Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 1 Mô tả dao động
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 2 Phương trình dao động điều hòa
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 3 Năng lượng trong dao động điều hòa
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 4 Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng

CHƯƠNG 2: SÓNG

  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 5 Sóng và sự truyền sóng
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 6 Các đặc trưng vật lí của sóng
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 7 Sóng điện từ
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 8 Giao thoa sóng
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 9 Sóng dừng
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 10 Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm

CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 11 Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 12 Điện trường
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 13 Điện thế và thế năng điện
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 14 Tụ điện
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 15 Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

CHƯƠNG 4: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 16 Dòng điện. Cường độ dòng điện
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 17 Điện trở. Định luật Ohm
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 18 Nguồn điện
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 19 Năng lượng điện. Công suất điện
  • Giáo án Vật lí 11 Chân trời Bài 20 Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin

=>Xem nhiều hơn: Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 11 KÌ 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Word bài: Tụ điện

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14: TỤ ĐIỆN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara).
  • Vận dụng được công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm; tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân, bình tĩnh và có cách cư xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm.
  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến điện thế và thế năng điện, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.
  • Nêu được khái niệm tụ điện.
  • Nêu được định nghĩa điện dung và đơn vị đo điện dung của tụ điện.
  • Giải thích được các cách ghép tụ điện và vận dụng được công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình vẽ và bảng số liệu trong SGK: hình ảnh màn hình cảm ứng, hình ảnh điện môi trước và sau khi đặt trong một điện trường, bảng hằng số điện môi và điện trường giới hạn của một số điện môi,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua ví dụ thực tế về màn hình cảm ứng sử dụng tụ điện, GV dẫn dắt HS vào vấn đề cần tìm hiểu của bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và thảo luận về hoạt động của màn hình cảm ứng khi cơ thể con người tiếp xúc với các thiết bị điện.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về nội dung liên quan đến tụ điện.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu hình ảnh màn hình cảm ứng (hình 14.1) cho HS quan sát.

Màn hình cảm ứng được sử dụng ngày càng phổ biến. Trong đó, màn hình cảm ứng điện dung (sử dụng tụ điện) hoạt động dựa vào khả năng nhường hoặc nhận điện tích của cơ thể con người khi có sự tiếp xúc với các thiết bị điện.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Tụ điện là thiết bị có những đặc tính gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 14: Tụ điện.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu điện môi trong điện trường

  1. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, thảo luận để nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Thảo luận 1 (SGK – tr87)

Liệt kê một số vật liệu có tính cách điện trong đời sống.

- GV chiếu hình ảnh điện môi trước và sau khi đặt vào trong một điện trường (hình 14.2) cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Điện môi là gì?

+ Nêu đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường?

- GV giới thiệu mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi hằng số điện môi.

- GV chiếu bảng hằng số điện môi và điện trường giới hạn của một số điện môi (bảng 14.1) cho HS quan sát.

- GV kết luận về điện môi trong điện trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN TRƯỜNG

*Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr87)

Một số vật liệu có tính cách điện: thủy tinh, nhựa, cao su, sứ,…

*Kết luận

- Những vật được cấu tạo từ các chất chứa ít hoặc không có hạt mang điện tự do, không cho điện tích chạy qua được gọi là điện môi. Khi tích điện cho khối điện môi, điện tích dư sẽ nằm ngay tại vị trí được đưa vào.

- Khi điện môi được đặt vào vùng không gian có điện trường, mỗi nguyên tử của điện môi bị phân cực và làm cho cả khối điện môi bị phân cực với hai mặt tích điện trái dấu nhau.

- Mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi hằng số điện môi, kí hiệu là .

Hoạt động 2. Tìm hiểu về tụ điện

  1. Mục tiêu: 

- HS nêu được khái niệm tụ điện.

- HS định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung của tụ điện.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để định hướng cho HS nêu được khái niệm tụ điện và tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa và đơn vị của đại lượng điện dung.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm tụ điện và định nghĩa, đơn vị đo điện dung của tụ điện.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm tụ điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh một số loại tụ điện (hình 14.3) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu khái niệm tụ điện.

+ Nêu vai trò của tụ điện.

+ Người ta chia tụ điện thành các loại như thế nào?

- GV kết luận về khái niệm tụ điện và phân loại tụ điện.

- GV giới thiệu kí hiệu của tụ điện (hình 14.5)

- GV chiếu hình ảnh tụ điện nối vào nguồn điện (hình 14.4) cho HS quan sát, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu quá trình nạp điện (hay tích điện) và phóng điện (hay xả điện) của tụ điện.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Thảo luận 2 (SGK – tr88)

Dựa vào cấu tạo của tụ điện ở hình 14.4, hãy cho biết tụ điện có cho dòng một chiều đi qua không.

- GV tổng kết về khái niệm tụ điện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

II. TỤ ĐIỆN

1. Khái niệm tụ điện

- Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn được gọi là một bản của tụ điện.

- Tụ điện được phân loại theo:

+ Hình dạng: tụ điện phẳng, tụ điện trụ và tị điện cầu.

+ Môi trường điện môi bên trong tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mica,…

- Khi nối hai bản của tụ điện vào hai cực của nguồn điện, hai bản này sẽ tích điện bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu. Đây là quá trình nạp điện cho tụ điện.

- Khi nối hai bản của tụ điện đã được nạp điện với một điện trở, một dòng điện sẽ xuất hiện và chạy qua điện trở làm điện tích của tụ điện giảm dần. Đây là quá trình phóng điện của tụ điện.

 

*Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr88)

Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện, do đó tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu điện dung của tụ điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Trình bày khái niệm của đại lượng điện dung.

+ Trình bày ý nghĩa và đơn vị của đại lượng điện dung.

- GV lưu ý: Điện dung của một tụ điện xác định chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện mà không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.

- GV tổng kết về nội dung điện dung của tụ điện.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung Luyện tập (SGK – tr90)

Xét một tụ điện được tích điện. Khi thay đổi điện dung của tụ điện, hiệu điện thế và điện tích của tụ điện có thay đổi không trong các trường hợp sau?

a) Tụ điện vẫn còn được mắc vào nguồn điện một chiều.

b) Tụ điện đã được tháo ra khỏi nguồn điện trước khi thay đổi điện dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

2. Điện dung của tụ điện

- Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện, kí hiệu là C và được xác định bởi công thức:

C=QU

- Trong hệ SI, điện dung có đơn vị là fara (F).

- Thông thường, các tụ điện có điện dung rất nhỏ, cỡ từ 10-12 F đến 10-6 F. Vì vậy, ta thường dùng các ước của fara:

1 μF = 10-6 F

1 nF = 10-9 F

1 pF = 10-12 F

 

*Trả lời Luyện tập (SGK – tr90)

- Hiệu điện thế U giữa hai bản tụ không thay đổi vì hiệu điện thế đó bằng hiệu điện thế của nguồn điện một chiều mà tụ mắc vào. Điện tích Q = CU thay đổi vì điện dung C thay đổi mà U lại không thay đổi.

b) Vì tụ đã tháo khỏi nguồn nên điện tích Q của tụ không đổi. Bên cạnh đó, vì C thay đổi nên hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U=QC  cũng thay đổi.

Hoạt động 3. Tìm hiểu các cách ghép tụ điện

- HS hiểu được các cách ghép tụ điện và vận dụng được công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

  1. Nội dung: 

- GV sử dụng phương pháp dạy học theo trạm, tổ chức cho HS tìm hiểu về hai cách ghép tụ điện.

  1. Sản phẩm học tập: 

- HS nêu được cách ghép tụ điện nối tiếp và song song, vận dụng được công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp và ghép song song.

- HS hoàn thành hai phiếu học tập.

+ Phiếu học tập số 1.

Họ và tên:…

Lớp:…

Nhóm:…

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bộ tụ điện ghép nối tiếp

*Mục tiêu:

Hiểu được các cách ghép tụ điện và vận dụng được công thức tính điện dung của bộ tụ ghép nối tiếp.

*Nhiệm vụ:

1. Dựa vào SGK, HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung thảo luận bên dưới.

2. Thời gian: 20 phút.

*Nội dung thảo luận:

1. Quan sát hình 14.7 SGK, em hãy mô tả sơ đồ bộ tụ điện ghép nối tiếp.

2. Xét hai tụ điện có cùng điện dung được mắc nối tiếp với nhau. Hãy so sánh điện dung của bộ tụ điện trên với điện dung của mỗi tụ điện thành phần.

3. Xét mạch gồm hai tụ điện được mắc nối tiếp với nhau và được nối với nguồn điện. Nếu trong mạch có một tụ bị đánh thủng thì hiệu điện thế và điện tích của tụ còn lại có thay đổi không? Giải thích.

4. Trả lời câu Luyện tập.

Xét mạch điện như hình 14.9. Biết hiệu điện thế giữa hai điểm A, B bằng 6 V và điện dung của hai tụ điện lần lượt là C1 = 2μF và C2 = 4μF. Xác định hiệu điện thế và điện  tích trên mỗi tụ điện. Giả sử ban đầu các tụ điện chưa tích điện

5. Hãy chứng minh công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp.

+ Phiếu học tập số 2.

Họ và tên:…

Lớp:…

Nhóm:…

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bộ tụ điện ghép song song

*Mục tiêu:

Hiểu được các cách ghép tụ điện và vận dụng được công thức tính điện dung của bộ tụ ghép song song.

*Nhiệm vụ:

1. Dựa vào SGK, HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung thảo luận bên dưới.

2. Thời gian: 20 phút.

*Nội dung thảo luận:

1. Quan sát hình 14.8 SGK, em hãy mô tả sơ đồ bộ tụ điện ghép song song.

2. Xét hai tụ điện có cùng điện dung được mắc song song với nhau. Hãy so sánh điện dung của bộ tụ điện trên với điện dung của mỗi tụ điện thành phần.

3. Xét mạch gồm hai tụ điện được mắc song song với nhau và được nối với nguồn điện. Nếu trong mạch có một tụ bị đánh thủng thì hiệu điện thế và điện tích của tụ còn lại có thay đổi không? Giải thích.

4. Trả lời câu Vận dụng.

Quan sát hình 14.10 và cho biết:

a) giá trị điện dung của tụ điện.

b) ý nghĩa các thông số trên tụ điện.

5. Hãy chứng minh công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép song song.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hình thành hai trạm với nhiệm vụ phù hợp tương ứng với hai cách ghép tụ điện mà HS cần tìm hiểu.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và định hướng cho HS dựa vào SGK để hoàn thành 2 phiếu học tập.

- GV phân công nhóm 1, nhóm 3 làm việc tại trạm 1 (hoàn thành phiếu học tập số 1); nhóm 2, nhóm 4 làm việc tại trạm 2 (hoàn thành phiếu học tập số 2).

- Sau thời gian quy định, GV yêu cầu các nhóm chuyển trạm: nhóm 1, nhóm 3 làm việc tại trạm 2; nhóm 2, nhóm 4 làm việc tại trạm 1.

- GV giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Trình bày nội dung cách ghép tụ nối tiếp.

+ Nhóm 2: Trình bày nội dung cách ghép tụ song song.

+ Nhóm 3: Nhận xét nhóm 1.

+ Nhóm 4: Nhận xét nhóm 2.

- Sau khi các nhóm trình bày, GV tổng kết nội dung ghép tụ điện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

III. GHÉP TỤ ĐIỆN

- Trong kĩ thuật, để tạo ra tụ điện với điện dung thích hợp, người ta thường ghép các tụ điện thành bộ tụ điện. Có hai cách ghép cơ bản: ghép nối tiếp và ghép song song.

1. Bộ tụ điện ghép nối tiếp

- Trong trường hợp ghép nối tiếp tụ điện, bản tích điện dương của tụ điện này được nối với bản tích điện âm của tụ điện sát bên.

- Gọi U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu của bộ tụ điện; U1, U2,…,Un lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện C1, C2,…,Cn. ta có:

U = U1 + U2 +…+ Un

- Nếu các tụ điện lúc đầu chưa được tích điện, thì điện tích các bản tụ điện mắc nối tiếp sau khi được nối với nguồn sẽ bằng nhau và bằng điện tích của cả bộ tụ điện: Q = Q= Q2 =…= Qn.

- Điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp được xác định:

1Cb=1C1+1C2+...+1Cn

2. Bộ tụ điện ghép song song

- Trong trường hợp ghép tụ điện song song, các tụ điện được mắc vào cùng một hiệu điện thế U. Gọi U1, U2,…,Un lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện C1, C2,…,Cn. Ta có:

U = U1 = U2 = …= Un

- Gọi Q là điện tích của bộ tụ điện; Q1, Q2,…, Qn lần lượt là độ lớn điện tích các tụ điện C1, C2,…,Cn. Do một bản của mỗi tụ điện cùng được ghép vào cực dương của nguồn nên:

Q = Q+ Q2 +…+ Qn.

- Điện dung của bộ tụ điện ghép song song được xác định:

Cb = C1 + C2 + …+ Cn

*Trả lời Thảo luận 3 (SGK – tr91)

- Hai tụ điện có điện dung C1 = C2 = C.

- Điện dung của bộ hai tụ mắc nối tiếp: Cb1=C1C2C1+C2=C2

- Điện dung của bộ hai tụ mắc song song: Cb1 = C1 + C2 = 2C.

=> Vậy điện dung bộ hai tụ mắc song song lớn hơn điện dung của mỗi tụ điện thành phần, điện dung bộ hai tụ mắc nối tiếp nhỏ hơn điện dung của mỗi tụ điện thành phần.

*Luyện tập (SGK – tr91)

- Điện dung của bộ tụ ghép nối tiếp:

Cb=C1C2C1+C2=2.10-6.4.10-62.10-6+4.10-6=43μF

- Vì các tụ điện lúc đầu chưa được tích điện nên điện tích các bản tụ điện mắc nối tiếp sau khi nối với nguồn sẽ bằng nhau và bằng điện tích của cả bộ tụ điện:

Q1=Q2=Qb=UAB.Cb=6.43.10-6=8.10-6C

- Hiệu điện thế giữa hai bản tụ C1: U1=Q1C1=8.10-62.10-6=4V

- Hiệu điện thế giữa hai bản tụ C2: U2=Q2C2=8.10-64.10-6=2V

*Trả lời Vận dụng (SGK – tr92)

a) Điện dung của tụ: C = 4700 μF.

b) Ý nghĩa các thông số: 50 V là hiệu điện thế giới hạn của tụ. Đây là hiệu điện thế tối đa mà tụ có thể chịu được. Nếu vượt quá giá trị này, tụ điện sẽ bị hỏng.

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 11 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án powerpoint bài: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Vào những ngày thời tiết lạnh, đặc biệt là vào mùa đông, ta thường hay gặp một số hiện tượng như: bị điện giật khi chạm tay vào tay nắm cửa kim loại hay nghe tiếng lách tách khi thay quần áo.

Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì?

BÀI 11. ĐỊNH LUẬT COULOMB VỀ TƯƠNG TÁC TĨNH ĐIỆN

NỘI DUNG BÀI HỌC

Sự tương tác giữa các điện tích

Định luật Coulomb

01 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH

  1. Hai loại điện tích
  • Vật tích điện là gì?
  • Có mấy loại điện tích? Nêu đơn vị đo điện tích.
  • Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?

>>> 

  • Một vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ khác thì được gọi là vật tích điện.
  • Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Đơn vị đo điện tích là culông (C).

Thảo luận 1 (SGK – tr68)

Xét quả cầu kim loại có điện tích -3,2.10-7 C. Quả cầu này thừa hay thiếu bao nhiêu electron?

Trả lời

  • Quả cầu này mang điện tích âm, nên nó đang thừa electron.
  • Số electron thừa:

 electron.

  • Trong mỗi vật luôn chứa cả hai loại điện tích dương và âm. Một vật nhiễm điện dương hoặc âm khi vật chứa lượng điện tích dương nhiều hơn lượng điện tích âm hoặc ngược lại. Khi tổng điện tích bằng 0 thì vật trung hòa về điện.
  • Điện tích nguyên tố có giá trị bằng độ lớn điện tích của một hạt mang điện tồn tại độc lập trong tự nhiên và có giá trị:
  • Tất cả các vật tích điện đều có độ lớn điện tích q luôn là một bội số của điện tích nguyên tố: q = ne (với n là số tự nhiên)
  1. Sự nhiễm điện của các vật

Nhiễm điện do cọ xát: là sự nhiễm điện khi các vật khác bản chất, trung hòa về điện được cọ xát với nhau. Khi đó, hai vật sẽ nhiễm điện trái dấu.

Nhiễm điện do tiếp xúc: là sự nhiễm điện khi một vật trung hòa về điện đặt tiếp xúc với một vật nhiễm điện. Khi đó, hai vật sẽ nhiễm điện cùng dấu.

Nhiễm điện do hưởng ứng: là sự nhiễm điện khi một vật A (vật dẫn điện) trung hòa về điện đặt gần (không tiếp xúc) với một vật B nhiễm điện. Khi đó, hai đầu vật A, gần và xa vật B, lần lượt nhiễm điện trái dấu và cùng dấu với vật B. Khi đưa hai vật ra xa, vật A trở về trạng thái trung hòa như lúc đầu

Thảo luận 2 (SGK – tr69)

Sử dụng một số dụng cụ đơn giản như: vải khô, thước nhựa, mảnh lụa, miếng thủy tinh, vụn giấy nhỏ, lược nhựa, quả bóng bay, vỏ lon,… em hãy thực hiện thí nghiệm:

  1. a) Làm nhiễm điện cho các vật.
  2. b) Về tương tác giữa các vật nhiễm điện.

Thảo luận 2 (SGK – tr69)

Có thể thực hiện các thí nghiệm sau:

  • Dùng thước nhựa (hoặc lược nhựa, miếng thủy tinh) cọ xát với vải khô hoặc mảnh lụa, sau đó để gần các vụn giấy nhỏ hoặc gần tóc, ta sẽ thấy thước nhựa hút các vụn giấy nhỏ hoặc tóc.
  • Dùng quả bóng bay cọ xát với tóc rồi kéo dần quả bóng bay ra, ta thấy quả bóng bay hút các sợi tóc; hoặc để quả bóng bay gần vỏ lon, ta thấy quả bóng bay cũng hút vỏ lon.

Luyện tập (SGK – tr70)

Giải thích hiện tượng bị điện giật trong các trường hợp:

  1. a) Khi chạm tay vào nắm cửa kim loại trong thời thiết hanh khô (Hình 11.1).
  2. b) Khi chạm tay vào vỏ kim loại của máy tính đang hoạt động.

Trả lời luyện tập (SGK – tr70)

  1. a) Khi chúng ta mặc, co kéo quần áo; chải đầu bằng lược nhựa hoặc thực hiện các hoạt động khác, cơ thể chúng ta có thể bị nhiễm điện.

Lúc đó, khi tay người chạm vào nắm cửa kim loại thì sẽ có một dòng điện tích được phóng ra giữa tay người và nắm cửa kim loại trong khoảng cách gần gây ra hiện tượng điện giật.

  1. b) Khi máy tính hoạt động, trong một số điều kiện, vỏ kim loại của máy tính, sẽ có một dòng điện tích được phóng ra giữa tay người và vỏ kim loại của máy tính trong khoảng cách gần gây ra hiện tượng điện giật.

02 ĐỊNH LUẬT COULOMB

HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK, tìm hiểu nội dung về định luật Coulomb và trả lời câu hỏi

Phát biểu định luật Coulomb.

Nhận xét về phương và chiều của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm

  1. ĐỊNH LUẬT COULOMB

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó (Hình 11.5), có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng

Trong đó k là hằng số phụ thuộc vào cách chọn đơn vị của đại lượng; q1, q2 là các giá trị đại số của hai điện tích.

Trong hệ đơn vị SI,  với  là hằng số điện.

Thảo luận 3 (SGK – tr71)

Các cặp lực  và   trong Hình 11.5 có phải là các cặp lực cân bằng không? Vì sao?

Trả lời

Các cặp lực  và   không phải các cặp lực cân bằng vì chúng tuy cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn nhưng lại đặt vào hai vật khác nhau. Cặp lực  và   là cặp lực trực đối.

Thảo luận 4 (SGK – tr71)

Một mẩu sắt nhỏ 6 g có thể chứa khoảng 1024 electron. Vậy vì sao các electron này không bay ra khỏi mẩu sắt, mặc dù giữa chúng luôn tồn tại lực đẩy?

Trả lời

Vì trong nguyên tử còn có hạt nhân mang điện tích dương, lực tương tác tĩnh điện giữa hạt nhân và electron đủ lớn để giữ cho electron không bị bay ra khỏi mẩu sắt.

Ví dụ (SGK – tr71)

Tính độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa electron và proton. Biết khoảng cách giữa electron – proton là r = 5,3.10-11m và môi trường giữa chúng là chân không. Electron và proton lần lượt tích điện âm và dương với cùng độ lớn của điện tích nguyên tố.

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Vật lí 11 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo, tải giáo án vật lí 11 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 vật lí 11 chân trời, tải giáo án word và điện tử vật lí 11 kì 2 CTST

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay