Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức bài 1 phần 2. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên
FileĐáp án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức bài 1 phần 2. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
IV. BÁO CÁO THỰC HÀNH
Câu 1: Hãy viết báo cáo bài thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào đã học trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6 theo mẫu trên.
Gợi ý mẫu:
Họ và tên: Nguyễn Văn A Lớp: 7A | Ngày… tháng … năm … |
BÁO CÁO THỰC HÀNH
QUAN SÁT VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO ĐÃ HỌC
- Mục đích thí nghiệm
- Quan sát và phân biệt được một số loại tế bào (tế bào biểu bì hành tây, tế bào trứng cá).
- Chuẩn bị
- Thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi có vật kính 40x và kính lúp.
- Nước cất đựng trong cốc thủy tinh.
- Đĩa petri
- Các dụng cụ khác như giấy thấm, lamen, lam kính, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, thìa inox, dao mổ.
- Mẫu vật
- Củ hành tây.
- Trứng cá
- Các bước tiến hành
- Làm tiêu bản, quan sát và vẽ tế bào biểu bì hành tây
- Bước 1: Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành, sau đó tạo một vết cắt hình vuông nhỏ kích thước 7 – 8 mm ở trong của vảy hành. Sử dụng panh/kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt.
- Bước 2: Đặt lớp tế bào này lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất rồi đậy lamen lại bằng cách trượt lamen từ một cạnh. Sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa.
- Bước 3: Đặt lam kính lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.
- Bước 4: Chụp lại hoặc vẽ lại hình ảnh đã quan sát được.
- Quan sát và vẽ tế bào trứng cá
- Bước 1: Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.
- Bước 2: Nhỏ một ít nước vào đĩa.
- Bước 3: Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
- Bước 4: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.
- Bước 5: Chụp lại hoặc vẽ lại hình ảnh đã quan sát được.
- Kết quả
- Hình ảnh quan sát được:
- Nêu các thành phần của mỗi loại tế bào quan sát được:
Tế bào hành tây | Tế bào trứng cá | |
Thành phần quan sát được | Thành tế bào, nhân tế bào, tế bào chất. | Màng tế bào, tế bào chất, nhân tế bào. |
Thành phần không quan sát được | Màng tế bào, các loại bào quan (ti thể, không bào, …) | Các bào quan khác (ti thể, ribosome, …) |
Câu 2: Hãy lập dàn ý chi tiết cho báo cáo thuyết trình về vai trò của đa dạng sinh học đã được học trong môn Khoa học tự nhiên 6.
Trả lời:
Dàn ý chi tiết cho báo cáo thuyết trình về vai trò của đa dạng sinh học đã được học trong môn Khoa học tự nhiên 6:
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH VỀ VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
- Mục đích báo cáo, thuyết trình
- Trình bày được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong đời sống.
- Chuẩn bị và các bước tiến hành
- Chuẩn bị
Thu thập tranh ảnh hoặc video về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong đời sống
- Các bước tiến hành
- Bước 1: Sắp xếp các tranh ảnh sưu tầm được thành 2 nhóm: Nhóm 1 – Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên; Nhóm 2 – Vai trò của đa dạng sinh học trong đời sống.
- Bước 2: Quan sát hình ảnh, so sánh với các kiến thức để đưa ra vai trò của đa dạng sinh học trong mỗi hình ảnh.
- Bước 3: Tổng kết lại vai trò của đa dạng sinh học theo bảng sau.
Hình ảnh | Đối tượng tác động | Vai trò của đa dạng sinh học trong hình |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 |
- Kết quả và thảo luận
Tổng kết vai trò của đa dạng sinh học:
Hình ảnh | Đối tượng tác động | Vai trò của đa dạng sinh học trong hình |
1 | Đối với tự nhiên | - Sự đa dạng sinh học tạo ra mối quan hệ dinh dưỡng khăng khít giữa các loài → đảm bảo sự tồn tại và ổn định của mỗi loài trong toàn bộ hệ sinh thái. |
2 | Đối với tự nhiên | - Sự đa dạng sinh học về thực vật sẽ giúp bảo vệ đất, chống sạt lở, hạn chế tác hại của mưa lũ → đảm bảo sự sống của các sinh vật khác và con người. |
3 | Đối với con người | - Sự đa dạng sinh học cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. |
4 | Đối với con người | - Sự đa dạng sinh học tạo nên những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng của con người. |
- Kết luận
- Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
- Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu, …; tạo nên cảnh quan để phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng; giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu qua việc làm giảm ảnh hưởng của thiên tai và khí hậu khắc nghiệt.
→ Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu 3: Tìm hiểu một số sự vật hoặc hiện tượng tự nhiên theo phương pháp nghiên cứu khoa học.
Trả lời:
Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ tan của muối ăn với nhiệt độ.
Bước 1: Đề xuất vấn đề
Nhận thấy muối ăn là chất rắn, có tan trong nước ở nhiệt độ thường. Vậy ở nhiệt độ cao hoặc ở nhiệt độ thấp thì độ tan của muối ăn sẽ thay đổi như thế nào?
Bước 2: Dự đoán
Ở nhiệt độ cao, muối ăn sẽ tan tốt hơn.
Ở nhiệt độ thấp, muối ăn sẽ tan kém hơn.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán
Chuẩn bị: 1 lọ muối ăn, thìa, 1 cốc nước lạnh, 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước ở nhiệt độ phòng (lưu ý: dùng cốc thủy tinh để dễ dàng quan sát và mực nước ngang nhau)
Tiến hành: Cho vào mỗi cốc 5 thìa muối. Quan sát sự tan của muối ăn trong 3 cốc.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra
Thực hiện thí nghiệm (HS tự làm).
Kết quả quan sát: muối tan nhiều nhất trong cốc nước nóng, tan ít nhất trong cốc nước lạnh.
⇒ Kết luận:
Độ tan của muối ăn phụ thuộc vào nhiệt độ. Độ tan tăng khi tăng nhiệt độ.
Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập