Giáo án Công nghệ 10 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 10 kì 2 soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:
Tiết:
BÀI 20. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức :
Học xong bài này, HS cần đạt được:
- Biết được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật.
- Biết được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, vi rút và nấm trừ sâu.
2.Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học : - Nêu được khái niệm các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề : Hiểu được quy trình sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Trình bày khái niệm, quy trình, cơ chế tác động của các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.
- Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung
- Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.
* Năng lực chuyên biệt: Nhận biết một số loại chế phẩm bảo vệ thực vật ở địa phương.
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên :
- Giáo án.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tự luận.
- Học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
b.Nội dung
- HS nghe thông tin, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.
- Sản phẩm học tập
- Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
- Tổ chức thực hiện:
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục tiêu
- Học sinh biết được khái niệm, biểu hiện khi sâu bị nhiễm, quy trình sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.
- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.
- Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
- Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.
- Chế phẩm virus trừ sâu.
- Chế phẩm nấm trừ sâu.
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời: Nhóm 1: Tìm hiểu Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu. + Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? + Loài vi khuẩn nào được sử dụng để sản xuất ra chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? + Vì sao vi khuẩn này tiêu diệt được sâu hại? + Triệu chứng của sâu hại khi bị bệnh do vi khuẩn gây ra? Nhóm 2: Tìm hiểu Chế phẩm virus trừ sâu + Thế nào là chế phẩm virus trừ sâu + Đối tượng virus nào thường được sử dụng để tạo chế phẩm? + Triệu chứng bị bệnh của sâu hại khi bị nhiễm virus? + Giới thiệu quy trình sản xuất Nhóm 3: Tìm hiểu Chế phẩm nấm trừ sâu. + Nhóm nấm nào được sử dụng để tạo chế phẩm nấm trừ sâu? + Khi bị nhiễm nấm ( nấm túi & nấm phấn trắng) sâu hại có triệu chứng bệnh tích như thế nào? + Giới thiệu quy trình sản xuất - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn. | * Khái niệm chế phẩm bảo vệ thực vật: Là chế phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính là những VSV sống, có tác dụng gây bệnh cho sâu để diệt sâu không gây ảnh hưởng cho môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái Nông nghiệp; Đảm bảo an toàn thực phẩm I. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu - Vi khuẩn được sử dụng để sản xuất chế phẩm trừ sâu là những vi khuẩn có tinh thể Protein độc ở giai đoạn bào tử - Loài vi khuẩn có tác nhân này là vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) - Sau khi nuốt phải bào tử có tinh thể protein độc, cơ thể sâu bọ bị tê liệt và bị chết sau 2-4 ngày. - Quy trình sx: Hình 20.1 SGK II – CHẾ PHẨM VIRUS TRỪ SÂU: - Gây nhiễm virus nhân đa diện (N.P.V) lên sâu non ® nghiền nát sâu non bị nhiễm virus ® pha với nước theo tỷ lệ nhất định ® lọc ® thu nước dịch virus đậm đặc ® pha chế chế phẩm. - Khi mắc bệnh vius, cơ thể sâu bọ mềm nhũn do các mô bị tan rã. Màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi. Quy trình sản xuất: Hình 20.2 SGK III – CHẾ PHẨM NẤM TRỪ SÂU: - 2 nhóm nấm được sử dụng: Nhóm nấm túi và nấm phấn trắng (Beauvaria bassiana) - Khi bị nhiễm nấm túi, cơ thể sâu bị trương lên, sâu bọ yếu dần rồi chết. - Khi bị nhiễm nấm phấn trắng, cơ thể sâu bị cứng lại và trắng như rắc bột. Sâu bọ bị chết sau vài ngày nhiễm bệnh. - Quy trình sx : Hình 20.3 SGK |
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
b.Nội dung: Làm bài tập về ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Làm việc cả lớp
- GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời.
- Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
HS đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá. Ghi kết quả đánh giá vào vở.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu
Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
- Nội dung
Yêu cầu HS trả lời: + Để góp phần thực hiện tốt ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật. chúng ta cần làm gì?
- Sản phẩm học tập: Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
- Tổ chức thực hiện:
- GV đưa câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân ở nhà và trình bày vào vở.
- GV sẽ kiễm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào tiết sau.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng, chuẩn bị bài mớ
Ngày soạn:
Tiết:
Chương 3: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN
BÀI 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN,
CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sản.
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trong bảo quản và chế biến.
2.Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sản.
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trong bảo quản và chế biến.
- Năng lực giải quyết vấn đề : giải thích được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sả, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đếncông tác bảo quản nông, lâm, thủy sản.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình mục đích ,ý nghĩa, đặc điểm nông, lâm, thủy sản và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản.
- Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung
- Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt được công tác bảo quản và chế biến và phân tích ý nghĩa về mặt kinh tế, đời sống trong công tác bảo quản và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.
* Năng lực chuyên biệt: quan sát tranh ảnh các loại kho bảo quản, các cách chế biến và một số sinh vật gây hại đến nông, lâm, thủy sản.
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên :
- Giáo án.
- Phiếu học tập
- Học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
- Nội dung
- HS nghe câu hỏi, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à Mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Sản phẩm học tập
- Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
- Tổ chức thực hiện:
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục tiêu
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sản.
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trong bảo quản và chế biến.
- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.
- Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
- Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến
- Đặc điểm của nông, lâm, thủy sả
- Ảnh hưỏng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quả
- Sản phẩm:
- HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời: Nhóm 1: Tìm hiểu mục đích , ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thuỷ sản. Trả lời câu hỏi sau + Thế nào là bảo quản nông, lâm, thuỷ sản? + Mục đích của việc bảo quản sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản là gì? + Có các hình thức nào để bảo quản sản phẩm? Nhóm 2: Tìm hiểu mục đích , ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Trả lời câu hỏi sau + Kể các hoạt động chế biến nông, lâm, thuỷ sản mà em biết? + Người ta chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm mục đích gì? Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm nông, lâm ,thuỷ sản. Trả lời các câu hỏi + Em có nhận xét gì về các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. + Trong công tác bảo quản nông, thuỷ sản phải phơi khô. Vì sao? + Lâm sản: mây, tre, gỗ... Em hãy cho biết đặc điểm của lâm sản? + Sản phẩm của lâm sản dùng để làm gì? Nhóm 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản. Trả lời các câu hỏi: + Điều kiện môi trường gồm các yếu tố chính nào ? + Môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản, chế biến không? + Độ ẩm không khí có tác động đến sản phẩm nông, lâm, thủy sản như thế nào? + Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng gì đến chất lượng nông, lâm, thuỷ sản? + Em hãy cho biết trong môi trường tự nhiên có các loại sinh vật nào gây hại cho việc bảo quản nông, lâm, thủy sản? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lời. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn. | I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản. - Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản. - Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng 2. Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản. - Duy trì, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản và đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG, LÂM, THỦY SẢN. - Nông sản, thủy sản là lương thực, thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất bột, chất béo, chất xơ, các loại đường, các loại vitamin và khoáng chất... - Nông, thủy sản chứa nhiều nước. - Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng. - Lâm sản chứa chất xơ là nguồn nguyên liệu cho một ngành công nghiệp: giấy, đồ gỗ gia dụng, mĩ nghệ. III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN. - Độ ẩm không khí là yếu tố gây ảnh hưởng mạnh đến chất lượng của nông, lâm, thủy sản trong bảo quản. Độ ẩm cao của không khí làm cho nông, lâm, thủy sản khô bị ẩm trở lại, đôi khi quá giới hạn cho phép, là điều kiện thuận lợi cho VSV, côn trùng phát triển, phá hại. - Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản. Khi nhiệt độ tăng lên thì hoạt động VSV tăng, các phản ứng sinh hóa cũng tăng lên làm nông sản, lâm, thủy sản nóng lên, dẫn đến chất lượng của chúng bị giảm mạnh. - Trong môi trường thường xuyên có các loại sinh vật gây hại cho nông, lâm thủy sản như VSV, côn trùng, sâu bọ, .... |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
- Nội dung
Làm bài tập về mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Làm việc cả lớp
- GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời.
- Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá.
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu
Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản.
. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
b.Nội dung
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao bảo quản nông, thủy sản lâu dài thường phải phơi khô?
- Ở địa phương em lúa, ngô được bảo quản bằng cách nào?
- Kể tên các sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản?
- Trong điều kiện bình thường nông, lâm, thủy sản dễ bảo quản hay khó bảo quản. Vì sao?
- Sản phẩm học tập ( dự kiến)
- Giảm lượng nước trong nông, thủy sản để khỏi bị vi sinh vật xâm nhiễm
- Phơi khô, đóng bao, chum vại...
- Muối dưa, đóng hộp, làm mứt ....
- Khó, vì chứa nhiều nước dễ bị VSV xâm nhiễm gây thối hỏng
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV đưa câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Chuẩn bị bài mới
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Công nghệ lớp 10 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Công nghệ 10.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THPT