Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ

Bài giảng điện tử giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
Giáo án điện tử bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử công dân 7 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy kể những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, biểu hiện của sự vô cảm với người khác.

BÀI 2

QUAN TÂM, CẢM THÔNG, CHIA SẺ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. MỞ ĐẦU
  2. KHÁM PHÁ
  3. LUYỆN TẬP
  4. VẬN DỤNG

MỞ ĐẦU

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ qua những bức tranh sau:

Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

“Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ".

KHÁM PHÁ

  1. Đọc câu truyện

Đọc câu chuyện “Mười năm cõng bạn đến trường” SGK/tr 11-12 và trả lời câu hỏi:

  • Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh?
  • Em cảm nhận gì sau khi đọc câu chuyện trên?
  • Theo em, trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện như thế nào?
  • Minh bị dị tật bẩm sinh nên từ năm 8 tuổi, Hiếu luôn sang cổng Minh đến trường mỗi ngày.
  • Khi biết đi xe đạp, Hiếu vẫn tiếp tục chở Minh đi học.
  • Khi lên đại học dù khác trường, hai bạn vẫn động viên, quan tâm lẫn nhau.
  • Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác.
  • Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.
  • Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Biểu hiện:

Luôn quan tâm đến bạn bè, chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.

Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm đến bạn bè xung quanh nhiều hơn.

Chia sẻ những khó khăn về vật chất với những người gặp khó khăn.

  1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Thảo luận cặp đôi: quan sát tranh SGK tr.12 và trả lời câu hỏi

  • Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh trên?
  • Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
  • Chúng ta cần làm gì để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp?
  • Các bạn biết quan tâm, thăm hỏi khi bạn mình bị ốm.
  • Bạn chỉ lo chơi game mà không biết chia sẻ việc nhà với mẹ khi mẹ bị ốm.
  • Bạn đã biết thăm hỏi sức khỏe của bà khi bà bị ốm.
  • Bạn biết giúp đỡ cô giáo khi thấy cô cầm nhiều đồ.

           Để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kĩ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác, ta cần:

  • Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh.
  • Chia sẻ, nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh để giúp đỡ nhiều các hoàn cảnh khó khăn.
  • Phê phán và lên án những người ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn của người khác.
  1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
  • Quan sát tranh SGK tr.13 và thực hiện yêu cầu:
  • Kể lại câu chuyện theo tranh.
  • Đặt tên cho câu chuyện và rút ra bài học.
  • Ý nghĩa: chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
  • Cách rèn luyện:
  • Đặt mình vào vị trí của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ.
  • Chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện.
  • Cần góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

LUYỆN TẬP

Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu

      Chủ nhật, T ngủ nướng tới trưa, sau đó thức dậy ăn cơm và chơi điện tử. Buổi chiều, T sang nhà H, thấy bạn đang bận rộn lau nhà và chuẩn bị nấu ăn cho gia đình, T bảo: “Sao Chủ nhật mà bạn cũng bận? Cả tuần đã học hành vất vả rồi.

Bạn để người nhà làm, đi chơi với mình.”. H vẫn lau nhà đều tay và đáp: “T ơi, mình cũng muốn đi chơi cùng bạn nhưng hôm nay mẹ mình mệt nên mình phải ở nhà. Mẹ vất vả nhiều rồi, lại bị bệnh nên mình phải quan

quan tâm, chia sẻ công việc giúp mẹ...”

Nghe H nói, T chợt nhớ ra từ sáng đến giờ không biết bà của mình đã ăn cơm chưa, chỉ thấy bà nằm trên giường, đắp chăn vì bà ốm mấy ngày nay.

T suy nghĩ và nói với H: “Ừ, bạn làm việc nhà đi, mình cũng phải về làm việc của nhà mình.”.

  • Nêu suy nghĩ của em về lời nói và việc làm của T, H trong tình huống trên.
  • Hãy kể lại những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình.
  • Một số hành hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình:
  • Trên đường đi học về, em đã thấy một bạn bị bắt nạt, vì vậy em đã báo với người lớn để giải quyết.
  • Em ở xa ông bà nên em luôn gọi điện hỏi thăm ông bà.
  • Cuối tuần, em phụ giúp mẹ dọn dẹp phòng, cùng mẹ làm nhặt rau, làm cơm.

Em hãy sắm vai theo tình huống và thực hiện yêu cầu

      Cuối giờ học, M để nguyên cốc nhựa đựng nước ngọt trên bàn mà không đem bỏ vào thùng rác. Khi P nhắc nhở, bạn ấy trả lời: “Tại sao mình phải dọn dẹp, đó là việc của cô lao công.”. P giải thích nhưng M cố tình không nghe và tỏ thái độ khó chịu.

  • Em hãy nhận xét hành động của M; động viện bạn ấy quan tâm, cảm thông, chia sẻ với cô lao công và những người khác.
  • Hãy tự đáng giá sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với người khác trong những tháng gần đây.

Gợi ý: 

Giải thích cho M rằng:

  • Bạn hãy biết cảm thông, chia sẻ với người khác đừng thờ ơ với những người xung quanh.
  • Khi uống hết nước bạn phải mang bỏ vào thùng rác, như vậy bạn sẽ giúp được cô lao công đỡ lao dọn, giúp được cô đỡ vất vả hơn trong công việc của mình. Hãy tôn trọng và cảm thông cho những người xung quanh ta.

VẬN DỤNG

BÀI TẬP VẬN DỤNG

  1. Em hãy làm một sản phẩm cụ thể (như tầm thiệp, bài thơ,...) để thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ và gửi đến người mà em yêu quý trong gia đình, dòng họ, hàng xóm hay một nhân vật em cảm kích trong cuộc sống.
  2. Em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học.

Hoàn thành các bài tập trong SBT.

Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Học tập tự giác, tích cực.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ  LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử công dân 7 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay