Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam (P3)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách kết nối tri thức Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam (P3). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Hoạt động 7: Tìm hiểu về di sản văn hóa vật thể

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Biết được một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu và những nét chính về các di sản đó.

- Xác định được các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu trên bản đồ Việt Nam.

  1. Nội dung:

- Việt Nam có nhiều di sản văn hóa vật thể tiêu biểu.

- Các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu là một số di sản được công nhận, tiêu biểu cho các vùng miền và thời kì lịch sử khác nhau: Thánh địa Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội,….

- Đối với mỗi di sản phi vật thể, GV hướng dẫn HS nắm được các kiến thức cơ bản như sau:

+ Di sản được hình thành như thế nào: trong khoảng thời gian nào, ở đâu?

+ Xác định được vị trí của di sản.

+ Giá trị cơ bản của di sản.

+ Di sản được ghi danh, xếp hạng vào năm nào?

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu và những nét chính về các di sản đó.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 16, 22 và cho biết:

+ Tên các di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được ghi danh và các di sản quan trọng của Việt Nam.

+ Vị trí phân bố các di sản trên lược đồ.

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng một nhiệm vụ) và giao nhiệm vụ cho HS:

+ Nhóm 1, 2 : Tìm hiểu về di sản văn hóa vật thể Thánh địa Mỹ Sơn.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về di sản văn hóa vật thể Đô thị cổ Hội An.

 

 

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

 

- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận chung theo các nội dung:

+ Di sản được hình thành như thế nào: trong khoảng thời gian nào, ở đâu?

+ Xác định được vị trí của di sản.

+ Giá trị cơ bản của di sản.

+ Di sản được ghi danh, xếp hạng vào năm nào?

- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận riêng nội dung của nhóm mình:

+ Nhóm 1, 2:

·        Tại sao nói Thánh địa Mỹ Sơn phản ánh quá trình giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á?

·        Mỹ Sơn phản ánh lịch sử của Vương quốc Chăm-pa như thế nào?

à HS kết nối với những tri thức lịch sử đã học về Ấn Độ và ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến vương quốc Chăm-pa.

+ Nhóm 3, 4: Tại sao nói đô thị cổ Hội An là điển hình về một cảng thị truyền thống phương Đông?

à HS kết nối với những tri thức đã học về sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII.

+ Nhóm 5, 6: HS chứng minh Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, nối tiếp nhau của các triều đại, là nơi giao lưu của các nền văn hóa và liên quan đến nhiều sự kiện văn hóa – lịch sử quan trọng của Việt Nam ở quá khứ, hiện tại.

- GV mở rộng kiến thức, đặt câu hỏi cho HS thảo luận:

Có quan điểm cho rằng: di sản văn hóa vật thể là các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc. Em có đồng ý với quan điểm này không ? Thông qua một số ví dụ cụ thể, hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

à Gợi ý: Một di sản là các công trình kiến trúc (đình, đền, chùa,…) không chỉ mang những giá trị về kiến trúc, nó còn chứa đựng rất nhiều thông tin, giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,…quan trọng khác.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 16, 22 để tìm hiểu tên các di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được ghi danh và các di sản quan trọng của Việt Nam và vị trí phân bố các di sản trên lược đồ.

- HS thảo luận theo các nhóm để tìm hiểu về một số di sản được công nhận, tiêu biểu cho các vùng miền và thời kì lịch sử khác nhau: Thánh địa Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

6. Tìm hiểu về di sản văn hóa vật thể

- Các di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được ghi danh và các di sản quan trọng của Việt Nam: Quần thể di tích cố đô Huế (1993, 2009), Đô thị cổ Hội An (1999, 2009), Thánh địa Mỹ Sơn (1999, 2009), Đền Hùng (2009), Trống đồng Ngọc Lũ (2012), Thành nhà Hồ (2011, 2012), Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2009, 2010), Dinh Độc Lập (2009), Chiến trường Điện Biên Phủ (2009), Thạp đồng Đào Thịnh (2012), Di tích khảo cổ và kiến trúc (Óc Eo – Ba Thê) (2012), di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (2012).

- Các di sản văn hóa vật thể trải dài trên cả nước.

a) Thánh địa Mỹ Sơn

- Thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

- Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể gồm hơn 70 ngôi đền tháp, được xây dựng khoảng từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Hầu hết các công trình xây dựng đều chịu ảnh hưởng của Hin-đu giáo.

- Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hoá thế giới.

b) Đô thị cổ Hội An

- Nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam).

- Từ khoảng cuối thế kỉ XV, cư dân Đại Việt đã tới Hội An sinh sống. Thương cảng Hội An được hình thành vào khoảng thế kỉ XV - XVI, trở thành đô thị/thương cảng phồn thịnh, là một trong những thương cảng sầm uất ở vùng biển Đông Nam Á,...

- Hội An đã thu hút nhiều thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và một số nước châu Âu đến buôn bán, mở chợ.

- Quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá đó để lại cho Hội An hệ thống di sản phong phú và được bảo tồn khá nguyên vẹn đến ngày nay.

- Năm 1999, Đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hoá thế giới.

c) Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

- Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử Thăng Long Hà Nội, phản ánh tiến trình lịch sử lâu dài từ thời Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn cho đến ngày nay; gắn liền với lịch sử nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

- Quần thể kiến trúc Hoàng thành Thăng  trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam, bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội.

 

Hoạt động 8: Tìm hiểu về di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Xác định được vị trí phân bố các di sản thiên nhiên và di sản phức hợp tiêu biểu trên bản đồ.

- Giới thiệu được nét cơ bản về một trong những di sản thiên nhiên và di sản phức hợp tiêu biểu. Kể tên được một số di sản thiên nhiên và di sản phức hợp tiêu biểu khác.

  1. Nội dung: Việt Nam có nhiều di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp đã được ghi danh, xếp hạng, nhiều di sản được UNESCO ghi danh và xếp hạng ở cấp độ quốc gia. Một số di sản tiêu biểu như : Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá đồng Đồng Văn, Quần thể danh thắng Tràng An,…
  2. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở những nét cơ bản về một trong những di sản thiên nhiên và di sản phức hợp tiêu biểu.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát lược đồ Hình 29, Bảng 3 SGK tr.39, 40 và trả lời câu hỏi:

+ Xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên nhiên và hỗn hợp Việt Nam.

+ Kể tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp.

 

- GV khuyến khích HS kể thêm các di sản ở địa phương hoặc các di sản tiêu biểu khác mà em biết.

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận nhiệm vụ học tập sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Vịnh Hạ Long.

+ Nhóm 2 : Tìm hiểu về vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cao nguyên đá Đồng Văn.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về quần thể danh thắng Tràng An.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát lược đồ Hình 29, Bảng 3 SGK tr.39, 40 để xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên nhiên và hỗn hợp Việt Nam và tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp.

- HS thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp: Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Cao nguyên đá Đồng Văn, Quần thể danh thắng Tràng An.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên nhiên và hỗn hợp Việt Nam.

- GV mời đại diện HS kể tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp.

- GV mời đại diện các nhóm thuyết trình và giới thiệu về một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp: Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Cao nguyên đá Đồng Văn, Quần thể danh thắng Tràng An.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

8. Tìm hiểu về di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp

a. Vịnh Hạ Long

- Thuộc vùng biển đảo của tỉnh Quảng Ninh, là một bộ phận của Vịnh Bắc Bộ.

- Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về: địa hình, địa mạo (có nhiều tháp các-xtơ đá vôi rộng lớn và phát triển tốt nhất thế giới); cảnh quan thiên nhiên (được tạo bởi hàng nghìn đảo lớn nhỏ trên mặt biển với những hình thù khác nhau); đa dạng sinh học (hơn 2 900 loài động, thực vật được bảo tồn); lịch sử, văn hoá (phát hiện gần 20 di tích khảo cổ học niên đại từ 3 500 năm - 14 000 năm, là một trong những cái nôi của người Việt cổ).

- Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO ghi danh bởi những giá trị tự nhiên nổi bật, được bầu chọn là một trong bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới năm 2013.

b. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

- Thuộc địa bàn ba huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình).

- Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về: địa chất, địa mạo; đa dạng sinh học; lịch sử, văn hoá; đặc biệt, phát hiện dấu tích chữ Chăm-pa trong động.

- Hai lần được UNESCO ghi danh với các giá trị địa chất, địa mạo, sinh học khác nhau.

c) Cao nguyên đá Đồng Văn

- Trải dài trên bốn huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ (Hà Giang).

- Cao nguyên đá Đồng Văn có nhiều giá trị nổi bật về: địa chất, địa mạo; đa dạng sinh học; lịch sử, văn hoá

- Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu năm 2010.

d) Quần thể danh thắng Tràng An

- Thuộc khu vực ranh giới giữa các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và các thành phố Tam Điệp (Ninh Bình).

- Quần thể danh thắng Tràng An có nhiều giá trị nổi bật về: địa chất, địa mạo; đa dạng sinh học; lịch sử, văn hoá

- Là Di sản thế giới hỗn hợp đấu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á được ghi danh.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết bài tập nhận thức thông qua đó, góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi 3 phần Luyện tập SGK tr.44; HS vận dụng kiến thức đã học về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm:

- Ý nghĩa của những di sản văn hóa Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản.

- Những việc bản thân HS cần làm để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị các di sản.

  1. Tổ chức thực hiện

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay