Giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời Chuyên đề 1 Bài 1: Định luật vạn vật hấp dẫn (P1)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách chân trời sáng tạo Chuyên đề 1 Bài 1: Định luật vạn vật hấp dẫn (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ I: TRƯỜNG HẤP DẪN

BÀI 1: ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN (3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khi xét trường hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu đồng nhất, khối lượng của quả cầu có thể xem như tập trung ở tâm của nó.
  • Vận dụng được định luật vạn vật hấp dẫn cho một số trường hợp chuyển động đơn giản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu trả lời cho các câu thảo luận và bài tập trong SCĐ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến định luật vạn vật hấp dẫn, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được tương tác giữa Trái Đất và các vật.
  • Mô tả và định nghĩa được định luật vạn vật hấp dẫn.
  • Vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SCĐ, SGV, Kế hoạch dạy học.
  • Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SCĐ: Hình ảnh biểu diễn lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, Hình ảnh minh họa lực hấp dẫn giữa hai quả cầu đồng nhất, Hình ảnh minh họa ba định luật Kepler,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SCĐ Vật lí 11.
  • Tư liệu, tranh ảnh, video,...liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất để HS có được khái niệm ban đầu về trường hấp dẫn của các vật có khối lượng.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh/video về mô hình Mặt Trăng quay quanh Trái Đất để HS quan sát, thảo luận về tương tác giữa Trái Đất và các vật.
  4. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về các câu hỏi trong phần khởi động của bài học, trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để nghiên cứu về tương tác giữa Trái Đất và các vật.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video/hình ảnh về mô hình Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời cho HS quan sát.

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

(link video)

+ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Trong tác phẩm Principia, bên cạnh việc phát triển ba định luật về chuyển động, Newton cũng trình bày những nghiên cứu liên quan đến chuyển động của các hành tinh và Mặt Trăng. Đặc biệt, ông luôn đặt câu hỏi về bản chất của lực tác dụng để giữ cho Mặt Trăng chuyển động trên quỹ đạo gần tròn xung quanh Trái Đất.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vậy độ lớn, phương và chiều của lực đó có đặc điểm như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Định luật vạn vật hấp dẫn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu tương tác giữa Trái Đất và các vật

  1. Mục tiêu: HS nêu được sự tương tác giữa Trái Đất và các vật.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để tìm hiểu về sự tương tác giữa Trái Đất và các vật.
  3. Sản phẩm học tập: Mô tả được sự tương tác giữa Trái Đất và các vật.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh Johannes Kepler (Hình 1.1) cho HS quan sát và giới thiệu về ba định luật Kepler.

Ba định luật Kepler về chuyển động của các hành tinh do Johannes Kepler xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII. Ba định luật này là cơ sở thực nghiệm quan trọng để Newton thiết lập biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ tìm hiểu về sự tương tác giữa Trái Đất và các vật và trả lời nội dung Thảo luận 1 (SCĐ – tr5)

Xét gần đúng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là tròn đều, hãy xác định phương, chiều và tính toán độ lớn gia tốc của Mặt Trăng.

­- GV đặt câu hỏi:

+ Bản chất của lực tương tác giữa Trái Đất và Mặt Trăng là gì?

+ Nêu một số ví dụ chứng tỏ có sự tương tác giữa Trái Đất và các vật.

- Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận sự tương tác giữa Trái Đất và các vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, chăm chú nghe GV giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. TƯƠNG TÁC GIỮA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VẬT

*Thảo luận 1 (SCĐ – tr5)

Gia tốc của Mặt Trăng khi chuyển động tròn xung quanh Trái Đất có:

+ Điểm đặt: tại tâm Mặt Trăng.

+ Hướng: về tâm Trái Đất.

+ Độ lớn:

Chứng minh công thức xác định độ lớn gia tốc hướng tâm từ các công thức sau: ,  và  ; suy ra:  =>

Thay vào biểu thức tính gia tốc hướng tâm, ta được: , với r là khoảng cách từ tâm của Trái Đất đến tâm Mặt Trăng, T là thời gian Mặt Trăng quay một vòng xung quanh Trái Đất.

 

*Kết luận:

- Theo định luật III Newton, lực do Trái Đất tác dụng lên vật phải bằng lực do vật tác dụng lên Trái Đất. Như vậy, lực này cần tỉ lệ thuận với khối lượng của Trái Đất và vật. Ngoài ra, các tính toán của Newton cho thấy lực này tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ tâm của Trái Đất đến tâm của vật. Do đó, ta có:

Trong đó:

+ r là khoảng cách từ tâm Trái Đất đến tâm của vật.

+ M và m lần lượt là khối lượng của Trái Đất và vật.

+ G là hằng số tỉ lệ, được gọi là hằng số hấp dẫn, có giá trị được xác định từ thực nghiệm vào khoảng 6,67.10-11 N.m2.kg2.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về định luật vạn vật hấp dẫn

  1. Mục tiêu:

- HS nêu được nội dung và điều kiện áp dụng của định luật vạn vật hấp dẫn.

- HS vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn cho một số trường hợp chuyển động đơn giản.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để tìm hiểu về nội dung, điều kiện áp dụng và vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn.
  2. Sản phẩm học tập: HS định nghĩa, mô tả được điều kiện áp dụng của định luật vạn vật hấp dẫn và vận dụng giải một số bài toán liên quan.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1, 2: Tìm hiểu về nội dung và điều kiện áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và tìm hiểu về nội dung định luật.

- GV đặt câu hỏi:

+ Lực hấp dẫn do vật A tác dụng lên vật B có phương, chiều như thế nào?

+ Lực hấp dẫn giữa hai điểm A và B được xác định bởi công thức nào?

+ Biểu diễn lực hấp dẫn giữa hai chất điểm trên hình vẽ.

*Gợi ý: Lực hấp dẫn do vật A tác dụng lên vật B có phương nằm trên AB, chiều hướng về A và có độ lớn .

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận về Nội dung định luật vạn vật hấp dẫn, yêu cầu HS ghi bài vào vở.

- GV yêu cầu HS theo nhóm đôi, hướng dẫn HS theo dõi SCĐ và chú trọng nhấn mạnh điều kiện áp dụng của định luật vạn vật hấp dẫn.

- GV đặt câu hỏi:

+ Theo Newton, định luật vạn vật hấp dẫn có thể áp dụng vào trường hợp nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời nội dung Thảo luận 2 (SCĐ – tr6)

Nêu một số ví dụ những vật trong thực tế có thể xem gần đúng là những quả cầu đồng nhất.

- Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về nội dung và điều kiện áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn, yêu cầu HS ghi bài vào vở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, chăm chú nghe GV giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, thảo luận và giải lại bài tập Ví dụ (SCĐ – tr7), không dựa vào lời giải trong SCĐ.

Xét chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, giả sử chuyển động của Mặt Trăng được xem gần đúng là chuyển động tròn đều. Biết hằng số hấp dẫn khối lượng Trái Đất m = 5,97.1024 kg và khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng là r = 3,85.108 m.

a) Tính chu kì quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

b) Xét đoạn thẳng nối tâm của Trái Đất và Mặt Trăng, hãy xác định khoảng cách từ Trái Đất đến vị trí mà khi vật đặt tại đó, tổng hợp lực hấp dẫn của Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên bằng 0.

- GV hướng dẫn HS trả lời nội dung Thảo luận (SCĐ – tr8)

Thảo luận 3 (SCĐ – tr8)

Không cần tính toán, hãy dự đoán xem điểm P gần Trái Đất hay Mặt Trăng hơn. Vì sao?

Thảo luận 4 (SCĐ – tr8)

Xác định lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, chăm chú nghe GV giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày bài giải trên bảng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

II. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN

1. Nội dung định luật

- Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm A, B tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng mA, mB của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r giữa chúng.

- Lực hấp dẫn do vật A tác dụng lên vật B có điểm đặt tại vật B, luôn có phương nằm trên đường thẳng nối AB, chiều hướng về vật A và có độ lớn được xác định theo công thức .

 

 

2. Điều kiện áp dụng

- Định luật vạn vật hấp dẫn có thể được áp dụng cho tương tác giữa:

+ Hai vật được coi là chất điểm.

+ Hai vật không được coi là chất điểm nhưng có dạng cầu đồng nhất (có khối lượng phân bố đều).

*Thảo luận 2 (SCĐ – tr6)

- Những vật trong thực tế có thể xem gần đúng là những quả cầu đồng nhất: Viên bi ve thủy tinh, viên bi da, Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn

Ví dụ (SCĐ – tr7)

- Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất:

b) Khi đặt một vật có khối lượng m tại một điểm trong không gian, vật sẽ chịu tác dụng của lực hấp dẫn do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng, lần lượt hướng về tâm của Trái Đất và Mặt Trăng.

Do đó, để vật không còn chịu tác dụng của hai lực hấp dẫn này thì vật phải được đặt tại điểm P trên đoạn thẳng nối tâm và ở giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Khi này, lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật và lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên vật là cặp lực cân bằng (Hình 1.4).

Gọi r là khoảng cách nối tâm của Trái Đất và Mặt Trăng, x là khoảng cách từ điểm P đến tâm Trái Đất. M và MMT lần lượt là khối lượng của Trái Đất và Mặt Trăng.

Ta có:

*Thảo luận 3 (SCĐ – tr8)

Vì độ lớn lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với tích khối lượng của hai vật (vật và Trái Đất hoặc vật và Mặt Trăng) mà khối lượng của Trái Đất lớn hơn khối lượng của Mặt Trăng nên vị trí mà tại đó lực hấp dẫn tổng hợp của Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vật bị triệt tiêu phải nằm gần Mặt Trăng hơn so với Trái Đất.

*Thảo luận 4 (SCĐ – tr8)

Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng có:

+ Điểm đặt: tại tâm Mặt Trăng.

+ Hướng: về tâm Trái Đất.

+ Độ lớn: , với r là khoảng cách từ tâm của Trái Đất đến tâm của Mặt Trăng.

-------------------------Còn tiếp----------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TRƯỜNG HẤP DẪN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRUYỀN THÔNG TIN BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN

Chat hỗ trợ
Chat ngay