Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)

Bài giảng điện tử hóa học 7 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)

Xem video về mẫu Giáo án điện tử bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hóa học 7 kết nối tri thức

CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!

Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên rất đa dạng và phong phú.

Em hãy quan sát một số hiện tượng sau:

Theo em, nguyên nhân nào gây ra các hiện tượng này?

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (5 Tiết)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
  2. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên
  3. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7
  4. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

Đọc nội dung mục I và trả lời câu hỏi:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là gì?

Là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

Các bước thực hiện phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

  Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu

   Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh

  Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời câu hỏi đã nêu.

Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán

Lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng thích hợp (thực nghiệm, điều tra,...) để kiểm tra dự đoán.

  Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán

   Trường hợp kết quả không phù hợp cần quay lại từ bước 2.

  Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Chia HS thành 4 nhóm, tìm hiểu từ tổng quát đến chi tiết nội dung từng bước có trong sơ đồ và ví dụ đưa ra trong SGK - trang 7, phân tích vai trò mỗi bước trong quy trình.

Thảo luận nhóm 4 HS, hoàn thành Câu hỏi và bài tập SGK trang 7.

Thứ tự sắp xếp như sau:

  1. Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
  2. Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột): chất nào tan, chất nào không tan trong nước.
  3. Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).
  4. Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1g mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1-2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
  5. Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.
  6. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên
  7. Kĩ năng quan sát, phân loại

Quan sát hình ảnh bên và cho biết, bức ảnh mô tả hiện tượng gì?

Theo em, kĩ năng quan sát có vai trò gì?

Dụng cụ hỗ trợ: thước đo, kính hiển vi,..

Thảo luận nhóm 4, quan sát và phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm.

Kỹ năng phân loại là gì?

Là kĩ năng nhận dạng đặc điểm, tính chất đặc trưng, phổ biến của sự vật, hiện tượng để sắp xếp vào các nhóm.

Quan sát Hình 1.2 và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trên Trái Đất. Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường?

  • Những hiện tượng tự nhiên nhiên thường xảy ra trên trái đất là: Mưa to kèm theo sấm, sét.
  • Hiện tượng là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người bà môi trường là: Cháy rừng, hạn hán.

Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên.

  • Đối với thảm họa cháy rừng: quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở trong rừg và ven rừng; giảm vật liệu cháy hoặc làm giảm độ khô của vật liệu cháy trong rừng.

Đối với hạn hán

  • Trồng cây xanh, tạo các hồ nước nhân tạo để giữ nước,..

Đối với mưa to, sấm sét

Các thiết bị điện nên để ở những nơi khô ráo, không ngập, tránh rò điện (nhà ngập thì nên ngắt hết nguồn điện); đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện; rút phích cắm các thiết bị điện;không dùng điện thoại;…

  1. Kỹ năng liên kết

Hoạt động nhóm đôi, tìm hiểu mục II.2 và cho biết kĩ năng liên kết là gì.

Kĩ năng liên kết liên quan đến sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.

Ví dụ:

Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất liên quan chặt chẽ đến tính chất các thể của nước, sự vận chuyển và lưu chuyển của nước trong khí quyển và ảnh hưởng đến sự phân phối, đặc điểm của hệ thống sinh thái động vật và thực vật,…

             Hãy kết nối thông tin giữa cột (A) và cột (B) tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên.

  1. Kỹ năng đo

Đọc thông tin SGK trang 9 và nêu các bước đo khi thực hiện thí nghiệm.

  1. Ước lượng (khối lượng, chiều dài… của vật) để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp.
  2. Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
  3. Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
  4. Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

Hoạt động theo cặp đôi, thực hiện đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện tử và ghi kết quả theo mẫu Bảng 1.1.

  1. Kỹ năng dự báo

Hoạt động nhóm đôi, đọc thông tin mục II.4 và nêu khái niệm kĩ năng dự báo.

  • Là kĩ năng đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
  • Các loại dự báo:
    • Dự báo định tính: dựa vào các hiểu biết, đánh giá và suy luận của các chuyên gia.
    • Dự báo định lượng: sử dụng mô hình để tính toán.
  • Trao đổi nhóm đôi, hoàn thành Câu hỏi và bài tập SGK trang 10 - 11.
  • Biểu đồ Hình 1.3 mô tả sự phát thải khí carbon dioxide (khi nhà kính) làm Trái Đất nóng lên. Nguyên nhân làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất là do quá trình sản xuất điện và nhiệt.

Một số biện pháp là:

Giảm thiểu đến loại bỏ các hoạt động sản xuất công nghiệp có công nghệ cũ, lạc hậu, thải ra nhiều carbon dioxide.

Hạn chế khai thác năng lượng hoá thạch và các dạng năng lượng khác.

Tăng cường trồng cây phủ xanh đồi trọc và trong các thành phố

Trong khoảng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng khoảng 0,9°C (nhiệt độ năm 2018 so với giai đoạn 1951 – 1980) và đang ngày càng tăng lên. Với xu thế này, nếu chúng ta không có những biện pháp bảo vệ, hạn chế dự đoán trong 10 năm tới, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng.

III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7

  1. Cổng quang điện (cổng quang)

Đọc thông tin mục III.1 trong SGK trang 10 và thực hiện yêu cầu:

  • Cổng quang điện là gì?
  • Nêu cấu tạo của cổng quang điện.
  • Là thiết bị có vai trò như công tắc điều khiển mở/ đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.

Cấu tạo gồm:

  • Một bộ phận phát tia hồng ngoại D1.
  • Một bộ phận thu tia hồng ngoại D2.
  • Dây cáp nối với đồng hồ đo thời gian hiện số (có tác dụng cung cấp điện cho cổng quang + gửi tín hiệu điện tử cổng quang tới đồng hồ).
  1. Đồng hồ đo thời gian hiện số
  • Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng cổng quang.

Cấu tạo

Mặt trước có:

  • THANG ĐO: ghi GHĐ và ĐCNN
  • MODE: dùng để chọn chế độ làm việc của đồng hồ.
  • RESET: Cho đồng hồ quay về trạng thái ban đầu, mặt đồng hồ hiện chỉ số 0.000.

Mặt sau có:

(4) Công tắc điện

(5) Ba ổ cắm cổng quang A, B, C.

(6) Ổ cắm điện.

Đồng hồ đo thời gian hiện số được điều khiển bởi cổng quang như thế nào?

Đồng hồ đo thời gian được điều khiển bởi cổng quang: dây cáp nối với đồng hồ đo thời gian hiện số gửi tín hiệu điện từ cổng quang tới đồng hồ.

Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ đo thời gian hiện số? Vì sao?

Cách chọn thang đo 99,99 vì GHĐ này phù hợp với thời gian lớn hơn 10s.

  1. Báo cáo thực hành
  2. Viết báo cáo thực hành

Sau khi làm thực hành, em viết báo cáo theo mẫu sau:

Hãy viết báo cáo thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào đã học trong môn KHTN ở lớp 6 theo mẫu.

Gợi ý

QUAN SÁT VÀ V TẾ BÀO TRỨNG CÁ

  1. Mục đích thí nghiệm:

Sử dụng kính lúp để quan sát và vẽ tế bào trứng cá.

  1. Chuẩn bị:

- Té bào trứng cá

- Kính lúp, đĩa petri; kim mũi mác.

- Giấy, bút màu.

  1. Các bước tiến hành

Bước 1: Lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.

Bước 2: Nhỏ một ít nước vào đĩa.

Bước 3: Dùng kim mũi mác khoảng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.

Bước 4: Quan sát tế bào trứng cá bằng kính lúp.

Bước 5: Vẽ hình tế bào em quan sát được qua kính lúp.

  1. Kết quả:

Hình vẽ tế báo trứng cá mà HS quan sát được qua kính lúp.

  1. Viết và trình bày báo cáo, thuyết trình.

Các vấn đề cần chú ý

  • Chuẩn bị các bước từ việc chọn vấn đề thuyết trình, lập dàn bài chi tiết của báo cáo thuyết trình, thu thập tư liệu/ số liệu đến cách trình bày báo cáo,... dựa trên những hướng dẫn cụ thể từ các thầy/ cô giáo.
  • Thực hiện hoạt động theo nhóm hoặc tổ với một bảng kế hoạch chi tiết trong đó có ghi rõ nội dung công việc, người phụ trách, tiến trình thực hiện, sản phẩm. Để hoạt động hiệu quả hơn, hấp dẫn và sinh động hơn, cần ưu tiên cho các tư liệu mang tính trực quan như biểu bảng, tranh ảnh, video,...
  • Mỗi báo cáo thuyết trình cần có tối thiểu 4 nội dung sau đây: (1) Mục đích báo cáo, thuyết trình; (2) Chuẩn bị và các bước tiến hành; (3) Kết quả và thảo luận; (4) Kết luận.
  • Hãy lập dàn ý chi tiết cho báo cáo thuyết trình về vai trò của đa dạng sinh học đã học trong môn KHTN ở lớp 6.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy kết nối các thông tin ở cột A và cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng.

TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

  1. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.
  2. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
  3. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,... của con người.
  4. Sử dụng mô hình để tính toán có thể đưa ra dự báo định lượng chính xác hơn.

Câu 2: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

  1. Kỹ năng quan sát, phân loại
  2. Kỹ năng liên kết tri thức
  3. Kỹ năng dự báo
  4. Kỹ năng đo

Câu 3: Cho các bước sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp.

(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là 

  1. (1) (2) (3) (4).
  2. (1) (3) (2)  (4).
  3. (3) (2) (4)  (1).
  4. (2) (1) (4)  (3).

Câu 4: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì ni mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là:

  1. 73 ml
  2. 32,5 ml
  3. 33 ml
  4. 35,2 ml

VẬN DỤNG

Câu 1. Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên.

Câu 2. Để xác định thời gian chuyển động trên quãng đường dài 50 cm của một viên bi lăn trên một máng nghiêng, người ta dùng cổng quang và đồng hồ đo thời gian hiện số. Hỏi:

  1. a) Phải chọn MODE nào của đồng hồ?
  2. b) Phải bấm vào nút nào của đồng hồ để trên màn hình hiện lên các số 0000?
  3. c) Phải nối các cổng quang như thế nào với các chốt ở mặt sau của đồng hồ?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Hoàn thành bài tập phần Vận dụng

Làm bài tập trong SBT

Chuẩn bị bài sau Bài 2: Nguyên tử

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa được theo ý muốn
  • Được biên soạn sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 350k/học kì
  • 400k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hóa học 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Chat hỗ trợ
Chat ngay