Giáo án địa lí 7 cánh diều bài 4: Khái quát về liên minh châu âu
Giáo án bài 4: Khái quát về liên minh châu âu sách địa lí 7 cánh diều Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 7 cánh diều Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 cánh diều bài 4: Khái quát về liên minh châu âu
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
- Năng lực
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc nêu dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: tài liệu văn bản, số liệu thống kê, biểu đồ, bản đồ,…khai thác internet.
Năng lực chung
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí thông qua việc liên hệ về mối quan hệ giữa Việt Nam và EU.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Phẩm chất
Chăm chỉ, học tập, có trách nhiệm bảo vệ môi trường ở địa phương.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Các bảng số liệu trong SGK.
- Phiếu học tập (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Kết nối kiến thức đã có với những kiến thức sẽ học trong bài, tạo hứng thú cho HS, định hướng và dẫn dắt vào bài học.
- Nội dung:
GV sử dụng kĩ thuật KWLH, yêu cầu các nhóm HS điền vào các cột K và cột W trong bảng liên quan về Liên minh châu Âu.
K (đã biết) | W (muốn biết) | L (học được) | H (cách học) |
? | ? | ? | ? |
- Sản phẩm học tập: HS điền những kiến thức đã biết và muốn biết vào bảng, có thể dự kiến câu trả lời cho cột L (kiến thức học được).
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS làm việc theo tổ, yêu cầu các nhóm thảo luận, chia sẻ các kiến thức đã biết và muốn biết về Liên minh châu Âu, sau đó điền vào cột K, W trong bảng:
K (đã biết) | W (muốn biết) | L (học được) | H (cách học) |
? | ? | ? | ? |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, chia sẻ các thông tin đã biết, nêu những điều muốn biết.
- Một thành viên thư kí của nhóm sẽ liệt kê các ý kiến đó vào các cột phù hợp trong bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp phần thảo luận của nhóm mình.
K (đã biết) | W (muốn biết) | L (học được) | H (cách học) |
- Liên minh châu Âu là một tổ chức gồm đại đa số các quốc gia châu Âu. - Các nước trong Liên minh sử dụng đơn vị tiền tệ chung là Euro. - Các hoạt động của Liên minh được duy trì ổn định, hiệu quả. | - Các hoạt động thường niên của Liên minh châu Âu. - Ảnh hưởng của Liên minh đối với nền kinh tế khu vực và quốc tế. - Vị thế hiện tại của Liên minh châu Âu trong nền kinh tế thế giới. | ? | ? |
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV thu lại phiếu hỏi, yêu cầu HS quan sát bản đồ và kể tên các quốc gia thành viên EU năm 2020:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới: Liên minh châu Âu (EU), tiền thân là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập vào năm 1957 với 6 quốc gia thành viên ban đầu. Đến năm 2019, EU có 28 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, ngày 31-12-2020, sau khi Anh rời khỏi EU, liên minh khu vực này còn 27 quốc gia thành viên. EU là tổ chức kinh tế — chính trị lớn nhất của châu Âu, đồng thời là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn có tầm ảnh hưởng đối với toàn cầu. Vậy những biểu hiện nào chứng tỏ EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn của thế giới, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4. Liên minh châu Âu.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về EU – trung tâm kinh tế với quy mô GDP hàng đầu thế giới.
- Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về GDP chứng tỏ EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và khai thác bảng 4.1 (SGK tr.98) để so sánh GDP của EU với các trung tâm kinh tế lớn khác trên thế giới.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở các dẫn chứng cho thấy EU có quy mô GDP hàng đầu thế giới.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và khai thác bảng 4.1 (SGK tr.98) để so sánh GDP của EU với các trung tâm kinh tế lớn khác trên thế giới. Bảng 4.1. GDP của bốn trung tâm kinh tế lớn và thế giới năm 2019
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu, so sánh GDP của EU với GDP của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin, phân tích bảng số liệu và nhận xét. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS đưa ra sự phân tích, so sánh. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Quy mô GDP hàng đầu thế giới EU đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Năm 2019, mặc dù chỉ chiếm 2,8% diện tích và 6,6% dân số nhưng GDP của EU cao hàng đầu thế giới. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 cánh diều theo công văn mới nhất