Giáo án điện tử Quốc phòng an ninh 10 kết nối Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (P1)
Bài giảng điện tử Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (P1). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
















Xem toàn bộ: Giáo án điện tử Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức
TRÂN TRỌNG CHÀO MỪNG
CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
1. Hình nào có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2. Tên các loại hình giao thông ở Việt Nam.
GỢI Ý TRẢ LỜI
1. Hình có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Hình 4.1b
Người điều khiển xe mô tô chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm, người ngồi trên mô tô không đội mũ bảo hiểm.
GỢI Ý TRẢ LỜI
1. Hình có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Hình 4.1c
Người lái đò chở quá số người quy định, người trên đò không mặc áo phao.
GỢI Ý TRẢ LỜI
2. Các loại hình giao thông ở Việt Nam:
Hình 4.1a:
Giao thông đường hàng không
Hình 4.1b:
Giao thông đường bộ.
GỢI Ý TRẢ LỜI
2. Các loại hình giao thông ở Việt Nam:
Hình 4.1c:
Giao thông đường thủy nội địa.
Hình 4.1d:
Giao thông đường sắt.
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 4
01
Nhận thức chung
Trách nhiệm của học sinh
NỘI DUNG BÀI HỌC
NHẬN THỨC CHUNG
- Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là gì?
- Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông điều chỉnh các hoạt động giao thông trên các loại hình giao thông nào?
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Đọc thông tin SGK tr.21 và trả lời câu hỏi
Giải thích: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành gồm rất nhiều loại, ví dụ như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Quy định, Quyết định,… Mỗi một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ của một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực về trật tự an toàn giao thông.
1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Do nhà nước ban hành
Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lí nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội.
Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông điều chỉnh các hoạt động giao thông trên các loại hình giao thông
Đường bộ
Đường sắt
Đường thuỷ
Đường hàng không
Đường sắt
Đường bộ
Đường thuỷ
Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông nào?
Luật Tố tụng hình sự quy định về trình tự điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự
Luật Giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lí nhà nước về giao thông đường bộ.
VÍ DỤ:
VÍ DỤ:
Luật Giao thông đường bộ là văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Luật Tố tụng hình sự là văn bản pháp luật trong lĩnh vực, không phải văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Đọc thông tin mục 2 – SGK tr.21, 22, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm và dấu hiệu về hành vi vi phạm pháp luật.
Khái niệm
Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có năng lực thực hiện hành vi; hành vi đó được quy định bởi pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Dấu hiệu
Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau
Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được
Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Dấu hiệu
Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau
Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.
Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.
Độ tuổi
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội: 16 tuổi.
Theo quy định của pháp luật hành chính
Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình gây ra do lỗi cố ý
Từ 16 tuổi trở lên, người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình gây ra cho dù lỗi đó là vô ý hoặc cố ý.
Dấu hiệu về hành vi, đó là hành vi xác định gồm:
Hành vi hành động là làm một việc pháp luật cấm
VD: Hành vi của người điều khiển mô tô bốc đầu. Luật cấm người điều khiển mô tô đi bằng một bánh nhưng người điều khiển mô tô vẫn điều khiển mô tô bốc đầu.
Hành vi không hành động là không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có điều kiện để làm
Dấu hiệu về hành vi, đó là hành vi xác định gồm:
VD: Người điều khiển mô tô khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. Luật quy định người ngồi trên mô tô khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm.
Mở rộng
Lỗi là trạng thái tâm lí hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức:
Lỗi cố ý
Lỗi vô ý
Lỗi cố ý gồm 2 loại
Lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Cố ý trực tiếp
Lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra
Cố ý gián tiếp
VD: Một người dùng dây chăng ngang đường để người đi đường bị ngã.
Cố ý trực tiếp
VD: Người đua xe trái phép đâm vào người khác nhưng không cứu giúp mà bỏ chạy làm người đó bị thương hoặc chết.
Cố ý gián tiếp
Lỗi vô ý gồm 2 loại
Lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này
Vô ý vì cẩu thả
Là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Vô ý vì quá tự tin
VD: Người dân tộc thiểu số không có điều kiện tiếp xúc với sách, báo, thông tin, không biết luật giao thông khi tham gia giao thông nên họ vượt đèn đỏ.
Vô ý vì cẩu thả
VD: hành vi phơi thóc trên đường
Vô ý vì quá tự tin
Theo em, độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?
C. 16 tuổi
A. 12 tuổi
B. 14 tuổi
D. 18 tuổi
3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Đọc thông tin mục 3 – SGK tr.22 và trả lời câu hỏi:
- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là gì?
- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là gì?
Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Nhằm ngăn chặn, hạn chế và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Là hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực.
Áp dụng các biện pháp xử lí tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó,
Góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
1. Trách nhiệm chung
a. Nghĩa vụ của học sinh
Đọc thông tin – SGK tr.23 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nghĩa vụ của học sinh với các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
a. Nghĩa vụ của học sinh
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng
Mỗi học sinh là một công dân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Do đó, học sinh có nghĩa vụ thực hiện tốt các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
a. Nghĩa vụ của học sinh
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức