Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách kết nối tri thức Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

(15 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được khái niệm di sản văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa; nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
  • Phân tích được mục đích, ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hóa; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  • Xác định được vị trí phân bố các di sản tiêu biểu trên bản đồ và giới thiệu được những nét cơ bản về một số các di sản tiêu biểu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Biết cách sưu tầm, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa ở địa phương.
  • Biết vận dụng các kiến thức đã học để lấy được một số ví dụ về lợi ích của công tác bảo tồn di sản văn hóa.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp, vận động người khác tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các di sản ở địa phương và đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Tư liệu lịch sử:
  • Các hình ảnh, tư liệu về di sản văn hoá (đã có trong nội dung chuyên đề, có thể phóng to qua máy chiếu).
  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về di sản văn hoá, đặc biệt là các đi sản văn hoá ở địa phương (công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, lễ hội,...).
  • Phiếu học tập cho HS: dùng để trả lời các câu hỏi thảo luận, giúp HS tự khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử. Trên cơ sở các phiếu học tập cá nhân, các nhóm xây dựng thành kết quả thảo luận chung của cả nhóm để trình bày trước lớp. GV thu thập phiếu thu hoạch cá nhân và thu hoạch chung của nhóm để đánh giá thường xuyên trong suốt tiến trình dạy học.
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.
  • Tư liệu hình ảnh về di sản văn hóa ở địa phương theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen với bài học.
  3. Nội dung: GV trình chiều HS quan sát Hình 1 – Lễ khai mạc Phe-Xti-van Huế năm 2018 (SGK tr.23); HS quan sát và trình bày một vài thông tin, hiểu biết về sự kiện.
  4. Sản phẩm: HS trình bày một vài thông tin, hiểu biết về sự kiện khai mạc Phe-Xti-van Huế năm 2018.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 – Lễ khai mạc Phe-Xti-van Huế năm 2018 (SGK tr.23) và giới thiệu: Khai mạc Phe-xti-van được tổ chức tại Huế năm 2018 và là một hoạt động rất quan trọng đối với địa phương này từ năm 2000 và sau đó được tổ chức hai năm một lần vào năm chẵn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em biết thêm thông tin gì về sự kiện này.

- GV hướng dẫn HS thảo luận, theo nhóm (bàn học), hoặc nhóm đôi để trả lời nhanh câu hỏi: Nêu thông tin sự kiện về

+ Thời gian diễn ra.

 + Địa điểm tổ chức.

+ Có những hoạt động văn hóa đặc sắc gì?

+ Ấn tượng của em về sự kiện đó là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức hiểu biết và trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS có tinh thần xung phong trả lời câu hỏi:

+ Phe-xti-van 2018 chính thức khai mạc vào lúc 20h tối 27/4 tại sân khấu Quảng trường Ngọ Môn, Huế, tiếp tục với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản" có sự tham gia của 24 đoàn nghệ thuật đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ với  hàng trăm chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Việt, văn hóa Huế và tinh hoa văn hóa các nước trên thế giới.

+ Chương trình đã đưa công chúng đi từ những làn điệu nhẹ nhàng, sâu lắng mang âm sắc trong tà áo dài thướt tha Huế đến các vùng miền của đất nước rồi hòa quyện, thăng hoa cùng các tiết mục đặc sắc mang dấu ấn văn hóa đa sắc màu của các châu lục.

+ Với phương châm giữ cốt cách truyền thống nhưng cách thể hiện luôn luôn mới, Phe-xti-van  Huế 2018 góp phần khẳng định một hướng đi đúng đắn nhằm quyết tâm xây dựng thành thành phố Phe-xti-van  đặc trưng, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài chuyên đề: Sự thành công của Phe-xti-van Huế đã khẳng định, lan toả được giá trị trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế, là một ví dụ tiêu biểu cho việc di sản văn hoá được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống đương đại. Vậy di sản văn hoá là gì? Việt Nam có những loại hình di sản nào? Công tác bảo tổn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề này – Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. DI SẢN VĂN HÓA

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Hiểu được khái niệm văn hóa, từ đó giải thích được khái niệm di sản văn hóa.

- Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của di sản văn hóa đối với dân tộc trong quá khứ và hiện tại.

  1. Nội dung:

- Hiện nay, có nhiều định nghĩa/cách hiểu khác nhau về khái niệm di sản văn hoá. Tựu trung lại, có thể hiểu: Di sản văn hoá chính là hệ thống các giá trị và tinh thân do một cộng đồng người sáng tạo, tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.

- Di sản văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng: tạo nên giá trị cộng đồng; tạo ra sinh kế cho cá nhân/cộng đồng; thúc đẩy hoà bình, đoàn kết quốc gia; đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường:...

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở khái niệm văn hóa, khái niệm di sản văn hóa, ý nghĩa của di sản văn hóa.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1.a SGK tr.24 và trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là di sản văn hóa?

+ Lấy ví dụ về di sản văn hóa.

- GV lưu ý HS chú ý các từ khóa trong thông tin SGK: giá trị vật chất, giá trị tinh thần, lưu truyền, cộng đồng.

- GV khuyến khích HS đưa ra ý kiến, quan điểm khác nhau về di sản văn hóa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân:

+ Đọc thông tin mục I.1.a SGK tr.24 để tìm hiểu về khái niệm di sản văn hóa.

+ Vận dụng hiểu biết và trải nghiệm của bản thân để lấy ví dụ về di sản văn hóa.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm di sản văn hóa và lấy ví dụ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và kết luận: Hiện nay, có nhiều định nghĩa/cách hiểu khác nhau về khái niệm di sản văn hoá. Tựu trung lại, có thể hiểu: Di sản văn hoá chính là hệ thống các giá trị và tinh thân do một cộng đồng người sáng tạo, tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu Hình 2 – Sơ đồ về một số ý nghĩa của di sản văn hóa (SGK tr.24) và trả lời câu hỏi:

+ Nêu ý nghĩa của di sản văn hóa.

+ Lấy ví dụ để chứng minh cho các ý nghĩa đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân:

+ Khai thác tư liệu Hình 2 – Sơ đồ về một số ý nghĩa của di sản văn hóa (SGK tr.24) để tìm hiểu về ý nghĩa của di sản văn hóa.

+ Vận dụng hiểu biết và trải nghiệm của bản thân để lấy ví dụ về ý nghĩa của di sản văn hóa.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về ý nghĩa của di sản văn hóa và lấy ví dụ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và kết luận: Di sản văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nên giá trị cộng đồng; tạo ra sinh kế cho cá nhân/cộng đồng; thúc đẩy hoà bình, đoàn kết quốc gia; đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường:...

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa

a) Khái niệm

- Di sản văn hóa: là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. à Mỗi cộng đồng đều có những di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho cộng đồng đó.

- Ví dụ:

+ Di sản văn hóa vật thể: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ,…

+ Di sản văn hóa phi vật thể: không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ca trù, Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, nghệ thuật bài Chòi Trung Bộ, thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Ý nghĩa

- Ý nghĩa của di sản văn hóa:

+ Là tài sản vô giá của công đồng, dân tộc, tạo nên giá trị cốt lõi.

+ Tạo ra sinh kế cho cá nhân, cộng đồng, là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

+ Thúc đẩy hòa bình và tinh thần đoàn kết, giao lưu, tôn trọng đa dạng văn hóa giữa các quốc gia.

+ Đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường.

- Ví dụ: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long

+ Mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu, là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan.

+ Là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của một nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á.

+ Góp phần giáo dục ý thức của nhân dân về dân tộc mình.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân loại di sản văn hóa và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Biết được một số cách phân loại di sản văn hóa. Đồng thời, hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa.

- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.

à Hình thành và nâng cao năng lực tìm hiểu, nhận thức về di sản văn hóa ở Việt Nam.

  1. Nội dung:

- Có nhiều cách phân loại di sản văn hoá:

+ Phân loại theo khả năng thoả mãn nhu cầu của con người: có hai loại di sản văn hoá là đi sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tinh thần.

+ Phân loại theo hình thái biểu hiện của di sản: được chia thành di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Đây là cách phân loại di sản văn hoá theo Luật Di sản văn hoá Việt Nam năm 2001.

- Xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá: chỉ xếp hạng đi sản vật thể, không xếp hạng di sản phi vật thể.

+ Mục đích, ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hoá.

+ Mục đích, ý nghĩa và những tiêu chí để xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở các cách phân loại di sản văn hóa; xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Các cách phân loại di sản văn hóa

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4-6 HS), đọc thông tin mục I.2.a, kết hợp khai thác tư liệu Bảng 1 và cho biết: Di sản văn hóa gồm những loại hình nào ?

+ GV lưu ý HS: Một số cách phân loại di sản trong Bảng 1 là hai trong nhiều cách/quan điểm phân loại khác nhau được nhiều người thừa nhận.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận, quan sát Hình 3-7 SGK tr24-26 và trả lời câu hỏi: Dựa vào cách phân loại ở trên, em hãy cho biết trong các Hình 5 – 7, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hóa phi vật thể, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hóa phi vật thể?

(Di sản văn hóa vật thể: hình 3, 5.

Di sản văn hóa phi vật thể: hình 4, 6, 7).

+ GV lưu ý HS: căn cứ theo cách phân loại thứ hai – phân loại theo hình thái biểu hiện của di sản để trả lời câu hỏi.

+ GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh các di sản ở địa phương do GV sưu tầm và phân loại.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm (4-6 HS), đọc thông tin mục I.2.a, kết hợp khai thác tư liệu Bảng 1, quan sát Hình 3-7 SGK tr24-26, quan sát Hình 5 – 7 để tìm hiểu về:

+ Cách phân loại di sản văn hóa.

+ Hình ảnh phản ánh di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.

+ Mục đích, ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa.

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm; hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp:

+ Cách phân loại di sản văn hóa.

+ Hình ảnh phản ánh di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.

+ Mục đích, ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Phân loại theo khả năng thoả mãn nhu cầu của con người: có hai loại di sản văn hoá là di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tinh thần.

+ Phân loại theo hình thái biểu hiện của di sản: được chia thành di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Đây là cách phân loại di sản văn hoá theo Luật Di sản văn hoá Việt Nam năm 2001.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS khai thác thông tin mục I.2.b SGK tr.26 và trả lời câu hỏi: Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

- GV hướng dẫn HS quan sát Bảng 2 – Xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và giới thiệu cho HS:

+  Di tích cấp tính: là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương.

+ Di tích quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia.

+ Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ về từng loại di tích theo bảng xếp hạng SGK tr.26.

(Gợi ý:

+ Di tích QGĐB: khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội có giá trị về khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, văn hoá lịch sử của Quốc gia đặc biệt.

+ Di tích Quốc gia: di tích đình Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội có giá trị về Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

+ Di tích Cấp tỉnh: di tích chùa Bà Đá, Hoàn Kiếm có giá trị lịch sử văn hoá của thành phố Hà Nội.

- GV chia cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng 1 nhiệm vụ) và giao nhiệm vụ cho HS:

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về đình làng La Hà (Quảng Bình).

Một số thông tin cần tìm hiểu: Di tích này ở đâu? Được hình thành như thế nào? Giá trị nổi bật của di tích là gì? Di tích được xếp hạng năm nào?

+ Nhóm 3, 4 : Tìm hiểu về Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số thông tin cần tìm hiểu: Di tích được xây dựng từ khi nào? Giá trị nổi bật của di tích là gì? Di tích được xếp hạng năm nào?

 

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về Nhà sàn Bác Hồ trong khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội).

Một số thông tin cần tìm hiểu:Di tích được xây dựng từ khi nào? Di tích này có giá trị đặc biệt gì? Di tích được xếp hạng năm nào?

=> Gợi ý:

+ Hình 8. Đình làng La Hà (Quảng Bình): Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đình thuộc thôn La Hà, xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Đây là nơi thờ tự những vị thần tổ khai khẩn lập làng. Sau này, do làng có nhiều người đỗ đạt nên đình có thêm khu Văn miếu để thờ và tôn vinh các vị này. Hiện nay, trong đình thờ năm vị Tiến sĩ, Phó bảng đỗ đạt qua các kì thi của triều Nguyễn và là nơi lưu giữ thành quả về học vấn khoa bảng của

các thế hệ con cháu các dòng họ trong làng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình làng được sử dụng làm nơi cất giấu vũ khí, lương thực, tập hợp lực lượng dân quân, du kích và là trung tâm căn cứ chỉ huy đánh giặc. Năm 2003, đình làng La Hà được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Năm 2016, đình được trùng tu, tôn tạo khang trang như hiện nay.

+ Hình 9. Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình kiến trúc đặc biệt, mang đậm dấu ấn, phong cách kiến trúc Gô-tích thịnh hành ở Pháp thế kỉ XIX. Nhà hát được khởi công xây dựng năm 1898 và khánh thành ngày 1 - 1 - 1900 bởi chính quyền Pháp.

+ Hình 10. Nhà sàn Bác Hồ trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) - Di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể di tích này đã trở thành khu tưởng niệm quan trọng liên quan đến 15 năm sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ tháng 12 - 1954 đến tháng 9 - 1969). Nơi đây có nhiều công trình di tích gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Nhà 54, Nhà sàn, Phòng họp Bộ Chính trị, Đường Xoài,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I.2.b SGK tr.26 để tìm hiểu về mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

- HS thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về các di tích có trong Hình 8 – 10 (SGK tr.27).

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày về mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

- GV mời đại diện các nhóm giới thiệu, thuyết minh về các di tích lịch sử - văn hóa Hình 8-10.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có) hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Cần hiểu đúng về chủ sở hữu và “cấp” của di sản văn hoá phi vật thể. Di sản văn hoá phi vật thể thuộc về cộng đồng và chỉ thuộc về cộng đồng, không thuộc về nhà nước hay thế giới. Công ước năm 2003 của UNESCO bác bỏ việc xếp hạng các di sản văn hoá phi vật thể thành một hệ thống thứ bậc, phân chia cao - thấp. Tất cả di sản văn hoá phi vật thể đều bình đẳng vì di sản văn hoá phi vật thể nào cũng đều có giá trị đối với cộng đồng, nhóm người, cá nhân sáng tạo ra chúng. Do đó, không có việc “phong cấp” hay “xếp hạng” cho di sản văn hoá phi vật thể cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp thế giới.

+ Tuy nhiên, ở cấp độ quốc gia, Nhà nước ta đã tiến hành kiểm kê và lập hồ sơ khoa học các di sản văn hoá phi vật thể, nhằm nắm bắt thông tin, tình trạng di sản để thuận tiện cho việc quản lí và có biện pháp bảo tồn, phát huy phù hợp. Ở cấp độ thế giới, các di sản đủ tiêu chuẩn sẽ được tổ chức ghi danh vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể thế giới, nhằm ghi nhận và tôn vinh những giá trị di sản văn hoá của các cộng đồng dân tộc trên thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về phân loại di sản văn hóa và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa

a) Phân loại di sản văn hóa

- Các cách phân loại di sản văn hóa:

+ Khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người:

·        Di sản văn hoá vật chất: là những di sản văn hoá thoả mãn nhu cầu về vật chất của con người.

·        Di sản văn hoá tinh thần: là các di sản văn hoá thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người.

+ Hình thái biểu hiện của di sản:

·        Di sản văn hoá vật thể: là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

·        Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,... được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Mục đích, ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa:

+ Mục đích của phân loại: làm cơ sở cho việc quản lí, bảo vệ, khai thác tốt hơn giá trị của di sản.

+ Ý nghĩa của phân loại di sản: làm căn cứ đề ra chính sách, biện pháp và có thái độ ứng xử đúng đắn với từng loại di sản, từ đó góp phần quản lí, bảo vệ, phát huy giá trị di sản tốt hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Xếp hạng di tích lịch sử văn hóa

- Mục đích:

+ Nhằm xác lập cơ sở pháp lí để bảo vệ di tích.

+ Xác định trách nhiệm của từng cấp trong bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

+ Tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

- Ý nghĩa:

+ Các di tích được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn.

+ Góp phần thiết thực trong việc phát huy giá trị của di tích, từ đó cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.

 

  1. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Hiểu được khái niệm bảo tồn di sản văn hóa.

- Hiểu được mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Nhận thức được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và có khả năng vận dụng để góp phần vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương.

  1. Nội dung:

- Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo tốn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó.

- Phát huy giá trị di sản là những hành động nhằm đưa di sản văn hoá vào trong thực tiễn xã hội, biến nó thành nội lực, tiềm năng để góp phần phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hoá đối với sự phát triển của xã hội.

- Giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có mối quan hệ mật thiết. Bảo tồn

chính là nền tảng để phát huy giá trị di sản văn hoá.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở:

- Khái niệm bảo tồn di sản văn hóa.

- Mối quan hệ giữa bảo tồn với phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Cơ sở khoa học của bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

- Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

  1. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay