Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 7 cánh diều

Địa lí 7 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Địa lí 7 Cánh diều

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU

CHƯƠNG 2: CHÂU Á

BÀI 5: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU Á

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS cần:

-  bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

-Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoảng sản chính ở châu

  1. Năng lực

Năng lực riêng

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á; trình bày về một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc xác định trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ với đặc điểm tự nhiên ở nước ta hoặc địa phương em.

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tự tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận, bảo vệ ý kiến của cá nhân và tập thể.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Bản đồ tự nhiên châu Á.

- Bản đồ khí hậu châu Á.

- Tranh ảnh có liên quan đến tự nhiên châu Á.

- Phiếu học tập (nếu có).

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kết nối kiến thức đã có với những kiến thức sẽ học trong bài, tạo hứng thú cho HS, định hướng và dẫn dắt vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặc câu hỏi: Việt Nam thuộc châu lục nào trên thế giới? Châu lục đó có đặc điểm gì nổi bật?
  4. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặc câu hỏi: Việt Nam thuộc châu lục nào trên thế giới? Châu lục đó có đặc điểm gì nổi bật?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận, chia sẻ các thông tin đã biết về châu lục đó

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp phần thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới

Châu Á là một châu lục rộng lớn. Vậy châu Á có đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ như thế nào? Đặc điểm thiên nhiên ra sao và có ý nghĩa gì đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên của châu lục này? chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi Châu Á.

  1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Á
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 5.1 trong SGK để trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á
  3. Sản phẩm học tập: đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Á
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 5.1 trong SGK để trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á. GV có thể gợi ý cho HS dựa vào hình 5.1:

+ Xác định châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào?

+ Xác định những châu lục và đại dương tiếp giáp với châu Á.

+ Nhận xét về hình dạng lãnh thổ của châu Á.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin, quan sát bản đồ và nhận xét.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Sau khi đại diện một số HS trình bày, nhận xét, GV chuẩn kiến thức và lưu ý: Phần đất liền châu Á không tiếp giáp với châu Đại Dương, mặc dù phần phía tây đảo Niu Ghi-nê thuộc lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a và phần phía đông là của châu Đại Dương.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Vị trí địa lí và phạm vi Châu Á.

- Châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10"N, tiếp giáp với châu Phi, châu Âu và các đại dương là: Thái Bình Dương. Ấn Độ Dương. Bắc Băng Dương.

- Châu Á có dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.

- Đây là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền của châu Á khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới khoảng 44,4 triệu kip (bao gồm phần lãnh thổ của Liên bang Nga thuộc châu Á).

 

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

1. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

- Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước ở châu Âu là gì?

- Những biện pháp mà các quốc gia châu Âu thực hiện để cải tạo và bảo vệ nguồn nước là gì?

- Để bảo vệ môi trường nước,các quốc gia châu Âu có cần thiết phải hợp tác với nhau không? Giải thích?

- Các nước châu Âu đã bảo vệ môi trường nước ở biển bằng cách nào?

2. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

- Hãy cho biết mặt trái của công nghiệp hóa?

- Môi trường không khí ở châu Âu bị ô nhiễm là do nguyên nhân nào?

- Nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm môi trường không khí ở châu Âu là gì?

- Các quốc gia châu Âu đã dùng biện pháp gì để cải thiện môi trường không khí?

- Các giải pháp sạch mà các quốc gia châu Âu đang hướng đến để bảo vệ môi trường không khí là gì?

3. VẤN ĐỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

- Hãy cho biết rừng có ý nghĩa như thế nào?

- Thực trạng rừng ở châu Âu hiện nay như thế nào?

- Biện pháp khai thác và bảo vệ rừng cũng như phát triển rừng bền vững ở châu Âu là gì?

- Rừng đang được châu Âu đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện như thế nào?

- Việc khai thác gỗ ở các khu rừng châu Âu có gì đặc biệt?

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU

Bộ trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1. Lãnh thổ châu Âu kéo dài

A. từ khoảng 36°B đến 71°B. 

B. từ khoảng 36°N đến 71°N.

C. từ khoảng 36'20B đến 34°51'B. 

D. từ vòng cực Bắc đến xích đạo.

Câu 2. So với các châu lục khác trên thể giới, châu Âu có điện tích

A. lớn nhất. 

B. nhỏ nhất.

C. lớn thứ tư. 

D. lớn thứ năm.

Câu 3. Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng:

A. 10 triệu km2.

B. 11 triệu km2.

C. 11,5 triệu km2.

D. 12 triệu km2.

Câu 4. Châu Âu được ngăn cách với châu Á bởi đãy núi

A. Cac-pat. 

B. U-ran.

C. An-pơ.

D. Hi-ma-lay-a.

Câu 5. Châu Âu được ngăn cách với châu Phi bởi biển nào sau đây?

A. Địa Trung Hải. 

B. Biển Đỏ.

C. Biển Đen. 

D. Biển Ca-xpi.

Câu 6. Hình dạng lãnh thổ châu Âu trông tựa như

A. một hình khôi lớn. 

B. một chiếc ủng.

C. một bán đảo lớn. 

D. một cơn hö.

Câu 7. Hai khu vực địa hình chỉnh của châu Âu là

A. sơn nguyên và cao nguyên. 

B. đồng bằng và miễn núi.

C. đổi tháp và đồng bảng.

D. đông bằng và vừng ven biển.

Câu 8. Khu vực địa hình nào chiếm diện tích chủ yếu ở châu Âu?

A. Đồng bằng

B. Miền núi

C. Núi già

D. Núi trẻ

Câu 9. Khí hậu châu Âu phân hóa thành bao nhiêu đới?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là

A. cực và cận cực.

B. ôn đới.

C. cận nhiệt.

D. nhiệt đới.

Câu 11. Sông dài nhất châu Âu là

A. Von-ga.

B. Đa-nuýp.

C. Rai-nơ.

D. En-bơ (Elbe).

Câu 12.  Phía nam châu Âu có đới thiên nhiên

A. đài nguyên.

B. rừng lá rộng.

C. rừng lá kim.

D. rừng lá cứng Địa Trung Hải.

Câu 13. Ở châu Âu, băng tuyết vĩnh viễn xuất hiện ở những dãy núi có độ cao

A. 2 000 m.

B. trên 2 000 m.

C. 3 000 m.

D. trên 3 000 m.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Tại sao ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng?

A. Do càng đi sâu vào trong nội địa càng xa biển

B. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới càng giảm, lượng mưa càng giảm đi và nhiệt độ càng tăng cao.

C. Cả hai đáp án trên đều sai

D. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng Châu Âu?

A. Châu Âu Có diện tích nhỏ thứ ba thế giới.

B. Châu Âu có diện tích lớn thứ hai thế giới.

C. Châu Âu Có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.

D. Châu Âu có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Nam Cực.

Câu 3. Đáp án nào sau đây không phải đặc điểm vị trí địa lý châu Âu

A. Nằm phía bắc của Địa Trung Hải

B. Nằm phía đông của Đại Tây Dương

C. Nằm phía tây của lục địa Á-Âu

D.  Nằm phía bắc của Bắc Băng Dương

Câu 4. Giải thích vì sao ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông? 

A. Ảnh hưởng của dòng biển nóng. 

B. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh. 

C. Ảnh hưởng bởi địa hình chắn gió. 

D. Ảnh hưởng bởi vị trí gần cực, cận cực.

Câu 5. Các khu vực có khí hậu ôn đới hải dương là:

A. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.

B. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.

C. ra phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.

D. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.

Câu 6. Các khu vực có khí hậu ôn đới lục địa là:

A. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.

B. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.

C. rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.

D. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Đọc thông tin và quan sát hình 1 dưới đây, hãy cho biết Châu Âu tiếp giáp với châu lục nào?

A. châu Á

B. châu Phi

C. châu Đại Dương

D. châu Mỹ

Câu 2. Dựa vào hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Âu ở trên, hãy cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển nào dưới đây:

A. biển Địa Trung Hải

B. biển Ca-xpi

C. biển Đen

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3. Đọc thông tin và quan sát hình 1.3 dưới đây, cho biết sự phân hóa khí hậu ở châu Âu nằm ở các đới khí hậu nào? 

A. Đới khí hậu cực và cận cực.

B. Đới khí hậu ôn đới.

C. Đới khí hậu cận nhiệt đới.

D. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cận nhiệt đới.

Câu 4. Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:

A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.

B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.

C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình. 

4. VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)

Câu 1. Dựa vào hình 1. Bản đồ tự nhiên Châu Âu dưới đây xác định các con sông lớn của Châu Âu: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ. Cho biết các con sông đó đổ ra biển và đại dương nào?

A. Sông Rai-nơ ở Tây Âu; Sông Đa-nuyp ở Nam Âu; Sông Vôn-ga ở Đông Âu. Các con sông trên đổ ra Bắc Băng Dương.

B. Sông Rai-nơ ở Đông Âu; Sông Đa-nuyp ở Nam Âu; Sông Vôn-ga ở Tây Âu. Các con sông trên đổ ra Đại Tây Dương.

C. Sông Rai-nơ ở Tây Âu; Sông Đa-nuyp ở Đông Âu; Sông Vôn-ga ở Nam Âu. Các con sông trên đổ ra Bắc Băng Dương.

D. Sông Rai-nơ ở Tây Âu; Sông Đa-nuyp ở Nam Âu; Sông Vôn-ga ở Đông Âu. Các con sông trên đổ ra Đại Tây Dương.

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU

Bộ đề Địa lí 7 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

TRƯỜNG THCS……….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Năm học 2022-2023

Môn: Lịch sử và Địa lí 7

Thời gian làm bài: … phút

 

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các chủng tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á?

A. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

B. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.

C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

D. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

Câu 2. Ở giữa của Nam Á là miền địa hình nào sau đây?

A. Dãy Gác Đông, Gác Tây.

B. Sơn nguyên Đê-can.

C. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a.

D. Đồng bằng Ấn - Hằng.

Câu 3. Nam Á có các kiểu cảnh quan nào sau đây?

A. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.

B. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng lá kim, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.

C. Rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, địa y, cảnh quan núi cao.

D. Rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc, rừng thưa, cảnh quan núi cao.

Câu 4. Châu Phi có diện tích khoảng

A. 20 triệu km2.

B. 25 triệu km2.

C. 27 triệu km2.

D. 30 triệu km2.

Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở

A. vùng rừng rậm xích đạo.

B. hoang mạc Xa-ha-ra.

C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.

D. phân cực Nam châu Phi.

Câu 6. Cà phê được trồng nhiều ở các nước

A. phía Tây và phía Đông châu Phi.

B. phía Tây và phía Nam châu Phi.

C. phía Nam và phía Đông châu Phi.

D. phía Nam và phía Bắc châu Phi.

Câu 7. Các tôn giáo nào sau đây ra đời ở khu vực Tây Nam Á?

A. Phật giáo và Ki-tô giáo.

B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 8. Dạng địa hình chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là

A. đồng bằng châu thổ.

B. bán bình nguyên.

C. sơn nguyên, bồn địa.

D. núi và cao nguyên.

Câu 9. Châu Phi không có khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt.

B. Nhiệt đới.

C. Xích đạo.

D. Cận cực.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư châu Phi?

A. Hầu hết sống ở thành thị.

B. Đa số sống ở nông thôn.

C. Phân bố đều khắp nơi.

D. Tập trung ở sơn nguyên.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội ở châu Á?

A. Nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.

B. Thành phần chủng tộc khá đa dạng.

C. Dân số đứng thứ hai trên thế giới.

D. Cái nôi nhiều nền văn minh lâu đời.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng về đường bờ biển ở châu Phi?

A. Nhiều vịnh biển, đảo và bán đảo; bờ biển dài, nhiều cửa sông.

B. Đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo.

C. Đường bờ biển có ít các vịnh biển lớn, đảo và nhiều quần đảo.

D. Bị cắt xẻ mạnh, có ít các vịnh biển và bán đảo; nhiều cửa biển.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?

A. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.                         

B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.

C. Chữ La-tinh và chữ Hán.

D. Chữ Phạn và Chữ Pa-li.

Câu 2. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. đền Ăng-co Vát.                                 

B. Thạt Luổng.

C. thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 3. Vương quốc Cam-pu-chia ra đời gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Sự liên minh giữa các bản làng và mường cổ.

B. Vua Giay-a-vắc-man II lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.

C. Thủ lĩnh Pha Ngừm lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.

D. Người Gia-va hợp nhất Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp.

Câu 4. Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là

A. đền tháp Bô-rô-bu-đua.                       

B. Thạt Luổng.

C. chùa Vàng.                                          

D. đô thị cổ Pa-gan.

Câu 5. Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353?

A. Chậu A Nụ.     

B. Xu-li-nha Vông-xa.       

C. Pha Ngừm.     

D. Giay-a-vác-man II.

Câu 6. Ý nào sau đây đúng về sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang?

A. Lào là một vương quốc lớn mạnh ở lưu vực sông Hồng.

B. Người Lảo chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá.

C. Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của Lào là thế kỉ XV - XVIII.

D. Thực hiện nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm các nước láng giềng.

Câu 7. Năm 968, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là

A. Đại Việt.

B. Văn Lang.

C. Đại Cồ Việt.

D. Âu Lạc.

Câu 8. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê (981) gắn  liền với địa danh lịch sử nào sau đây?

A. Sông Mê Công.

B. Lạng Sơn.

C. Cổ Loa.

D. Sông Bạch Đằng.

Câu 9. Nhà Đinh được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?

A. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống.

B. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh xoá bỏ “cục diện 12 sứ quân”.

C. Được Dương Tam Kha ủng hộ và nhường ngôi.

D. Nhận được sự ủng hộ của Ngô Quyền và Lê Hoàng.

Câu 10. Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì

A. đấu tranh chống Bắc thuộc.                                    

B. cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. độc lập, tự chủ.                         

D. đấu tranh giành độc lập, tự chủ.

Câu 11. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

B. Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.

C. Đất nước thái bình, nhân dân ấm no.

D. Đại Cồ Việt bị nhà Tống đô hộ.

Câu 12. Trong cuộc kháng chiến chống Tỗng (981), quân dân Tiền Lê đã học tập kế sách đánh giặc nào của Ngô Quyền?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh nhanh thắng nhanh.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.

--------------- Còn tiếp ---------------

Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 7 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 7 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)

Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 7 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Địa lí 7 cánh diều, soạn Địa lí 7 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay