Giáo án Công nghệ 11 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 11 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Tuần: Ngày soạn:

Tiết: Ngày dạy:

Chương 4. CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ

BÀI 17: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI (Tiết 1)

I. MỤC TIEU

  1. Kiến thức

- Trình bày được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.

- Nêu được nguyên lý cắt, cấu tạo và vật liệu làm dao cắt.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bản chất Hàn, gia công áp lực .Ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.

Theo tài liệu SGK, và google.com

  1. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề.
  3. b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi của giáo viên.
  4. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV: Chiếu đoạn clip về gia công cắt gọt kim loại? Các em có biết nội dung của đoạn clip này không?

HS: Trình bày câu trả lời.

GV: Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các công nghệ khác trong chế tạo phôi cơ khí ngoài 3 phương pháp đã học, bài 17 tiết 1)

Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt và nguyên lý cắt.

  1. a) Mục tiêu: biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt và nguyên lý cắt.
  2. b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Đối với phần I.1, I.2 hs đọc độc lập mỗi phần trong 3 phút sau đó ghép cặp với bạn bên cạnh để thảo luận trong 3 chỉ ra bản chất, nguyên lý cắt. Rồi đưa ra các câu hỏi về những nội dung chưa rõ cần được giải đáp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghiên cứu độc lập SGK, ghép cặp thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm nhận xét, hỏi đáp, trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GVnhận xét, chốt kiến thức

Câu hỏi dự kiến:

?1 Xem hình vẽ17.1, cho biết bản chất của phương pháp gia công bằng cắt gọt?

?2 Sự khác nhau của phương pháp gia công bằng cắt gọt với các phương pháp gia công đã học?

 

H17.1

 

- Quan sát tranh vẽ 17.1, 17.2b , cho biết:

?. Mô tả quá trình hình thành hình thành phoi?

?. Chuyển động của dao cắt khi tiện, phay, bào như thế nào ?

I. Nguyên lý cắt và dao cắt

1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt

- Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

- Là phương pháp gia công phổ biến nhất vì tạo ra được chi tiết máy có độ chính xác cao.

2. Nguyên lý cắt

a. Quá trình hình thành phoi

- Dao cắt có dạng cái chêm cắt, dưới tác dụng của lực (do máy tạo ra), dao tiến vào phôi làm cho kim loại phía trước dao bị dịch chuyển

- Kim loại bị cắt trượt trên mặt trượt tạo thành phoi

 

b. Chuyển động cắt

- Là chuyển động quay tròn của phôi

 

 

 

 

   

Hoạt động 2: Tìm hiểu dao cắt

  1. a) Mục tiêu: biết được các loại và cấu tạo của dao cắt
  2. b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS

Dự keiens sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Đối với phần I.3, cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm nghiên cứu phần I.3 trong 5 phút rồi lên bảng vẽ hình mô tả cấu tạo của dao cắt. Nêu rõ yêu cầu của vật liệu làm dao?

- Sau 5p cô sẽ gọi ngẫu nhiên 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghiên cứu SGK thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học đại diên nhóm báo cáo câu trả lời trước lớp.

- Các nhóm khác phản biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt lại kiến thức bài

 

 

 

 


 

 

 

 

Cấu tạo dao tiện cắt đứt

 

Câu hỏi dự kiến

?1. Quan sát hình vẽ, cho biết dao tiện có những mặt nào? Chỉ ra các mặt đó trên hình vẽ?

?2. Kể tên các góc của dao. Chỉ ra các góc đó trên hình vẽ?

?3 Theo em các góc của dao có ảnh hưởng như thế nào khi gia công? Tại sao?

 

 

Một số loại dao tiện

 


? Muốn cắt được, dao phải có độ cứng như thế nào so với độ cứng của phôi?

(Độ cứng dao>độ cứng phôi)

? Dao tiện được làm bằng vật liệu gì?

* Liên hệ BMT:

?. Qua trình gia công cắt gọt kim loại có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người không?

?. Hãy nêu các biện pháp để BVMT, sức khoẻ của con người?

- HS: ....

- GV: có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do những mạt sắt rất nhỏ và phoi sắt nhỏ, nhọn taọ ra khi tiện. Do vậy khi tiện cần có biện pháp thu gom như dùng từ tính và các thiết bị bảo hộ cho người lao động.

3. Dao cắt (19p)

a. Các mặt của dao

- Mặt trước: Là mặt tiếp xúc với phoi khi tiện

- Mặt sau: Là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi

- Mặt đáy: Là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao.

 
 
 

 

b. Các góc của dao

- Góc trước : Là góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng // với mặt đáy. Góc trước càng lớn thì phoi thoát càng dễ.

- Góc sau : Là góc hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến đi qua mũi dao. Góc sau càng lớn, ma sát giữa phôi với mặt sau càng giảm.

- Góc sắc : Là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao. Góc sắc càng nhỏ, dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn

c. Vật liệu làm dao

- Thân dao làm bằng thép tốt như thép 45.

- Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng, khả năng chống mài mòn và có độ bền nhiệt cao như thép gió, hợp kim cứng...

- Tuỳ theo yêu cầu có thể chế tạo dao liền hoặc dao ghép

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại kiến thức, áp dụng thực hiện bài tập.
  3. b) Nội dung: Học dựa hoàn thành bài tập luyện tập.
  4. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV: Hãy nêu một số vật dụng em biết làm bằng công nghệ cắt gọt kim loại? Hãy so sánh ưu, nhược điểm của pp cắt gọt với các pp đã học?

HS: Trình bày câu trả lời.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. a) Mục tiêu: Học sinh áp dụng kiến thức hoàn thành bài tập vận dụng.
  2. b) Nội dung: Học dựa vào kiến thức giải các bài tập vận dụng.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

GV: Hãy đưa ra giải pháp để dao cắt lâu bị mòn do ma sát với phôi?

HS: Trình bày câu trả lời.

GV: Để dao tiện khỏe và cứng cần lưu ý gì khi làm dao tiện?

HS: Trình bày câu trả lời.

* Hướng dẫn về nhà:

Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK.

- Tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng.

- Nghiên cứu bài 17 phần II, gia công trên máy tiên trong SGK, google từ khóa “Thực tập tiện cơ bản” và địa chỉ.

https://www.youtube.com/watch?v=DdJ8T_DrZaQ

* Rút kinh nghiệm

.........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: Ngày soạn:

Tiết: Ngày dạy:

 

BÀI 25: HỆ THỐNG BÔI TRƠN

  1. Mục tiêu bài học
  2. Kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. Thiết bị dạy học và học liệu
  2. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ hệ thống bôi trơn”)- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về hệ thống bôi trơn. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn. Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn. Sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống bôi trơn. Dự kiến câu hỏi về bài.

  1. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề.

b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân.

GV: Chiếu một số hình ảnh, clip về hệ thống bôi trơn. Yêu cầu học sinh cho biết hình ảnh đó là của cơ cấu, hệ thống nào?

HS: Trình bày câu trả lời.

GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống bôi trơn, bài 25.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: Tìm hiểu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

b) Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện:

Nội dung 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống bôi trơn.

Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: Chiếu hình ảnh, clip về hệ thống bôi trơn.

? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn?

? Kể tên các phương pháp bôi trơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận và thực hiện nhiệm vụ

- GV hổ trợ trong quá trình tìm hiểu.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.

- Chính xác hóa các kiến thức cần hình thành cho học sinh.

I- Nhiệm vụ- phân loại(7p)

1. Nhiệm vụ:

+ Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát, đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho các chi tiêt

+ Tăng tuổi thọ các chi tiết

2. Phân loại:

+ Bôi trơn cưỡng bức

+ Bôi trơn bằng vung té

+ Bôi trơn bằng cách hòa dầu bôi trơn vào nhiên liệu.

Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.

Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm có 5 phút thảo luận nhiệm vụ trên cơ sở đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo.

- GV: Chiếu clip về hệ thống bôi trơn.

? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông bôi trơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận câu hỏi.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.

- Chính xác hóa các kiến thức cần hình thành cho học sinh.

- Bầu lọc là loại bầu lọc li tâm một phần dùng tạo mômen quay cho bầu lọcàcacte(lọc mạt kim loại4 bị mài mòn ra)

 

 

II- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức:

1. Cấu tạo(10p)

+ Cấu tạo bao gồm:

1: Lưới lọc dầu

2: Đường ống dẫn dầu(bôi trơn trục cam, đường dẫn chính, các bộ phận khác)

3: Bơm dầu

4: Van an toàn bơm dầu

5: Bình lọc dầu

7: Két làm mát dầu

8: Van khống chế lượng dầu qua két

9: Đồng hồ báo áp suất dầu

10: Đường dầu bôI trơn trục khuỷu

11: Cácte dầu

2. Nguyên lý làm việc(20p)

*Khi hệ thống hoạt động bình thường:

Dầu được hút từ cácte bởi bơm hút dầuà Qua bầu lọc àQua van khống chếà Đường dầu chính à Các đường dầu khácàBôi trơn các bề mặt ma sátà Cácte.

* Trường hợp sự cố:

+ Nếu áp suất trên các đường vượt quá trị số cho phépà Van an toàn sẽ mở à Một phần dầu sẽ trở lại cácte, phần còn lại tiếp tục đi bôi trơn như trường hợp động cơ làm việc bình thường.

+ Nếu nhiệt độ dầu tăng à Van khống chế sẽ đóngà Dầu qua két làm mát để làm mátà à Đường dầu chính à Các đường dầu khácàBôi trơn các bề mặt ma sátà Cácte.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 7’)

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức sau khi giải các bài tập luyện tập.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV: ?. Vì sao nhiệt độ dầu tăng thì van khống chế lượng dầu đóng? Tại sao khi nhiệt độ nhỏ van này lại mở?

- HS: Trình bày câu trả lời. (Do chảy qua các bề mặt ma sát)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 5’)

a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

d) Tổ chức thực hiện:

GV? Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc hệ thống bôi trơn?

HS: Trình bày câu trả lời.

 

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

 

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 26, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát trên hình vẽ, hình mô hình động (Sách giáo khoa+ tìm trên google).

* Rút kinh nghiệm

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Giáo án Công nghệ 11 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Công nghệ 11 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Công nghệ lớp 11 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Công nghệ 11. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới công nghệ khối 11, công nghệ 11 kì 2 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an cn 11 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay