Giáo án địa lí 7 cánh diều bài 3: phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Giáo án bài 3: phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên sách địa lí 7 cánh diều Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 7 cánh diều Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 cánh diều bài 3: phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG

VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ lựa chọn và trình bày được một vấn đề môi trường ở châu Âu.

  1. Năng lực

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày một vấn đề môi trường ở châu Âu.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: tài liệu văn bản, biểu đồ, video clip; khai thác internet.

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tìm ý tưởng, trình bày về vấn đề môi trường đã lựa chọn.
  1. Phẩm chất

Chăm chỉ, học tập, có trách nhiệm bảo vệ môi trường ở địa phương.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Biểu đồ tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng của châu Âu giai đoạn 1990 – 2019.
  • Hình ảnh, video clip về các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu (nếu có).
  • Một số video clip về khai thác và sử dụng tự nhiên ở châu Âu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, định hướng và dẫn dắt vào bài học.
  3. Nội dung:

- GV đặt một số câu hỏi gợi mở để HS chia sẻ ý kiến dựa vào hiểu biết cá nhân.

- GV cho HS xem một video ngắn về tình hình ô nhiễm môi trường ở châu Âu và dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS nêu được một số thông tin cơ bản về môi trường châu Âu từ vốn hiểu biết của bản thân.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Qua các phương tiện thông tin hoặc thực tế quan sát, em có nhận xét gì về vấn đề bảo vệ môi trường ở các nước châu Âu?

+ Tỉ lệ ô nhiễm môi trường ở các quốc gia châu Âu cao hay thấp hơn các quốc gia châu Á?

+ Nếu được chọn, em có thích sinh sống ở các quốc gia châu Âu không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và chia sẻ hiểu biết, ý kiến cá nhân của mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong phát biểu ý kiến của mình.

+ Nhờ trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến, các nước châu Âu có những phương tiện hiện đại, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên.

+ Tỉ lệ môi trường ở châu Âu thấp hơn ở các quốc gia châu Á vì các quốc gia châu Âu đều là những đất nước phát triển, họ đã và đang rất đầu tư cho việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tối đa hậu quả của biến đổi khí hậu.

+ Nếu được chọn, em thích sống ở châu Âu vì đây là một khu vực có nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người dân luôn được đảm bảo.

- Các HS khác lắng nghe, chia sẻ quan điểm khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh về tình hình môi trường ở một số quốc gia châu Âu, sau đó dẫn dắt vào nội dung bài mới.

 

   

Rác thải trên sông Đa-nuýp                    Cháy rừng ở phía Nam châu Âu

Châu Âu đã từng phải đối mặt với những vấn đề về môi trường và họ đã có những giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Vậy, châu Âu đang bảo vệ môi trường như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường nước

  1. Mục tiêu: Trình bày được vấn đề bảo vệ môi trường nước.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 3.1 (SGK tr.95) để trình bày về vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở tình trạng và giải pháp trong việc bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 3.1 (SGK tr.95) để tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

- GV đặt câu hỏi tìm hiểu cho HS:

+ Em hãy cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở châu Âu.

+ Các quốc gia châu Âu đã có biện pháp gì để cải tạo và bảo vệ nguồn nước?

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước ở châu Âu.

- GV hướng dẫn HS đọc phần mở rộng kiến thức về hành trình hồi sinh của sông Rai-nơ (SGK tr.95)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Vấn đề bảo vệ môi trường nước

- Ở châu Âu, môi trường nước chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hằng ngày của người dân...

- Đề cải tạo và bảo vệ nguồn nước, các quốc gia châu Âu đã có nhiều giải pháp như:

+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải, đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước, nâng cao nhận thức của người dân và đặc biệt là hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển.

+ Đối với các vùng biển: thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

Giáo án địa lí 7 cánh diều bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu âu

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử bài 4: Liên minh châu âu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: CHÂU Á

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay