiều hình thức khác nhau.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Một số cách trình bày lịch sử truyền thống

- Thời cổ đại:

+ Thông tin lịch sử được thể hiện trên thẻ tre, vỏ cây, đất sét, da súc vật, đá, gỗ, kim loại,…

+ Khi làm ra giấy, tác phẩm sử học được viết tay, in thành nhiều bản.

- Thời cổ - trung đại: biên niên, thực lục, cương mục, truyện.

- Thời cận - hiện đại:

+ Các công trình về khoa học lịch sử ngày càng nhiều.

+ Đây là kết quả nghiên cứu dựa trên việc thu thập và khai thác sử liệu.

- Biên soạn những tác phẩm lịch sử bằng chuyện kể lịch sử, lễ hội, ca múa, hình ảnh, phim, kịch,…

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hình thức trình bày lịch sử truyền thống

Thể loại

Ví dụ

Chuyện kể lịch sử (truyền miệng)

Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện dân gian, truyện kể lịch sử,…

- Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- Sơn Tinh – Thủy Tinh.

- Sự tích bánh chưng – bánh giầy.

- Sử thi của một số dân tộc,….

Công trình nghiên cứu lịch sử

Biên niên, thực lục, cương mục, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới,….

- Đại Nam thực lục

- Việt Nam thông giám cương mục.

- Lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử thế giới.

- Lịch sử văn hóa thế giới.

- Lịch sử Trung Quốc.

- Lịch sử Đông Nam Á.

Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội

Phim, kịch, ca múa, lễ hội, triển lãm ảnh,…

- Phim: Xpac-ta-cut, Nàng Đê Cham Cưm, Tam quốc,…

- Đêm hội Long Trì, Hà Nội 12 ngày đêm; Hà Nội mùa đông nưm 1946, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm,…

- Bộ ba tác phẩm chèo Bài ca giữ nước, vở cải lương Tiếng trống Mê Linh,….

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thông sử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích được khái niệm thông sử.

- Nêu được nội dung chính của thông sử.

à Góp phần tìm hiểu năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức lịch sử và tư duy lịch sử cho HS.

  1. Nội dung:

- Thông sử là gì: Là hình thức trình bày lịch sử một cách tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ, từ khởi nguyên đến ngày nay của địa phương, quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới như: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật....

- Nội dung chính của thông sử:

+ Trình bày tổng hợp và toàn diện về lịch sử, nhưng cũng chú trọng vào các nhân vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mề và có ý nghĩa nhất trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và văn hoá của một địa phương, một quốc gia hay toàn thế giới.

+ Các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian từ trước đến sau, từ xưa đến nay.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Khái niệm thông sử.

- Nội dung chính của thông sử.

  1. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu một số ví dụ về một số bộ thông sử Việt Nam:

+ Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn).

+ Đại cương lịch sử Việt Nam (3 tập).

+ Lịch sử Việt Nam (4 tập, NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành).

+ Lịch sử Việt Nam (15 tập, NXB Khoa học xã hội ấn hành).

+ Lịch sử thế giới (4 tập, NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành).

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục I.2.a Sách CĐHT tr.8 và trả lời câu hỏi: Thông sử là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu một số ví dụ minh họa về các bộ thông sử dân tộc, hình dung và tự vận dụng, nêu thêm một số ví dụ khác.

- HS tìm hiểu nội dung thông tin I.2.a Sách CĐHT tr.8 để tìm hiểu khái niệm thông sử.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm thông sử.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận khái niệm thông sử.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 - 6HS), yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Hãy giới thiệu một cuốn thông sử của Việt Nam hoặc thế giới theo nội dung sau:

+ Đối tượng nghiên cứu của cuốn thông sử là gì?

+ Nội dung của cuốn thông sử đó đề cập đến các lĩnh vực nào và theo tiến trình thời gian ra sao?

+ Các nhận vật, sự kiện, quá trình lịch sử được giới thiệu trong cuốn thông sử có đặc điểm gì nổi bật?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Nêu nội dung chính của thông sử.

- GV cho HS vận dụng, hướng dẫn HS quan sát Hình 6 và trả lời câu hỏi: Theo em, những cuốn sách trong Hình 6 tr.8 có phải thông sử không? Vì sao?

à Gợi ý: Những cuốn sách trong Hình 6 tr.8 là thông sử vì:

+ Tổng hợp và toàn diện về lịch sử của Việt Nam, thế giới.

+ Các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử của Việt Nam, thế giới được lựa chọn và trình bày theo thời gian lịch sử.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm để giới thiệu một cuốn thông sử của Việt Nam hoặc thế giới.

- HS rút ra kết luận về nội dung chính của thông sử.

- HS quan sát Hình 6, vận dụng kiến thức vừa được học để lí giải những cuốn sách trong Hình 6 tr.8 có phải thông sử không.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp một cuốn thông sử của Việt Nam hoặc thế giới.

- GV mời đại diện HS nêu nội dung chính của thông sử.

- GV mời đại diện HS lí giải những cuốn sách trong Hình 6 tr.8 có phải thông sử không.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nếu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận các nội dung chính của thông sử.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu bề thông sử

a) Thông sử là gì?

Thông sử là hình thức trình bày lịch sử một cách tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ, từ khởi nguyên đến ngày nay của địa phương, quốc gia, khu vực và toàn thế giới như: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tư tưởng, nghệ thuật,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nội dung chính của thông sử

- Trình bày tổng hợp và toàn diện về lịch sử. Chú trọng vào nhân vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng và có ý nghĩa nhất trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của một địa phương, một quốc gia hay toàn thế giới.

- Các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian lịch sử từ trước đến sau, từ xưa đến nay.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay