Câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức Bài 1: Phương pháp và kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Nguyên tử. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 kết nối tri thức.

BÀI 1 - PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Trả lời:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

Câu 2: Nêu các bước thực hiện phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Trả lời:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước:

  • Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh.
  • Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề: Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời các câu hỏi đã nêu.
  • Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán: Lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng thích hợp (thực nghiệm, điều tra, …) để kiểm tra dự đoán.
  • Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán: Trường hợp kết quả không phù hợp cần quay lại từ bước 2.
  • Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Câu 3: Nêu một số kỹ năng để học tập tốt môn khoa học tự nhiên.

Trả lời:

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

Câu 4: Nêu khái niệm về từng kỹ năng.

Trả lời:

  • Kĩ năng quan sát là kĩ năng sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí, … của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
  • Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
  • Khi thực hiện thí nghiệm, học sinh cần biết chức năng, độ chính xác, giới hạn đo, … của các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp.
  • Kĩ năng dự báo là kĩ năng đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Người ta có thể đưa ra các dự báo định tính và định lượng:
  • Dự báo định tính: dựa vào hiểu biết, đánh giá và suy luận của các chuyên gia
  • Dự báo định lượng: sử dụng các số liệu quan sát, các mô hình tính toán để dự báo.

Câu 5: Nêu một số dụng cụ sử dụng trong môn KHTN.

Trả lời:

  • Cổng quang điện là thiết bị có vai trò như công tắc điều khiển mở/ đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. Cổng quang điện gồm một bộ phận phát ra tia hồng ngoại D1, một bộ phận thu tia hồng ngoại D2 và dây cáp nối với đồng hồ đo thời gian hiện số. Dây nối này vừa có tác dụng cung cấp điện cho cổng quang, vừa có tác dụng gửi tín hiệu điện từ cổng quang tới đồng hồ.
  • Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Để hoạt động thuyết trình thảo luận có kết quả, cần chú ý các vấn đề nào?

Trả lời:

Để hoạt động thuyết trình thảo luận có kết quả, cần chú ý các vấn đề sau đây:

  • Chuẩn bị các bước từ việc chọn vấn đề thuyết trình, lập dàn bài chi tiết của báo cáo thuyết trình, thu thập tư liệu/ số liệu đến cách trình bày báo cáo, … dựa trên những hướng dẫn cụ thể từ các thầy/ cô giáo.
  • Thực hiện hoạt động theo nhóm hoặc tổ với một bảng kế hoạch chi tiết trong đó có ghi rõ nội dung công việc, người phụ trách, tiến trình thực hiện, sản phẩm. Để hoạt động hiệu quả hơn, hấp dẫn và sinh động hơn, cần ưu tiên cho các tư liệu mang tính trực quan như biểu bảng, tranh ảnh, video, …
  • Mỗi báo cáo thuyết trình cần có tối thiểu 4 nội dung sau đây:
  • Mục đích báo cáo, thuyết trình.
  • Chuẩn bị và các bước tiến hành.
  • Kết quả và thảo luận.
  • Kết luận.

Câu 2: Trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên, kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào?

Trả lời:

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở các bước:

  • Quan sát, đặt câu hỏi để nghiên cứu: Sử dụng kĩ năng quan sát để nhận ra tình huống có vấn đề từ đó đặt câu hỏi tìm hiểu hay khám phá.
  • Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết: Sử dụng kết hợp kĩ năng quan sát và phân loại nhận dạng đặc điểm, tính chất đặc trưng của sự vật để phân loại chúng vào các nhóm và tiến hành nghiên cứu.
  • Thực hiện kế hoạch: Sử dụng kết hợp kĩ năng quan sát và phân loại làm các thí nghiệm, so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận.

Câu 3: Trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên, kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng ở bước nào?

Trả lời:

Vai trò của khoa học tự nhiên trong hệ thống nước tưới tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn là: ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

 

Câu 4: Trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên, kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào?

Trả lời:

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước 2 – Hình thành giả thuyết.

III. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tìm hiểu thông tin trên Internet về diện tích rừng trên thế giới trong khoảng 20 năm qua và suy luận diện tích rừng trên thế giới tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới.

Trả lời:

Theo FAO, nếu như năm 2000, tỉ lệ diện tích rừng bao phủ trên tổng diện tích đất trên thế giới là 31,9% thì tới năm 2020 con số này đã giảm xuống còn 31,2%-tương đương 4,1 tỉ ha rừng. Điều này cho thấy chỉ trong vòng 20 năm thế giới đã bị mất đi gần 100 triệu ha rừng.

® Theo các chuyên gia d đoán thì trong vòng 10 năm tới, diện tích trồng rừng tăng nhưng diện tích rừng tự nhiên vẫn giảm.

 

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước nạn hạn hán.

Trả lời:

Cách phòng chống và ứng phó với hạn hán:

  • Sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt.
  • Trồng rừng và bảo vệ rừng.
  • Xây dựng các hồ chứa nước.
  • Tổ chức giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.

Câu 3: Em nhìn thấy chân bầu trời có màu vàng óng như mỡ gà thì đoán là trời sắp có bão. Khi đó, em đã sử dụng kĩ năng nào trong học tập môn KHTN.

Trả lời:

Em đã sử dụng kĩ năng dự báo, dựa vào quy luật tự nhiên là chân bầu trời có màu vàng óng như mỡ gà sẽ thường có bão lớn.

Câu 4: Em đã từng thuyết trình trước lớp về một vấn đề nào đó chưa? Em thấy bài thuyết trình của em còn những điểm gì cần khắc phục.

Trả lời:

  • Em đã từng thuyết trình trước lớp về hiện tượng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
  • Những điểm em cần khắc phục:
  • Đưa ra thêm nhiều hình ảnh và số liệu minh họa
  • Trình bày mạch lạc, tự tin hơn

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em biết những câu câu ca dao, tục ngữ nào về kinh nghiệm dân gian liên quan đến các quy luật xảy ra trong tự nhiên?

Trả lời:

  1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

  1. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
  2. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

  1. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
  2. Lúa chiêm nép ở đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

Câu 2: Tìm hiểu về một loài đặc hữu ở Việt Nam và vị trí phân loại của chúng trong sinh giới.

Trả lời:

  • Loài đặc hữu: cá cóc Tam Đảo
  • Vị trí phân loại:
  • Giới: Động vật (Animalia)
  • Ngành: Động vật có xương sống (Chordata)
  • Lớp: Động vật lưỡng cư (Amphibia)
  • Bộ: Có đuôi (Caudata)
  • Họ: Kỳ giông (Salamandridae)
  • Chi: Paramesotriton
  • Loài: deloustali

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay