Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối Bài 2: Thực hành trang trí đường diềm

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Mĩ thuật 12 bộ sách Kết nối tri thức Bài 2: Thực hành trang trí đường diềm. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: THỰC HÀNH TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 

(6 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lựa chọn được họa tiết, chất liệu để thực hành. 

  • Biết cách sắp xếp, tạo được hòa sắc và sự liên kết họa tiết giữa các mảng chính, mảng phụ trong trang trí đường diềm, sử dụng được chất liệu màu bột, màu nước hoặc chất liệu tương đương để thực hành. 

  • Trao đổi, phân tích và liên hệ được ứng dụng của trang trí đường diềm trong đời sống. 

  • Có ý thức trân trọng nghệ thuật trang trí hoa văn truyền thống.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức và tư duy lịch mĩ thuật: Biết cách sắp xếp, tạo được hòa sắc và sự liên kết họa tiết giữa các mảng chính, mảng phụ trong trang trí đường diềm, sử dụng được chất liệu màu bột, màu nước hoặc chất liệu tương đương để thực hành. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Trao đổi, phân tích và liên hệ được ứng dụng của trang trí đường diềm trong đời sống. 

3. Phẩm chất

  • Có ý thức trân trọng nghệ thuật trang trí hoa văn truyền thống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Mĩ thuật 12.

  • Kế hoạch bài dạy.

  • Một số ảnh chụp các đồ vật có ứng dụng trang trí đường diềm, bài mẫu trang trí đường diềm. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 12.

  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, bút chì,…

  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học Thực hành trang trí đường diềm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng của trang trí đường diềm.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ứng dụng của trang trí đường diềm trên đồ vật.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh SGK tr.38 – tr.40 và thảo luận tìm hiểu đặc điểm, cấu trúc đường diềm.

c. Sản phẩm: HS có kiến thức về đặc điểm, cấu trúc của đường diềm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình ảnh:

BÀI 2: THỰC HÀNH TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 

 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Trang trí đường diềm được ứng dụng dưới những hình thức nào?

- GV hướng dẫn HS tham khảo bài viết: 

https://www.spnttw.edu.vn/articledetail.aspx?articleid=

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu về ứng dụng của trang trí đường diềm.

GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày ứng dụng trang trí đường diềm.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ứng dụng của đường diềm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Ứng dụng trang trí đường diềm. 

Trang trí đường diềm được ứng dụng rộng rãi dưới nhiều hình thức từ trang trí các vật dụng hàng ngày như bát, đũa, lọ, bình… đến các sản phẩn điêu khắc, phù điêu, bàn ghế, tràng kỉ… 

- Trong các công trình kiến trúc, đướng diềm được trang trí trên các ô cửa, lan can, cầu thang, gạch lát sàn….

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc ứng dụng trong trang trí đường diềm. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt và tượng chân dung.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình SGK tr.41 – tr.44 và tìm hiểu về 4 quy tắc chính trong trang trí đường diềm. 

c. Sản phẩm: HS có kiến thức về quy tắc ứng dụng trong trang trí đường diềm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình SGK tr.41 – tr.44

+ Quy tắc lặp lại: 

BÀI 2: THỰC HÀNH TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 

- Quy tắc xen kẽ

BÀI 2: THỰC HÀNH TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 

- Quy tắc đảo ngược: 

BÀI 2: THỰC HÀNH TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 

- Quy tắc chồng hình: 

BÀI 2: THỰC HÀNH TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về các quy tắc ứng dụng trong trang trí đường diềm.

- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc thông tin SGK tr.41 – tr.44, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Thế nào là họa tiết đơn lẻ và họa tiết nhóm?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng  thành viên trong nhóm, tìm hiểu về các quy tắc trong trang trí đường diềm.

GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu các quy tắc trang trí đường diềm.

- GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm họa tiết đơn lẻ và họa tiết nhóm: Họa tiết là hình vẽ được đơn giản hay cách điệu, là một kiểu mẫu, một đơn vị nhỏ của hình thức trang trí. Họa tiết đơn lẻ là một chi tiết của bộ phận như họa tiết cánh hoa, chiếc lá… Họa tiết nhóm là nhiều chi tiết bộ phận kết hợp thành một cụm cấu trúc.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quy tắc tảng trí đường diềm: Trong trang trí đường diềm có thể kết hợp nhiều quy tắc: đăng đối, xen kẽ, nhắc lại hoặc đảo ngược họa tiết…Tùy theo ý tưởng mà người vẽ có thể sử dụng một họa tiết đơn lẻ hoặc nhóm họa tiết trang trí.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Quy tắc ứng dụng trong trang trí đường diềm  

Quy tắc lặp lại: Họa tiết chính phụ đặt cạnh nhau, lặp lại thành dải.

- Quy tắc xen kẽ: Họa tiết hoặc nhóm họa tiết của mạng phụ xen kẽ với họa tiết hoặc nhóm họa tiết mảng chính. 

- Quy tắc đảo ngược: Họa tiết hoặc nhóm họa tiết thứ hai nằm theo hướng ngược lại với họa tiết hoặc nhóm họa tiết thứ nhất.  

- Quy tắc chồng hình: Họa tiết hoặc nhóm họa tiết chồng lên họa tiết hoặc nhóm họa tiết khác.

 

Hoạt động 3: Hòa sắc trong trang trí đường diềm. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số hòa sắc trong trang trí đường diềm.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình SGK tr.45 và tìm hiểu về các hòa sắc trong trang trí đường diềm: hòa sắc nóng, hòa sắc lạnh, hòa sắc trầm, hòa sắc rực.

c. Sản phẩm: HS có nhận biết được hòa sắc, biết cách phối hợp các màu đơn kẻ để thành gam màu. 

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt nhận đủ chuyên đề I
  • 30/11 bàn giao chuyên đề II
  • 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 5-7 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay