Giáo án kì 1 vật lí 11 chân trời sáng tạo
Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Vật lí 11 CTST.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 1 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 1 Mô tả dao động
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 2 Phương trình dao động điều hòa
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 3 Năng lượng trong dao động điều hòa
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 4 Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng
CHƯƠNG 2: SÓNG
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 5 Sóng và sự truyền sóng
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 6 Các đặc trưng vật lí của sóng
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 7 Sóng điện từ
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 8 Giao thoa sóng
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 9 Sóng dừng
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 10 Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm
CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 11 Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 12 Điện trường
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 13 Điện thế và thế năng điện
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 14 Tụ điện
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 15 Năng lượng và ứng dụng của tụ điện
CHƯƠNG 4: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 16 Dòng điện. Cường độ dòng điện
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 17 Điện trở. Định luật Ohm
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 18 Nguồn điện
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 19 Năng lượng điện. Công suất điện
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 20 Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin
=> Xem nhiều hơn: Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 11 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Word bài: Sóng dừng
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: SÓNG DỪNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng và giải thích được sự hình thành sóng dừng.
- Sử dụng hình ảnh (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), xác định được nút và bụng của sóng dừng.
- Sử dụng các cách biểu diễn đại số và đồ thị để phân tích, xác định được vị trí nút và bụng của sóng dừng.
- Lập luận để rút ra điều kiện hình thành sóng dừng trên dây trong hai trường hợp: dây có hai đầu cố định và dây có một đầu cố định, một đầu tự do.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về hiện tượng sóng dừng.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xây dựng được phương án thí nghiệm trong đó có mục tiêu, dụng cụ và phương án tiến hành phù hợp để khảo sát hiện tượng sóng dừng.
Năng lực vật lí:
- Mô tả và giải thích được sự hình thành sóng dừng.
- Rút ra được điều kiện hình thành sóng dừng trên dây.
- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh dây đần guitar khi được gảy; Hình ảnh quá trình phản xạ sóng; Hình ảnh thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng;…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng: Sợi dây AB không dãn, đàn hồi, có chiều dài 65 cm, hệ thống giá đỡ, thước thẳng có độ chia nhỏ nhất là 1mm, máy phát tần số.
- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua những ví dụ thực tế về dây đàn guitar để đưa ra câu hỏi định hướng HS vào vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.
- Nội dung: GV cho HS quan sát hình vẽ và thảo luận về hiện tượng sóng dừng.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về hiện tượng sóng dừng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu hình ảnh và video dây đàn guitar khi được gảy (Hình 9.1) cho HS quan sát.
+ Hình ảnh dây đàn guitar.
+ Video dây đàn guitar rung khi được gảy.
Khi gảy đàn guitar, ta quan sát được dây đàn rung và tạo thành các múi.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Trong điều kiện nào thì ta có thể quan sát được hiện tượng được gọi là sóng dừng này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, video và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
(HS chưa cần trả lời chính xác và đầy đủ: ví dụ để quan sát được hiện tượng sóng dừng trên sợi dây thì chiều dài sợi dây phải bằng số nguyên lần nửa bước sóng).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 9: Sóng dừng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự phản xạ sóng
- Mục tiêu: HS mô tả được sự phản xạ sóng trong hai trường hợp vật cản cố định và vật cản tự do.
- Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và dựa theo yêu cầu SGK nêu được kiến thức về sự phản xạ sóng.
- Sản phẩm học tập:
- HS mô tả và nêu các đặc điểm về tần số, bước sóng và độ lệch pha của sóng tới và sóng phản xạ.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh sóng truyền trên một sợi dây có một đầu được buộc vào điểm cố định (Hình 9.2a) hoặc được để tự do (Hình 9.2b) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK tìm hiểu nội dung về độ lệch pha của sóng phản xạ, sóng tới và trả lời nội dung Thảo luận 1 (SGK – tr56) Quan sát Hình 9.2 và nhận xét chiều biến dạng của dây khi có sóng tới và sóng phản xạ trong hai trường hợp: đầu dây cố định và đầu dây tự do. - GV đặt câu hỏi: + Thế nào là sóng tới và sóng phản xạ? + Tần số và bước sóng của sóng phản xạ và sóng tới có mối liên hệ như thế nào? + Nhận xét về pha của sóng tới và sóng phản xạ trong hai trường hợp. - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về phản xạ sóng, yêu cầu HS ghi vào vở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. |
I. SỰ PHẢN XẠ SÓNG *Thảo luận 1 (SGK – tr56) - Đầu dây cố định: Sóng phản xạ đổi chiều biến dạng tại điểm phản xạ (li độ của sóng phản xạ ngược dấu với li độ của sóng tới tại điểm phản xạ). - Đầu dây tự do: Sóng phản xạ không đổi chiều biến dạng tại điểm phản xạ (li độ của sóng phản xạ cùng dấu với li độ của sóng tới tại điểm phản xạ). *Kết luận - Khi gặp vật cản, sóng sẽ bị phản xạ. Sóng được truyền từ nguồn phát điện đến vật cản được gọi là sóng tới, sóng được truyền ngược lại từ vật cản được gọi là sóng phản xạ. - Sóng phản xạ có cùng tần số và bước sóng với sóng tới. - Trong trường hợp đầu dây cố định, tại điểm phản xạ, sóng phản xạ ngược pha với sóng tới; trong trường hợp đầu dây tự do, sóng phản xạ cùng pha với sóng tới.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu hiện tượng sóng dừng
- Mục tiêu:
- Thông qua thí nghiệm tạo sóng dừng trên sợi dây đần hồi để HS tìm hiểu thế nào là sóng dừng.
- HS giải thích được sự hình thành các bụng sóng và nút sóng trên dây.
- Nội dung: GV tổ chức để HS tham gia thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng và rút ra định nghĩa sóng dừng.
- Sản phẩm học tập:
- HS hoàn thành Báo cáo thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng.
Lớp: Tên nhóm: THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG SÓNG DỪNG 1. Mục đích thí nghiệm 2. Phương án thí nghiệm - Dụng cụ thí nghiệm - Chức năng của từng dung cụ 3. Thực hiện thí nghiệm - Các bước tiến hành - Bảng số liệu
- Xử lí số liệu 4. Kết luận - Nhận xét kết quả thí nghiệm (trả lời câu Thảo luận 2). - Sự hình thành bụng sóng và nút sóng trên dây (trả lời câu Thảo luận 3). |
- HS dựa trên kiến thức về giao thoa sóng áp dụng cho một sóng tới và một sóng phản xạ để giải thích hiện tượng sóng dừng thông qua hình ảnh trực quan.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Thực hiện thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. - GV giới thiệu cho HS về thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng. + Dụng cụ: + Tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 9.3. Bước 2: Nối đầu dây A vào máy phát tần số, đầu còn lại của dây được gắn cố định vào giá đỡ. Bước 3: Bật máy phát tần số, điều chỉnh tần số dao động phù hợp để xuất hiện hình ảnh sóng ổn định. Bước 4: Điều chỉnh tần số máy phát; điều chỉnh chiều dài của dây để thay đổi hình dạng sóng ổn định trên dây. - HS thảo luận, nghiên cứu SGK, tiến hành khảo sát hiện tượng sóng dừng và trả lời nội dung Thảo luận 2 (SGK – tr57) Nhận xét về sự phụ thuộc của số lượng điểm cực đại, cực tiểu trên dây với tần số của máy phát tần số. - HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát và xác định số lượng, vị trí các điểm dao động, trả lời phiếu báo cáo và trình bày kết quả thí nghiệm. - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và đánh giá phần trình bày của các nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Giải thích hiện tượng sóng dừng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
|
II. HIỆN TƯỢNG SÓNG DỪNG 1. Thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng *Thảo luận 2 (SGK – tr57) - Học sinh tự làm thí nghiệm, thu được các kết quả về số điểm cực đại, số điểm cực tiểu và rút ra mối liên hệ. - Kết quả thí nghiệm cho thấy số lượng điểm dao động với biên độ cực đại và cực tiểu tỉ lệ thuận với tần số của máy phát tần số.
2. Giải thích hiện tượng sóng dừng *Thảo luận 3 (SGK – tr57)
|
..............
=> Xem nhiều hơn:
- Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
- Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
- Giáo án Vật lí 12 soạn theo công văn 5512
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 11 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Powerpoint bài: Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
Ta đã biết âm thanh chính là sóng âm được lan truyền trong môi trường vật chất. Âm thanh có thể có tần số xác định khi được phát ra từ một số nhạc cụ như đàn guitar, đàn piano, sáo,… hoặc có tần số không xác định khi được phát ra từ động cơ xe, máy khoan,… Thời gian âm thanh truyền từ nguồn phát đến tai ta phụ thuộc vào tốc độ truyền sóng âm
Làm thế nào để đo được tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm?
BÀI 10
THỰC HÀNH ĐO TẦN SỐ CỦA SÓNG ÂM VÀ TỐC ĐỘ TRUYỀN ÂM.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Thí nghiệm đo tần số của sóng âm
Thí nghiệm đo tốc độ truyền âm
01 THÍ NGHIỆM ĐO TẦN SỐ CỦA SÓNG ÂM
- Thí nghiệm đo tần số của sóng âm
Mục đích: Đo được tần số của sóng âm
Thảo luận 1 (SGK – tr62)
Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm, hãy thiết kế và thực hiện phương án để đo tần số của sóng âm.
- Tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 10.2.
- Bước 2: Sử dụng nguồn âm là loa điện động, đặt loa gần micro.
- Bước 3: Bật micro và dao động kí ở chế độ làm việc.
- Bước 4: Bật máy phát tần số.
- Bước 5: Điều chỉnh dao động kí để ghi nhận được tín hiệu.
Bảng 10.1. Bảng số liệu thí nghiệm đo tần số của sóng âm
Nguồn âm |
Lần |
Chu kì T (ms) |
Tần số f (Hz) |
Tần số trung bình (Hz) |
Sai số tuyệt đối (Hz) |
Loa điện động |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
Âm thoa |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
THẢO LUẬN
Thảo luận 2 (SGK – tr63)
Trình bày cách tính sai số tuyệt đối của phép đo. Liệt kê một số nguyên nhân gây ra sai số trong phương án thí nghiệm và đề xuất cách khắc phục.
Thảo luận 3 (SGK – tr63)
So sánh kết quả tần số đo được với giá trị tần số được ghi trên âm thoa hoặc hiển thị trên màn hình của máy phát tần số. Rút ra kết luận.
Trả lời
Thảo luận 2 (SGK - tr63)
- Cách tính sai số tuyệt đối:
- Tính giá trị trung bình:
- Tính sai số tuyệt đối trung bình:
- Tính sai số tuyệt đối: là sai số dụng cụ.
Trả lời thảo luận 2 (SGK - tr63)
Nguyên nhân gây ra sai số
|
Cách khắc phục sai số
|
Thao tác trong quá trình thí nghiệm chưa chính xác.
|
Kiểm tra các thiết bị trước khi làm thí nghiệm
|
Môi trường thí nghiệm có nhiều tạp âm.
|
Đảm bảo trong môi trường thí nghiệm yên tĩnh, tránh xa các nguồn âm khác.
|
Thiết bị thí nghiệm có độ chính xác không cao.
|
. Thao tác thí nghiệm chính xác.
|
Trả lời thảo luận 3 (SGK – tr63)
- So sánh kết quả đo tần số sóng âm khi sử dụng loa điện động (A) với giá trị tần số được hiển thị trên màn hình của máy phát tần số (B), nếu giá trị A sai lệch không quá 10% so với giá trị B thì kết quả đo được coi là tốt.
- So sánh kết quả đo tần số sóng âm khi sử dụng âm thoa (C) với giá trị tần số được ghi trên âm thoa (D), nếu giá trị C sai lệch không quá 10% so với giá trị D thì kết quả được coi là tốt.
- Nếu kết quả đo không tốt thì cần tìm cách khắc phục sai số như đã đề cập ở Thảo luận 2 và thực hiện lại các bước tiến hành thí nghiệm.
Luyện tập (SGK – tr63)
Hiện nay, ứng dụng SmartScope Oscilloscope trên điện thoại thông minh có thể được sử dụng để ghi nhận đồ thị dao động âm.
Sử dụng ứng dụng này, kết hợp với ứng dụng quay màn hình điện thoại, hãy tiến hành lại thí nghiệm đo tần số của sóng âm và so sánh kết quả đo được với kết quả trong phương án thí nghiệm (sử dụng dao động kí điện tử). Phân tích ưu, nhược điểm của hai phương án này.
Trả lời
Phương án sử dụng ứng dụng SmartScope Oscilloscope trên điện thoại thông minh đơn giản, nhanh gọn, dễ sử dụng nhưng có nhược điểm là kết quả đo được không chính xác do dễ bị nhiễu bởi tác động của môi trường.
Phương án sử dụng dao động kí điện tử cho kết quả chính xác hơn nhưng bố trí thí nghiệm phức tạp, yêu cầu nhiều dụng cụ hơn.
02 THÍ NGHIỆM ĐO TỐC ĐỘ TRUYỀN ÂM
- Thí nghiệm đo tốc độ truyền âm
Dụng cụ:
- Ống cộng hưởng (1)
- Pít – tổng bằng kim loại bọc nhựa (2)
- Dây treo pít – tông (3)
- Hệ thống giá đỡ gồm trụ thép đặc (4)
- Loa điện động (5)
- Máy phát tần số (0,1 Hz – 1 kHz) (6)
- Bộ hai dây nối mạch điện (7)
Thảo luận 4 (SGK – tr64)
Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm, hãy thiết kế và thực hiện phương án để đo tốc độ truyền âm trong không khí.
Tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 10.3. Đặt loa điện động gần sát đầu hở của ống cộng hưởng.
- Bước 2: Dùng hai dây dẫn điện cấp điện cho loa từ máy phát tần số.
- Bước 3: Điều chỉnh thang đo trên máy phát sang vị trí 100 Hz – 1kHz. Điều chỉnh tần số sóng âm cho phù hợp.
- Bước 4: Điều chỉnh biên độ để nghe được âm phát ra từ loa vừa đủ to.
- Bước 5: Kéo dần pit-tông lên và lắng nghe âm phát ra. Xác định vị trí thứ nhất của pit-tông khi âm nghe được to nhất và xác định chiều dài cột khí l1 tương ứng. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.
- Bước 6: Tiếp tục kéo pit-tông lên và xác định vị trí thức hai của pit-tông khi âm nghe được lại to nhất và xác định chiều dài cột khí l2 tương ứng. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.
- Bước 7: Cho pit-tông về lại sát miệng ống, lặp lại các bước 5 và 6 thêm 4 lần nữa. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.
Bảng 10.2. Bảng số liệu thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí
..............
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án điện tử vật lí 10 chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
- Giáo án powerpoint vật lí 12
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo, tải giáo án vật lí 11 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 vật lí 11 chân trời sáng tạo, tải giáo án word và điện tử vật lí 11 kì 1 CTST
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây