Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách kết nối tri thức Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

(10 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu và phân tích được đặc điểm mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời Nguyễn. Phân tích được những nét chính của bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
  • Nêu và phân tích được bối cảnh ra đời, ý nghĩa, đặc điểm, tính chất, vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nêu được điểm chung và phân tích được một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay.
  • Nêu được một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946, 1992 và điểm mới của Hiến pháp năm 2013.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Rèn luyện kĩ năng sưu tầm, khai thác tư liệu trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
  • Năng lực phân tích, đánh giá các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử một cách khoa học, chính xác.
  • Năng lực nhận thức những quy luật, bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn; hình thành, phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu; nhận thức và trình bày lịch sử trong lô-gích lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trân trọng lịch sử nhà nước, lịch sử lập hiến của dân tộc, có trách nhiệm và vận động người khác tuân thủ pháp luật.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án (kế hoạch dạy học) biên soạn trên cơ sở của Chương trình môn học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
  • Một số tư liệu lịch sử tiêu biểu và một số tranh ảnh sưu tầm liên quan đến nội dung bài học như: nhà nước, pháp luật, một số bản hiến pháp Việt Nam.
  • Hình ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung chuyên đề Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.
  • Tư liệu hình ảnh về Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen với bài học.
  3. Nội dung: GV nêu một số vấn đề có liên quan đến chủ đề chính của chuyên đề - Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử; HS vận dụng những kiến thức đã học, kĩ năng và hiểu biết thực tế của bản thân để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Một số hiểu biết về cách quản lí và điều hành đất nước của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn).

- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: Theo em, để quản lí và điều hành đất nước, các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải làm gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng những kiến thức đã học, kĩ năng và hiểu biết thực tế của bản thân về Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời câu hỏi.

(HS có thể trả lời nhiều ý, nhưng GV cần chọn ý của HS trả lời liên quan đến nhà nước và pháp luật).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài chuyên đề: Nhà nước Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở kế thừa các mô hình nhà nước trong lịch sử Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc một số mô hình nhà nước tiên tiến trên thế giới. Vậy tại sao chúng ta cần tìm hiểu về các nhà nước và hệ thống pháp luật đã tồn tại trong lịch sử Việt Nam? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong nội dung bài học ngày hôm nay – Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số mô hình nhà nước quân chủ tiêu biểu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Tìm hiểu, khám phá các mô hình nhà nước trong thời quân chủ ở Việt Nam trước năm 1858.

- Đánh giá các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử khách quan, khoa học.

  1. Nội dung:

- Những đặc điểm cơ bản của mô hình nhà nước quân chủ tiêu biểu: thời Lý - Trần, thời Lê sơ và thời Nguyễn.

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước cũng như những điểm khác nhau của ba mô hình tổ chức nhà nước đó.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở một số mô hình nhà nước quân chủ tiêu biểu:

- Nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

- Nhà nước quân chủ thời Lê – Sơ.

- Nhà nước quân chủ thời Nguyễn.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Nhà nước quân chủ: là hình thức nhà nước trong đó quyền lực tối cao thuộc về một người (vua hoặc hoàng đế) và tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.

+ Ở Việt Nam, trong quá trình nắm quyền điều hành đất nước, các nhà nước quân chủ đều để lại những dấu ấn riêng. Tiêu biểu là các mô hình quân chủ thời Lý – Trần, Lê sơ và thời Nguyễn (trước năm 1858).

Nhiệm vụ 1

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 1, 2 tr.46 và trả lời câu hỏi: Khai thác Tư liệu 1, 2 giúp em hiểu gì về chính sách cai trị của nhà nước quân chủ thời Lý – Trần?

+ GV hướng dẫn HS tập trung khai thác các ý chính: thi hành nhiều chính sách an dân, vua Lý Thái Tông tự cày tịch điền, kế sách khoan thư sức dân,…

à Gợi ý :

+ Tư liệu 1:

·        Nội dung đoạn tư liệu viết viết về sự kiện năm 1038 khi vua Lý Thái Tông đích thân cày tịch điền.

·        Việc làm của nhà vua vừa thể hiện tính thân dân, gần gũi với nhân dân, vừa mang tính chất nêu gương cho dân chúng noi theo.

·        Ngày nay, vào dịp khai Xuân đầu năm mới, các vị Chủ tịch nước cũng thường tham gia lễ cày Tịch điền tại Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, Hà Nam) - nơi diễn ra lễ cày Tịch điển đầu tiên (năm 987) do vua Lê Đại Hành thực hiện với ý nghĩa khai mở một năm lao động, cày cấy mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ.

+ Tư liệu 2:

·        Nội dung tư liệu là câu trả lời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với vua Trần Anh Tông khi được hỏi về kế sách trị nước.

·        Câu nói của Hưng Đạo Vương nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân dân và cũng là kế sách giữ nước, đó là “khoan thư sức dân; chăm lo cho nhân dân, giảm bớt gánh nặng, tránh nhũng nhiễu nhân dân,.... Đó chính là kế sách giữ nước lâu dài.

·        Tư tưởng của ông không chỉ đúng ở thời điểm đó mà vẫn còn giá trị to lớn trong xã hội ngày nay.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 1 tr.45, Hình 2 tr.46 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 1, 2 tr.46 để tìm hiểu về chính sách cai trị của nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 1 tr.45, Hình 2 tr.46 để phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày chính sách cai trị của nhà nước quân chủ thời Lý – Trần qua Tư liệu 1, 2.

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết về mô hình nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3, 4 tr.46, 47 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, kết nối với kiến thức mục trước để trả lời câu hỏi: So sánh mô hình nhà nước Lê sơ với nhà nước thời Lý – Trần.

+ GV hướng dẫn HS: xâu chuỗi kiến thức vừa học với kiến thức đã học trong mục b tr.46, 47.

+ GV lưu ý HS: ngoài tính chất quân chủ quan liêu điển hình thì đến thời Lê sơ, nhà nước vẫn tiếp tục thi hành nhiều chính sách quan tâm đến nhân dân giống thời Lý – Trần như: chính sách miễn giảm tô, thuế, ân xá phạm nhân,…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3, 4 tr.46, 47 để phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ.

- HS thảo luận theo nhóm (bàn) để so sánh mô hình nhà nước Lê sơ với nhà nước thời Lý – Trần.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày, so sánh mô hình nhà nước Lê sơ với nhà nước thời Lý – Trần.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Lục bộ: là sáu cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà nước thời quân chủ, được lập ra để giúp nhà vua quản lí các lĩnh vực quan trọng gồm: Bộ Lại (phụ trách việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn quan lại); Bộ Lễ (phụ trách các nghi thức, lễ nghi trong triều và nghi thức ngoại giao); Bộ Binh (phụ trách quân đội); Bộ Hình (phụ trách các việc về pháp luật); Bộ Hộ (phụ trách việc quản lí đất đai, cư dân); Bộ Công (phụ trách việc xây dựng cung điện, thành hào, cầu cống, đường sá).

+ Lục khoa: là sáu cơ quan được đặt ra để giúp nhà vua kiểm tra, giám sát hoạt động của các bộ, gồm: Lại khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Hộ khoa và Công khoa, mỗi khoa giám sát một bộ theo tên gọi.

+ Lục tự: đây cũng là sáu cơ quan được đặt ra để giúp nhà vua và các bộ trực tiếp thực thi một số công việc cụ thể trong hoạt động của triều đình,...

+ Các cơ quan chuyên trách khác như: viện, đài, giám,...

+ Các chức quan quan trọng trong triều đình như: Tam thái, Tam thiếu, Tam tư, Gián nghị đại phu, Thượng thư...

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở một số thông tin về nhà Nguyễn và bối cảnh thành lập triều đại nhà Nguyễn: Đây là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, cai quản một lãnh thổ rộng nhất từ khi lập quốc đến thời điểm đó. Đây cũng là thời kì chủ nghĩa thực dân phương Tây nhòm ngó, lăm le xâm lược các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 5, 6 tr.47, 48 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn.

+ GV hướng dẫn HS khai thác sơ đồ Hình 5, 6 và các thông tin liên quan SGK để phân tích, làm nổi bật đặc trưng mô hình nhà nước thời Nguyễn.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (bàn), xâu chuỗi kiến thức với mục trước và trả lời câu hỏi: Nêu những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ.

à Gợi ý:

+ Quyền lực của nhà vua ở trung ương được tập trung cao hơn bằng cách trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp cho vua (Nội các, Văn thư phòng....), cơ quan tư pháp và giám sát (Ngự sử đài, Đô sát viện,...).

+ Quyền lực của nhà vua và triều đình ngày càng mạnh, quản lí trực tiếp đến địa phương, nhất là sau cải cách của vua Minh Mạng năm 1831 - 1832.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 5, 6 tr.47, 48 để phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn.

- HS làm việc theo nhóm (bàn), để nêu những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu một số mô hình nhà nước quân chủ tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

a) Nhà nước quân chủ thời Lý – Trần

- Mô hình nhà nước Lý - Trần là mô hình nhà nước quân chủ tập quyền thân dân, được thể hiện thông qua nhiều chính sách, hành động cụ thể: vua cày ruộng tịch điền, kế sách khoan thư sức dân, lấy dân làm trọng của những người lãnh đạo đất nước,...

- Để thực hiện cai trị, lãnh đạo đất nước, bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ngày càng được tổ chức hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương.

 

+ Các cơ quan được phân công chuyên trách về một lĩnh vực nhất định như: cơ quan văn phòng giúp việc cho vua, cơ quan chuyên môn phụ trách các vấn đề y tế, giáo dục,...

+ Bộ máy chính quyền địa phương được tổ chức lại, chia thành các cấp hành chính: lộ/phủ - huyện/châu - hương/giáp - xã/thôn,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nhà nước quân chủ thời Lê sơ

- Là mô hình nhà nước quân chủ tập quyền do vua nắm quyền lực tối cao, quyền lực được tập trung vào chính quyền trung ương; lập thêm nhiều cơ quan giúp việc cho vua và các cơ quan chuyên môn ở trung ương và địa phương.

- Bộ máy nhà nước được củng cố, tổ chức quy củ, chặt chẽ, cùng với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.

+ Ở trung ương, nhà Lê thực hiện nhiều biện pháp nhằm tập trung quyền lực cao nhất cho nhà vua. + Các cơ quan được tổ chức theo hướng chuyên trách.

+ Ở địa phương, đầu thời Lê Thánh Tông, cả nước được chia thành 12 thừa tuyên và phủ (ở Thăng Long), năm 1471 lập thêm thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Dưới các thừa tuyên là các phủ, huyện (đồng bằng)/châu (miền núi), xã/phường (ở đồng bằng)/trang/sách/động (ở miền núi).

=> Nhà nước được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Nhà nước quân chủ thời Nguyễn

- Là mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế.

+ Vua nắm giữ quyền lực tối cao.

+ Bỏ bớt các cơ quan, chức quan trung gian ở địa phương và kiểm soát quyền lực của chính quyền địa phương.

- Bộ máy nhà nước được củng cố.

+ Ở trung ương mở rộng và trao nhiều quyền hạn cho các cơ quan giúp việc.

+ Ở địa phương, cả nước được chia làm các tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Tìm hiểu, khám phá về hệ thống pháp luật và đi sâu tìm hiểu một số bộ luật tiêu biểu được các nhà nước quân chủ ban hành ở Việt Nam trước năm 1858, thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, tranh ảnh, các mẩu chuyện, giai thoại liên quan.

- Sưu tầm tư liệu, thảo luận nhóm và phân tích, đánh giá về mục đích ban hành và các quy định trong một số bộ luật tiêu biểu của nhà nước quân chủ; đồng thời so sánh để thấy sự quan tâm của các nhà nước trong việc ban hành và sử dụng pháp luật trong quản lí, điều hành đất nước.

- Rút ra được quy luật: các nhà nước muốn quản lí xã hội, điều hành đất nước để phát triển kinh tế, xây dựng văn hoá,... cần phải ban hành và thực thi pháp luật, trong đó, việc ban hành các bộ luật là rất cần thiết.

- Trình bày các sự kiện lịch sử theo lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại; Phân tích một số nội dung của từng bộ luật, đồng thời tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa hai bộ luật tiêu biểu (Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ).

  1. Nội dung:

- Cấu trúc và nội dung cơ bản của hai bộ luật: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.

- Những điểm tiến bộ của hai bộ luật (ví dụ: bảo vệ các giá trị đạo đức, bảo vệ trật tự xã hội, có một số quy định chú ý đến quyền lợi của trẻ em, người già, phụ nữ, người dân tộc thiểu số,...).

- Một số hạn chế của hai bộ luật, đồng thời cũng là những hạn chế chung của pháp luật thời quân chủ (ví dụ: thiên về hình sự, nhiều hình phạt nặng, tính bất bình đẳng cao,...).

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở cấu trúc và nội dung cơ bản; những điểm tiến bộ và hạn chế của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay