Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 bộ sách mới chân trời sáng tạo. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theo và file word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Công dân 7 chân trời này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân khách quan gây căng thẳng
- Môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm,…).
- Sử dụng chất kích thích.
- Kì vọng của bố mẹ.
- Bạo lực gia đình, bạo lực học đường.
Câu 2: Khi gặp căng thẳng, cơ thể có thể có biểu hiện nào dưới đây
- Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,…
- Vui vẻ, thoải mái.
- Thường xuyên bị đau vai, đau lưng sau một ngày dài làm việc.
- Thoải mái vui chơi với bạn bè.
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Căng thẳng tác động xấu đến (1)………. (hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,…), gây nên những rối loạn về mặt (2)………., làm ảnh hưởng đến (3)……… với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động
- (1) sức khỏe; (2) tinh thần; (3) mối quan hệ.
- (1) não bộ; (2) tinh thần; (3) mối quan hệ.
- (1) sức khỏe; (2) suy nghĩ; (3) mối quan hệ.
- (1) não bộ; (2) tinh thần; (3) tình cảm.
Câu 4: Bạn nào dưới đây không có biểu hiện của căng thẳng
- Một nhóm bạn trong lớp thường chê bai ngoại hình của M khiến M trở nên nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người.
- Vì ngày mai, V sẽ đại diện lớp tham gia cuộc thi trình diễn thời trang của trường nên V cảm thấy hồi hộp, lo lắng.
- Trót lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử, vì sợ bố mẹ phát hiện sẽ là mắng nên ngày nào D cũng lo lắng.
- Do ăn sáng muộn nên đến bữa trưa C cảm thấy chán nản và không muốn ăn.
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất. Nêu và phân loại nguyên nhân gây căng thẳng trong hình dưới đây
- Nguyên nhân khách quan: được giao những nhiệm vụ vượt quá năng lực của bản thân.
- Nguyên nhân chủ quan: được giao những nhiệm vụ vượt quá năng lực của bản thân.
- Nguyên nhân khách quan: có quá nhiều việc cần làm trong một thời điểm.
- Nguyên nhân chủ quan: có quá nhiều việc cần làm trong một thời điểm.
Câu 6: Bạn nào dưới đây không có biểu hiện của căng thẳng
- Việc không đứng đầu lớp trong học kì vừa qua khiến N cảm thấy rất buồn chán và suy nghĩ mình là người kém cỏi.
- Bị một nhóm bạn xấu đe doạ sẽ gửi hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội, T thường xuyên lo lắng, chán ăn, khó ngủ và hay gặp ác mộng.
- Mỗi khi gặp bài tập khó, B thường không cố gắng tìm cách giải mà bỏ qua bài tập đó.
- Dạo gần đây, do kết quả học tập môn Tiếng Anh ở lớp không được tốt nên P cáu giận vô cớ với bạn bè.
Câu 7: Có thể chia nguyên nhân gây căng thẳng thành mấy loại
- 5.
- 4.
- 3.
- 2.
Câu 8: Trên đường đi học về, một người lạ đội mũ, khẩu trang kín mít luôn đi theo và nhìm chằm chằm T. T rất hoang mang và lo sợ người lạ sẽ có hành động bất chính. Theo bạn, T nên làm gì
(1) Cố hít thở thật sâu, giữ bình tĩnh.
(2) Gọi một người bạn khác cùng đi về nhà.
(3) Nhờ một người lớn thân quen gặp trên đường dẫn về nhà.
(4) Hét lớn và cầu cứu người xung quanh nếu người lạ có các hành vi bất thường giữ tay chân, lôi kéo,…)
(5) Cùng người lạ lên xe.
(6) Đi ở chỗ đông người, tránh các ngõ hẻm vắng vẻ.
- 5.
- 4.
- 3.
- 2.
Câu 9: Chọn đáp án đúng. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Những biểu hiện của căng thẳng:
- Thường xuyên (1)............., đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...
- Đảo lộn thói quen (2).............. hằng ngày như: ăn uống, nghỉ ngơi.
- Mất tập trung, nhanh quên hoặc trở nên (3)..............
- Cảm thấy khó chịu, lo lắng, (4)............, chán nản, thờ ơ.
- Dễ nổi cáu, bực bội hoặc (5)...............”
- (1) đau đầu; (3) chán nản; (5) trầm cảm.
- (1) đau bụng; (4) trầm cảm; (5) tiêu cực.
- (2) ăn ngủ nghỉ; (3) sợ hãi; (4) trầm cảm.
- (2) sinh hoạt; (3) vụng về; (5) nóng tính.
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất. Nêu và phân loại nguyên nhân gây căng thẳng trong hình dưới đây
- Nguyên nhân chủ quan: kì vọng của bố mẹ.
- Nguyên nhân khách quan: kì vọng của bố mẹ.
- Nguyên nhân chủ quan: bạo lực học đường.
- Nguyên nhân khách quan: bạo lực học đường.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
D |
B |
D |
B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Căng thẳng là phản ứng của (1)………… trước những (2)………… hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn (2)………… của con người.”
- (1) não bộ; (2) chuyện buồn; (3) tinh thần.
- (1) cơ thể; (2) áp lực cuộc sống; (3) tâm hồn.
- (1) cơ thể; (2) áp lực cuộc sống; (3) tinh thần.
- (1) não bộ; (2) áp lực cuộc sống; (3) tinh thần.
Câu 2: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau
Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xin của bố và những giọt nước mắt của mẹ. T tâm sự với V “Tớ không muốn ở nhà nữa, nhiều lúc tớ muốn bỏ nhà ra đi"
- Bạo lực học đường
- Sợ không đạt được thành tích cao như kì vọng của bố mẹ
- Tự tạo áp lực cho bản thân.
- Bạo lực gia đình.
Câu 3: Tình huống nào dưới đây không gây căng thẳng
- Trong nhà có người thân bị đau ốm nặng.
- Phát hiện mình làm sai một câu trắc nghiệm trong bài kiểm tra giữa kì.
- Bị bạn bè, thầy cô hiểu lầm.
- Bị thất bại trong học tập, đời sống tình cảm.
Câu 4: Bạn nào dưới đây có biểu hiện của căng thẳng
- A cảm thấy mỏi lưng mỏi tay chân sau khi hăng hái luyện tập thể dục thể thao.
- Gần đây, việc ôn thi nhiều môn cùng một lúc khiến H bị đau đầu, mệt mỏi và hay cáu gắt với mọi người.
- B cảm thấy buồn, chán nản khi quyển truyện tranh định mua bị hết hàng.
- C cáu gắt, khó chịu khi bị mẹ mắng vì xem ti vi quá nhiều.
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất. Nêu và phân loại nguyên nhân gây căng thẳng trong hình dưới đây
- Nguyên nhân khách quan: bị bạn bè bắt nạt, cười nhạo.
- Nguyên nhân chủ quan: bị bạn bè bắt nạt, cười nhạo.
- Nguyên nhân khách quan: bị đổ nước lên người khi chơi với bạn bè.
- Nguyên nhân chủ quan: bị đổ nước lên người khi chơi với bạn bè.
Câu 6: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau
Gia đình K vừa chuyển đến một khu chung cư. Cạnh căn bộ của K có bạn H đam mê nhạc rock, chơi trống và làm ồn liên tục. K sang nhà bạn H và nói “Bạn đừng làm ồn nữa!”. H đáp “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn chơi đâu!”. Cứ thể, tiếng trống làm cho K khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, K tức giận hét to “Sao khó chịu thế này!”.
- Môi trường sống ồn ào.
- Môi trường sống chật hẹp.
- Môi trường sống ẩm ướt, bụi bặm.
- Môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhiều khói bụi.
Câu 7: Nguyên nhân chính gây căng thẳng gồm
- Nguyên nhân học tập, nguyên nhân tình cảm, nguyên nhân xã hội,...
- Nguyên nhân do bản thân, nguyên nhân do môi trường xung quanh.
- Nguyên nhân buồn, nguyên nhân thất vọng.
- Nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan.
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất. Nêu và phân loại nguyên nhân gây căng thẳng trong hình dưới đây
- Nguyên nhân chủ quan: môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn).
- Nguyên nhân khách quan: môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn).
- Nguyên nhân chủ quan: bạo lực gia đình.
- Nguyên nhân khách quan: bạo lực gia đình.
Câu 9: Suy nghĩ tiêu cực là một trong số những nguyên nhân gây căng thẳng, đây là nguyên nhân
- Phụ.
- Chính.
- Chủ quan.
- Khách quan.
Câu 10: Số tình huống gây căng thẳng mà học sinh có thể gặp trong học tập là
(1) Bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ khi chưa học bài.
(2) Bị bạn bè cô lập, nói xấu, bắt nạt.
(3) Bị người lạ đi theo trên đường đi học về.
(4) Buổi tối khi học bài, nhà hàng xóm ăn nhậu hát karaoke khiến bạn không thể tập trung.
(5) Sắp đến kì thi cuối kì nhưng vẫn chưa nắm vững các kiến thức, thường xuyên làm bài sai.
(6) Bạn cùng bàn không cho chép bài tập về nhà.
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
D |
B |
B |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
D |
D |
C |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Thế nào là tâm lý căng thẳng?
Câu 2 (4 điểm). Nêu những biểu hiện căng thẳng
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Căng thẳng tâm lý là những gì mà con người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lý cao hoặc trải qua nhiều lần trong một thời gian dài có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe (tinh thần và/hoặc thể chất). |
6 điểm
|
Câu 2 (4 điểm) |
- Biểu hiện khi căng thẳng: + Cơ thể mệt mỏi; + Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung; + Hay lo lắng, buồn bực; + Dễ cáu gắt, tức giận; + Không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;... |
4 điểm
|
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Nêu nguyên nhân gây ra tâm lý căng thẳng
Câu 2 (4 điểm). Kể tên những tình huống dẫn đến căng thẳng mà em đã gặp
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Nguyên nhân khách quan: + Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân; + Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân; + Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống;... - Nguyên nhân chủ quan: + Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối + Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề; + Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao;... |
6 điểm
|
Câu 2 (4 điểm) |
- Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống dẫn đến căng thẳng như: + Làm bài thi cuối kỳ không tốt. + Khi bố mẹ đi họp phụ huynh về. Khi đó, em sẽ cảm thấy lo sợ, không dám đối diện với bố mẹ |
4 điểm
|
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đâu không phải nguyên nhân chủ quan gây căng thẳng
- Suy nghĩ tiêu cực.
- Áp lực học tập, thi cử.
- Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống.
- Tự tạo áp lực cho bản thân.
Câu 2. Chọn đáp án đúng. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Những biểu hiện của căng thẳng:
- Thường xuyên (1)............., đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...
- Đảo lộn thói quen (2).............. hằng ngày như: ăn uống, nghỉ ngơi.
- Mất tập trung, nhanh quên hoặc trở nên (3)..............
- Cảm thấy khó chịu, lo lắng, (4)............ chán nản, thờ ơ.
- Dễ nổi cáu, bực bội hoặc (5)...............”
- (1) đau mắt; (2) ăn ngủ nghỉ; (5) chán nản.
- (1) đau đầu; (4) buồn bã; (5) nóng tính.
- (1) đau bụng; (3) chán nản; (5) buồn rầu.
- (1) đau bụng; (3) chán nản; (5) trầm cảm.
Câu 3. Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau
Đến tuổi dậy thì, da mặt P hay nổi mụn và sưng to. Nhiều lần, một số bạn bè trong lớp trêu đùa khiến P cảm thấy xấu hổ, dần trở nên tự ti và ít nói. Có hôm P bảo với N “Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!"
- Bạo lực gia đình.
- Dậy thì lên mụn và bị bạn bè trêu chọc.
- Áp lực do sắp đến ngày thi.
- Tự tạo áp lực cho bản thân.
Câu 4. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng
- Kết bạn với một người bạn mới.
- Chụp ảnh cùng người thân, bạn bè.
- Bị ai đó đe doạ.
- Làm báo tường cùng các bạn cùng lớp.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu tác hại của trạng thái căng thẳng
Câu 2 (2 điểm): Em hãy xác định nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau:
“Đến tuổi dậy thì, da mặt hay nổi mụn khiến P cảm thấy thiếu tự tin. Nhiều lần, một số bạn bè trong lớp trêu đùa khiến P cảm thấy xấu hổ. Có hôm P bảo với N:“Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!”.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
B |
B |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
- Căng thẳng gây ra những tác động xấu đến sức khỏe như ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,… - Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần - Làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động. |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
Nguyên nhân gây căng thẳng là: + Sự thay đổi cơ thể khi đến tuổi dậy thì + P bị bạn bè trêu đùa vì ngoại hình (da mặt nổi mụn). |
2 điểm
|
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng
- Ngồi ăn cơm cùng bố mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Đi du lịch xa cùng gia đình.
- Chuẩn bị thi cuối học kì.
- Vui chơi cùng bạn bè.
Câu 2. Đâu không phải biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng
- Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.
- Bị sốt họ liên tục và không khỏi sau một ngày dài làm việc.
- Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã, thờ ơ.
- Dễ nổi cáu, bực bội hay nóng tính.
Câu 3. Bạn nào dưới đây có biểu hiện của căng thẳng
- S rất nóng tính. Mỗi lần dạy em gái học bài, khi em gái làm sai, S đều la mắng em.
- Tháng trước T đi xem bói, thầy bói nói từ giờ đến cuối năm T sẽ bị tai nạn nặng. Từ đó, T hay lo lắng, lơ đãng và thường xuyên mất ngủ, cáu giận.
- Lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử, D không những không ăn năn mà còn cảm thấy rất vui vì bố mẹ không phát hiện ra.
- Trong bài tập về nhà có 1 bài toán khó, N giải mãi không được nên chán nản nhờ D hướng dẫn.
Câu 4. Tình huống nào dưới đây không gây căng thẳng
- Không mua được món đồ chơi yêu thích
- Có quá nhiều công việc cần hoàn thành trong một thời gian ngắn.
- Làm việc sai trái nhưng chưa bị ai phát hiện.
- Bị người khác trách mắng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Em hãy kể tên:
- Ba điều em sợ nhất.
- Ba điều em ghét nhất.
- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất.
- Ba điều em muốn thay đổi nhất.
Câu 2 (2 điểm): Đâu là những ảnh hưởng mà tâm lý căng thẳng gây ra.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
B |
B |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
- Ba điều em sợ nhất: bị điểm thấp, bị bố mẹ mắng, không có ai chơi với mình. - Ba điều em ghét nhất: quét dọn nhà cửa, làm bài tập về nhà, học thuộc bài. - Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất: quá nhiều bài tập về nhà, ôn thi, bị so sánh với các bạn trong lớp. - Ba điều mà em muốn thay đổi nhất: chăm chỉ học tập hơn, gần gũi với bạn bè, tự lập kế hoạch cho bản thân |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Khi những căng thẳng vượt qua ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương pháp trong cuộc sống |
2 điểm
|
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
- Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
- Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK
PHÍ TÀI LIỆU:
- Văn, Toán phí : 250k/cả năm
- Các môn còn lại: 200k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Đề kiểm tra công dân 7 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra 15 phút bộ công dân 7 chân trời sáng tạo, bộ đề trắc nghiệm tự luận giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)