Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 1: Tìm hiểu trang trí đường diềm

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Mĩ thuật 12 bộ sách Kết nối tri thức Bài 1: Tìm hiểu trang trí đường diềm. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 3

BÀI 1: TÌM HIỂU TRANG TRÍ ĐƯỜNG ĐIỀM

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được đặc điểm trang trí đường diềm. 

  • Xây dựng được ý tưởng và sử dụng chất liệu phù hợp để thực hành trang trí đường diềm. 

  • Trao đổi, phân tích về trang trí đường diềm ở các sản phẩm. 

  • Có ý thức trân trọng nghệ thuật trang trí hoa văn truyền thống

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức và tư duy lịch mĩ thuật: Xây dựng được ý tưởng và sử dụng được chất liệu để thực hiện trang trí đường diềm.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Trao đổi phân tích về trang trí đường diềm ở các sản phẩm. 

3. Phẩm chất

  • Có ý thức trân trọng nghệ thuật trang trí hoa văn truyền thống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Mĩ thuật 12 – Kết nối tri thức.

  • Kế hoạch bài dạy.

  • Một số ảnh chụp, bài mẫu trang trí đường diềm, SPMT của HS

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Mĩ thuật 12 – Kết nối tri thức.

  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, bút chì,…

  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học Tìm hiểu trang trí đường diềm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hình thức trang trí đường diềm.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu biết được một số hình thức trang trí đường diềm.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh SGK tr.29 – tr.32 và thảo luận tìm hiểu về một số hình thức trang trí đường diềm. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về trang trí đường diềm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV đặt câu hỏi thảo luận: “Trang trí đường diềm có vai trò như thế nào trong cuộc sống”

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.29 – tr.32 và trả lời câu hỏi:  

+ Nhóm 1: Tìm hiểu hình thức trang trí ở hình 1, 2.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu hình thức trang trí ở hình 4,7.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu hình thức trang trí ở hình 5. 

+ Nhóm 4: Tìm hiểu hình thức trang trí ở hình 3,6.

CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 3

- GV gợi ý HS thực hiện nhận xét Vai trò của trang trí đường diềm trong đời sống xã hội. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu về hình thức trang trí đường diềm. 

GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về hình thức trang trí đường diềm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày nhận xét về Hình ảnh SGK tr.29 – tr.32.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về hình thức trang trí đường diềm: Hình thức trang trsi đường diềm được dùng phổ biến trong đời sông nhằm làm tăng vẻ dẹp trên vải, trang phục, phụ kiện (khăn quàng cổ, tay áo, cạp váy, túi xách…) trên đồ gia dụng (ấm, chén, bát, đĩa, tách…) trong kiến trúc (bia đá, chân cột, gạch lát sàn….), trên ấn phẩm (sách, báo, giấy khen) trên đá, gỗ và các vật liệu khác. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu một số hình thức trang trí đường diềm.

- Đường diềm được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống như: các công trình kiến trúc, trên các đồ vật trong gia đình, trang phục… làm cho cuộc sống thêm đẹp và sinh sống.

- Hình thức trang trí ở hình 1,2: Mô típ hoa văn trên vật dụng của các dân tộc nhìn chung khá phức tạp và tỉ mỉ có chung nhiều yếu tố trang trí như: hình ngôi sao, móc câu, chữ thập, hình vuông, hình thoi, đường thẳng, đường dích dắc….

- Hình 4 và hình 7 là những tác phẩm điêu khắc trong kiến trúc thời Lý. Họa tiết chính của hai hiện vật là cánh sen, hoa sen kết hợp hoa dây. Đặc điểm chung của trang trí thời này sử dụng đường cong, nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển nhịp nhàng, hầu như không sử dụng đường thẳng, nét thẳng.

- Hình 5 với họa tiết hoa văn trên mặt trống đồng vô cùng đa dạng như những ngôi sao 12 – 14 cánh, chim, thú, các biểu tượng nhạc cụ, các loại trang phục cổ xưa, nhà sàn dân tộc… Những họa tiết trên mặt trống đồng không chỉ là hình ảnh trang trí mà còn có ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và truyền thống. 

- Hình thức trang trí ở hình 3,6 là cổng thành babylon có trang trí hai cánh cổng là các biểu tượng rồng, bò rừng, sư tử… tượng trưng cho quyền lực của đế chế Nebuchadnezzar. Đường diềm xung quanh là họa tiết hoa cúc, hình chữ nhật và họa tiết hoa văn cách điệu cầu kì tạo nên sự bí hiểm.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm đường diềm.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu đặc điểm và một số dạng thức cơ bản của bố cục đường diềm.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình SGK tr.33 – tr.34 và tìm hiểu về một số dạng thức cơ bản của bố cục đường diềm. 

c. Sản phẩm: 

- HS có kiến thức về đặc điểm cùng một số dạng thức cơ bản trong trang trí đường diềm.

- HS rèn luyện được kĩ năng thực hành SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình ảnh SGK tr.33 – tr.34 và thảo luận theo nội dung:

Nhóm 1: Đường diềm có đặc điểm như thế nào? 

+ Nhóm 2: Hãy kể tên những vị trí trong các công trình kiến trúc sử dụng đường diềm phát triển theo phương thẳng đứng để trang trí.

+ Nhóm 3: Hãy kể tên những đồ vật sử dụng đường diềm trang trí  phát triển theo phương ngang.

+ Nhóm 4: Hãy kể tên những đồ vật sử dụng đường diềm trang trí phát triển theo đường cong, lượn

CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 3

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu về đặc điểm đường diềm.

GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về đặc điểm đường diềm.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm đường diềm: Đường diềm là hình thức trang trí, sắp xếp, bố trí họa tiết theo một số nguyên tắc trang trí cơ bản để tạo thành dải, liên tục, lặp đi lặp lại và được giới hạn bởi hai đường song song (thẳng hoặc cong), họa tiết, đường nét, mảng hình, màu sắc… hài hòa và đẹp mặt.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu đặc điểm đường diềm

- Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài, trên đó các họa tiết được sắp xếp lặp đi lặp lại đều đặn và liên tục, giới hạn trong hai đường song song (thẳng, cong hoặc tròn). 

- Đường diềm kéo dài theo phương thẳng đứng được áp dụng trên các xà, cột, trong các công trình kiến trúc. 

- Đường diềm kéo dài theo phương ngang được áp dụng để trang trí khá phổ biến trên các chân tường, viền áo, váy khăn, thảm…

- Đường diềm theo đường cong, lượn được áp dụng để trang trí trong các hình tròn, elip, đường cong…

B. LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

Nhiệm vụ 1: Các bước xây dựng bài trang trí đường diềm ở dạng đen trắng.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết xây dựng ý tưởng, lựa chọn được họa tiết để thực hiện phác thảo đen trắng bài trang trí đường diềm.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát các bước xây dựng bài trang trí đường diềm trong SGK tr.35.

c. Sản phẩm: HS biết các bước chuẩn bị và nắm được các bước thực hành chung của bài trang trí đường diềm ở dạng đen trắng.

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH VẼ HÌNH HOẠ 3

Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 1: Vẽ khối mắt, mũi, miệng, tai
Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 2: Thực hành vẽ tượng chân dung
Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Lựa chọn, trưng bày (Chuyên đề 1)

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 3

Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 1: Tìm hiểu trang trí đường diềm
Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 2: Thực hành trang trí đường diềm
Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Lựa chọn, trưng bày (Chuyên đề 2)

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH VẼ TRANH BỐ CỤC 3

Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 1: Tìm hiểu tranh bố cục hình, khối cơ bản
Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 2: Thực hành vẽ tranh bố cục hình, khối cơ bản
Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Lựa chọn, trưng bày (Chuyên đề 3)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH VẼ HÌNH HOẠ 3

Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 1: Vẽ khối mắt, mũi, miệng, tai
Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 2: Thực hành vẽ tượng chân dung
Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Lựa chọn, trưng bày (CĐ 1)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 3

Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 1: Tìm hiểu trang trí đường diềm
Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 2: Thực hành trang trí đường diềm
Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Lựa chọn, trưng bày (CĐ 2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH VẼ TRANH BỐ CỤC 3

Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 1: Tìm hiểu tranh bố cục hình, khối cơ bản
Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 2: Thực hành vẽ tranh bố cục hình, khối cơ bản
Giáo án điện tử chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Lựa chọn, trưng bày (Chuyên đề 3)

Chat hỗ trợ
Chat ngay