Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 chân trời sáng tạo
Công dân 7 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 3. HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực
- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực
- Biết góp ý nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và học tập : vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về để giải quyết vấn đề trong tình huống mới ; nhận thức và biết học tập tự giác, tích cực.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực riêng: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của bản thân để học tập tự giác và tích cực.
- Phẩm chất: Trung thực và trách nhiệm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
+ Tài liệu : Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập
+ Thiết bị dạy học : Máy chiếu, máy tính,…(nếu có)
+ Tranh, hình ảnh, video có nội dung về học tập tự giác, tích cực.
- Đối với HS: sách giáo khoa, sách bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để ghi nhớ kiến thức bài cũ, tạo tâm thế hứng thú cho bài mới.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, củng cố lại kiến thức bài cũ
- Sản phẩm học tập: HS chơi trò chơi
- Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, GV đưa ra 5 câu trắc nghiệm, yêu cầu HS trả lời nhanh, HS nào trả lời được nhiều hơn là người dành chiến thắng.
Câu 1. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua :
- lời nói B. ánh mắt C. Nụ cười D. Cả A, B, C
Câu 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ để:
Chọn đáp án sai:
- hỗ trợ lẫn nhau B. giúp đỡ lẫn nhau
- Thấu hiểu lẫn nhau D. Thương hại lẫn nhau
Câu 3. Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, chúng ta cần:
- theo dõi, quan sát, lắng nghe
- Điều tra, lắng nghe, đặt mình vào vị trí người khác
- Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.
- Quan sát, lắng nghe, tặng quà người khác.
Câu 4. Em sẽ làm gì khi bạn bè của em ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác?
- Năn nỉ bạn cảm thông, chia sẻ với họ
- Góp ý với bạn
- Nói xấu, chê bai bạn
- Mách với người thân của bạn.
Câu 5. Đâu là câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?
- ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
- qua cầu rút ván D. Góp gió thành bão
- HS tham gia chơi trò chơi, GV nhận xét, đánh giá.
- GV mở bài hát « Hổng dám đâu » của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, nêu nội dung của bài hát. Từ đó yêu cầu HS rút ra thông điệp của bài hát.
- GV gọi đại diện HS chia sẻ trước lớp, GV tổng kết, đánh giá và dẫn vào nội dung Bài 3. Học tập tự giác, tích cực.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đọc câu chuyện
- Mục tiêu: HS nhận biết được biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực
- Nội dung: Em hãy đọc câu chuyện trong sgk tr16,17 và trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: HS nhận biết được biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sgk trang 16 – 17, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên được thể hiện như thế nào? + Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả gì cho nhà thơ Nguyễn Khuyến? + Tự giác, tích cực trong học tập còn có những biểu hiện nào? - GV cho thời gian HS đọc câu chuyện và trả lời 3 câu hỏi. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc truyện, thảo luận cặp đôi, tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển nội dung mới. | 1. Đọc câu chuyện * Trả lời câu hỏi: - Biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến: + Tập đọc mỗi ngày + Đêm có trăng, đọc dưới ánh trăng + Không trăng, đốt lá ở miếu đọc sách - Việc tự giác, tích cực giúp nhờ thơ Nguyễn Khuyến: + Năm 1864 đỗ đầu kì thi Hương + Năm 1871 đỗ Hội Nguyên và đỗ Đình Nguyên. => Những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là luôn chủ động, nỗ lực hết mình, không đợi người khác nhắc nhở, không ngại khó khăn để hoàn thành mục tiêu học tập đặt ra. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG
1. CÁC CÁCH ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
- Ứng phó với tâm lí căng thẳng là gì?
- Em hãy nêu trình tự các bước ứng phó khi gặp căng thẳng?
- Theo em, có những cách ứng phó với căng thẳng nào?
- Em hãy kể thêm các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết?
- Em đã từng áp dụng cách nào để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân?
2. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1: Em hãy xử lý các tình huống sau:
a. K chuẩn bị thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, K cảm thấy bị căng thẳng rất nhiều. Nếu là bạn K, em sẽ làm gì để giúp bạn?
b. D thường xuyên bị căng thẳng trước giờ đi thi dù ôn bài rất kỹ. Nếu là D, em sẽ làm gì để bớt căng thẳng?
c. Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn trong xã. T thường xuyên không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi đi chơi cùng các bạn được. Đó là lí do, Y thường xuyên bị bạn bè cô lập, bắt nạt. Mỗi lần như vậy, em khóc rất nhiều nhưng không chia sẻ được với ai. Lâu dần, T cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc cùng người khác, em sẽ bị căng thẳng đến mức nói lắp không thành câu. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?
d. H chuẩn bị đi thi Ielt lần đầu tiên, cậu đã chuẩn bị bài rất kĩ. Trong quá trình thi, cậu thường xuyên bị nói lắp, lơ đãng không nghĩ được gì. Kết quả, bài thi không tốt như dự kiến. Theo em, vì sao H lài bị như vậy?
Câu hỏi 2: Hãy liên hệ bản thân về cách em ứng phó khi căng thẳng: em đã làm gì và không làm gì khi gặp tình huống căng thẳng?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
- PHẦN TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (11 câu)
Câu 1. Quan tâm là gì?
A. Là thường xuyên chú ý đến người khác.
B. Là thường xuyên để ý tiểu tiết.
C. Là thường xuyên lo lắng đến vấn đề của người khác.
D. Là chỉ chú ý đến bản thân mình.
Câu 2. Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 3. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Nhân hậu
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Vị tha.
Câu 4. Thường xuyên chú ý tới người khác là nội dung khái niệm nào sau đây?
- Yêu thương.
- Nhân ái.
- Quan tâm.
- Cảm thông.
Câu 5. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua:
A. Lời nói, cử chỉ.
B. Ánh mắt, nụ cười.
C. Những hành động hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong đời sống xã hội hiện nay là gì?
- Giúp chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
- Góp phần giúp cho nền kinh tế phát triển toàn cầu.
- Thay đổi định kiến của xã hội.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7. Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?
A. Động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện.
B. Cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác.
C. Chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác.
D. Tất cả các đáp án A, B, C.
Câu 8. Mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với thầy, cô giáo?
- Ủng hộ sách vở cho các bạn vùng lũ.
- Dành những lời chúc tốt đẹp cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Chăm chỉ học tập.
- Cả hai phương án B, C đều đúng.
Câu 9. Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau ?
- Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
- Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
- Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 10. Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người thân trong gia đình, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?
- Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
- Đến thăm bạn trong lớp khi bị ốm.
- Làm thiệp tặng sinh nhật bạn bè.
- Giúp đỡ cụ già qua đường.
Câu 11. Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.
- Đến thăm khi bạn ốm.
- Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.
- Tất cả các đáp án trên
2. THÔNG HIỂU ( 7 câu)
Câu 1. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?
- Ganh ghét, đố kị với người khác.
- Thừa nhận lỗi của mình khi làm sai.
- Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
- Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?
A. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.
B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
D. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
Câu 3. Lời nói nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. “Tại sao mình lại phải hỏi thăm vì sao bạn ấy nghỉ học chứ.?”
B. “Bà đỡ mệt chưa ạ?”
C. “Cô có nặng không ạ? Để em mang giúp cô ạ !”
D. “Con nấu cơm giúp mẹ nhé, mẹ mệt quá !” - “Con chơi chút nữa mẹ nhé !”
Câu 4. Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình?
- Giúp mẹ làm việc nhà, nấu cơm, quét nhà, rửa bát. ..
- Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với ông bà, bố mẹ.
- Chăm sóc khi bố mẹ, ông bà ốm.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 5. Hành động nào sau đây là phù hợp để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?
- An ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe kịp thời.
- Giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn.
- Sử dụng từ ngữ một cách trịnh trọng.
- Cả phương án A, B đều đúng.
Câu 6. Trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Thờ ơ, phớt lờ khi thấy người khác cần giúp đỡ.
- Biết san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh.
- Biết cảm thông, thấu hiểu với những người thân trong gia đình, đối với người ngoài thì không cần thiết.
- Lập hội nhóm trong lớp để cô lập các bạn khác.
Câu 7. Hành vi nào sau đây không là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- Quan tâm hỏi han khi bạn bị ốm.
- Dắt các em nhỏ sang đường.
- Chê cười khi bạn trong lớp bị điểm thấp.
- Quyên góp ủng hộ các bạn bị lũ lụt.
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- Đường dài mới biết ngựa hay.
- Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. .
Câu 2. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ ?
A. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
B. Chia ngọt, sẻ bùi.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Nhường cơm, sẻ áo.
Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?
A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
B. Nước chảy đá mòn.
C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
D. Tre già măng mọc.
Câu 4. Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?
A. Lớp học tổ chức quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
B. Bạn Phương cõng bạn Qúy đi học, vì Qúy bị liệt hai chân.
C. Các bạn trong lớp tới thăm khi Hùng bị ốm.
D. Hồng đã cho Nam vay tiền chơi game.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS ……
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 7 Thời gian: … phút (không kể thời gian giao đề) |
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong
A. gia đình.
B. cơ sở giáo dục.
C. cơ quan làm việc.
D. cộng đồng xã hội.
Câu 2. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Bố mẹ đánh đập, ngược đãi con cái.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
C. Con cái xúc phạm, lăng mạ cha mẹ.
D. Bố mẹ phân biệt đối xử giữa các con.
Câu 3. Những lực lượng nào có trách nhiệm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường?
A. Các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.
B. Mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
C. Các thầy cô giáo chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
D. Lực lượng công an và chính quyền địa phương.
Câu 4. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.
B. Học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
C. Giáo viên nhắc nhở học sinh cần căm chỉ học tập.
D. Học sinh bịa đặt thông tin sai sự thật về giáo viên.
Câu 5. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến bạo lực học đường?
A. Sự phát triển tâm lí lứa tuổi.
B. Tác động của các trò chơi bạo lực.
C. Thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
D. Tác động xấu từ môi trường xã hội.
Câu 6. Học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường?
A. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.
B. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.
C. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.
D. Giữ kín chuyện để không ai biết.
Câu 7. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực học đường?
Tình huống. Ba bạn K, P và M đều là học sinh lớp 7A. Trong giờ kiểm tra môn Vật lí, K ngỏ ý muốn được P cho chép bài, nhưng P từ chối. Sau khi hết giờ kiểm tra, K đã ném đồ đạc của P xuống đất, tức tối với P rằng: “Đồ kiêu ngạo, tan học mày sẽ biết tay sao!”. Nhiều bạn khác đã chứng kiến sự việc, khuyên can K không nên nóng giận, thu dọn đồ đạc giúp P; đồng thời lớp trưởng đã bí mật thông báo sự việc với cô chủ nhiệm. M cũng chứng kiến câu chuyện, nhưng M chỉ cười khẩy và và nói nhỏ K rằng: “Đánh cho nó trận cho chừa thói ấy đi! Cậu cần hỗ trợ thì cứ bảo tớ nhé!”
A. Bạn K và M.
B. Bạn K và P.
C. Bạn K và lớp trưởng.
D. Bạn P và lớp trưởng.
Câu 8. T và Q vốn là bạn thân từ thời tiểu học. Lên cấp THCS, do một số hiểu lầm nên giữa hai bạn đã phát sinh mâu thuẫn. Nghi ngờ T đã bịa đặt những thông tin sai sự thật về mình, Q đã có hành vi đe dọa và hẹn cuối giờ sẽ gặp T để giải quyết.
Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
A. Không quan tâm vì mình không làm sai điều gì.
B. Báo với cô giáo để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để đề phòng bất trắc.
D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực.
(bỏ ý nghĩa + nguyên tắc chi tiêu)
Câu 9. Quản lý tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho
A. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
B. đỡ tốn kém, thiệt hại nhất.
C. cân đối và tằn tiện.
D. thoải mái nhất.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quản lí tiền hiệu quả?
A. Mua lượng thức ăn đủ dùng.
B. Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.
C. Mua tất cả những thứ mà mình thích.
D. Chỉ mua những thứ mình thực sự cần.
Câu 11. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?
A. Anh P lấy hết tiền lương và vay thêm tiền để chiếc đồng hồ hàng hiệu.
B. Bạn T đòi bố mua cho chiếc iPhone 14 Pro Max dù gia đình còn khó khăn.
C. Dì tủ đồ đã chật cứng, nhưng chị K vẫn mua thêm vì “không có gì để mặc”.
D. Trước khi chi tiêu, bạn H thường lên danh sách những món đồ thực sự cần.
Câu 12. Bạn học sinh nào dưới đây đã biết cách tạo ra nguồn thu nhập phù hợp với khả năng, lứa tuổi?
A. Bạn K làm các món đồ thủ công (thiệp, hộp bút,..) để bán.
B. Bạn H nói dối bố mẹ, lấy tiền đóng học để tiêu xài cá nhân.
C. Bạn T trốn học, đi làm thêm tại quán ăn để lấy tiền mua váy.
D. Bạn X chơi đánh bài ăn tiền, lấy tiền thắng được để mua đồ.
Câu 13. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính tiết kiệm?
A. Miệng ăn núi lở.
B. Vắt cổ chày ra nước.
C. Kiến tha lâu đầy tổ.
D. Vung tay quá trán.
Câu 14. Câu tục ngữ nào sau đây phê phán thói hoang phí?
A. Tích tiểu thành đại.
B. Góp gió thành bão.
C. Vung tay quá trán.
D. Vắt cổ chày ra nước.
Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả?
Tình huống. P và K sinh ra trong một gia đình khá giả, hằng tháng, hai bạn được bố mẹ cho một số tiền tiêu vặt lớn. P thường chia nhỏ số tiền tiêu vặt đó ra thành nhiều khoản, phục vụ cho các mục đích khác nhau và mỗi tháng, P đặt mục tiêu tiết kiệm 500.000 đồng. Trái lại, K thường tiêu hết số tiền bố mẹ cho và thỉnh thoảng còn xin thêm bố mẹ.
A. Bạn P biết cách quản lí tiền hiệu quả.
B. Bạn K biết cách quản lí tiền hiệu quả.
C. Bạn P và K biết cách quản lí tiền hiệu quả.
D. Không bạn nào biết quản lí tiền hiệu quả.
Câu 16. Cuối năm, C đập ống heo và biết được trong năm vừa rồi mình đã tiết kiệm được 2 triệu đồng. C muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, C cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?
A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Yêu cầu a) Nêu ý nghĩa và một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Theo em, học sinh có thể lựa chọn các hoạt động nào để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân?
Yêu cầu b) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây:
+ Ý kiến 1. Chi tiêu hợp lí là mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được.
+ Ý kiến 2. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần phải quản lí chi tiêu.
+ Ý kiến 3. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học, không nên quan tâm đến việc quán lí tiền bạc.
Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.
Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?
Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.
Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 7 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Công dân 7 chân trời sáng tạo, soạn Công dân 7 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS