Giáo án thể dục 10 kết nối - Bóng rổ bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng

Giáo án bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng sách bóng rổ thể dục 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của thể dục 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Bóng rổ 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: KĨ THUẬT DẪN BÓNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Giúp HS hiểu và thực hiện được kĩ thuật dẫn bóng đổi tay liên tục theo hiệu lệnh; mắt không nhìn bóng.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

  • HS có thể kiểm soát bóng tốt khi dẫn bóng, di chuyển đổi hướng và đổi tay. Hướng dẫn để HS vận dụng được kĩ thuật dẫn bóng vào tập luyện và đấu tập; biết điều chỉnh, sửa sai động tác.
  1. Phẩm chất

- HS có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ, tích cực tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện môn Bóng rổ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Bóng rổ).
  • Sân bóng rổ sạch sẽ, không có vật cản, mặt sân phẳng không mấp mô
  • Bóng rổ, cọc hình nón.

 

  1. Đối với học sinh
  • SGK Giáo dục thể chất 10 (Bóng rổ).
  • Trang phục thể thao phù hợp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung:

- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS chơi trò chơi hỗ trợ khởi động

  1. Sản phẩm học tập: HS khởi động chung, khởi động chuyên môn, chơi trò chơi hỗ trợ khởi động theo hướng dẫn của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Khởi động chung

- GV tổ chức cho HS khởi động chung như bài 1 (chủ đề 2), có thể sử dụng kĩ thuật di chuyển đổi hướng và trượt ngang phòng thủ đã học để hỗ trợ cho khởi động chung: Chạy chậm hai vòng sân bóng rổ, sau đó thực hiện các động tác căng cơ. Căng cơ vai, tay, cổ, cơ lưng, cơ đùi, ép dẻo dọc – ép dẻo ngang. Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy hát gót, chạy tăng tốc.

Khởi động chuyên môn

- GV tổ chức cho HS khởi động chuyên môn như bài 1 (chủ đề 3), khi HS đã làm quen với các bài khởi động với bóng GV có thể yêu cầu HS thực hiện nhanh hơn và tăng thêm số lần thực hiện: Thực hiện kĩ thuật chạy đổi hướng và trượt ngang phòng thủ. Thực hiện các động tác khởi động với bóng: Võ bóng bằng một tay – hai tay, tung bóng bằng một tay – hai tay lên cao rồi bắt lại, tung bóng một tay – hai tay qua lại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS cả lớp khởi động chung, khởi động chuyên môn theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời cả lớp cùng khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV quan sát và nhắc nhở HS chú ý thực hiện đúng, đủ các động tác khởi động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích động viên HS.

Nhiệm vụ 2: Trò chơi hỗ trợ khởi động – Ai nhanh hơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn

- GV phổ biến mục đích, dụng cụ và cách thực hiện:

+ Mục đích: Nâng cao khả năng tập trung, tinh thần đồng đội. Bố trợ khả năng phối hợp vận động.

+ Dụng cụ: Quả bóng rổ, cọc hình nón.

+ Cách thực hiện: Chia số người chơi thành hai đội với số lượng bằng nhau, mỗi đội đứng thành hai hàng dọc sau vạch xuất phát. Tiếp theo, các đội chơi bố trí một cọc hinh nón trước vạch xuất phát của đội minh bằng khoảng cách giữa hai vạch ném phạt trên sân (16 m). Khi có hiệu lệnh “Xuất phát", mỗi bạn ở hai hàng của từng đội sẽ di chuyển theo cặp, dùng trấn để giữ bóng và di chuyển vòng qua cọc hình nón, sau đó quay về đưa bóng cho cặp tiếp theo để tiếp tục trò chơi và đứng ở cuối hàng. Khi có hiệu lệnh “Kết thúc, đội nào quay về đích trước hoặc có số lượt di chuyển nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát thái độ, tác phong của HS trong lúc chơi trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời cả lớp cùng tham gia trò chơi.

- GV quan sát thái độ, tác phong của HS trong lúc chơi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV công bố kết quả, nhận xét ưu, nhược điểm và hạn chế của từng cá nhân.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bóng rổ luôn được coi là một chủ đề học tập và rèn luyện phổ biến, lí thú, hấp dẫn và thu hút được sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Để nắm và thực hiện được kĩ thuật dẫn bóng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và bước đầu luyện tập trong bài học hôm nay – Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ bằng tay thuận – tay không thuận

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lắng nghe và nắm được kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ bằng tay thuận – tay không thuận; thực hiện được kĩ thuật di chuyển đổi hướng dưới sự hướng dẫn của GV.
  2. Nội dung: GV giới thiệu, phân tích, thị phạm và lưu ý cho HS thực hiện kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ bằng tay thuận – tay không thuận; HS lắng nghe, quan sát và thực hiện kĩ thuật di chuyển đổi hướng dưới sự hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS luyện tập đồng loạt, cá nhân kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ bằng tay thuận – tay không thuận.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chọn vị trí phù hợp để làm mẫu các kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ, đảm bảo tất cả HS có thể quan sát được động tác của GV. Nếu số lượng HS đông, xếp nhiều hàng thì có thể cho một vài hàng đầu ngồi xuống. GV làm mẫu theo các bước sau:

+ Lần 1: Thực hiện toàn bộ kĩ thuật động tác để HS có thể quan sát, nắm được khái quát ban đầu TTCB. Cung cấp cho HS các tình huống, các điều kiện vận dụng các TTCB trong tập luyện và thi đấu môn Bóng rổ.

+ Lần 2: Thực hiện lại động tác kết hợp mô tả, giải thích, phân tích kĩ thuật. Chú ý nhấn mạnh các lỗi sai mà HS thường mắc khi thực hiện động tác.

+ Lần 3: GV thực hiện lại hoặc có thể mời 1 – 2 HS bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét và sửa lỗi sai.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, quan sát GV giới thiệu, thị phạm kĩ thuật di chuyển đổi hướng.

- HS thực hiện đồng loạt dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS thực hiện đồng loạt, thực hiện cá nhân kĩ thuật di chuyển đổi hướng.

 - GV mời HS khác quan sát, nhận xét động tác của bạn.

- GV chỉnh sửa động tác và lưu ý cho HS (nếu chưa chính xác).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ bằng tay thuận – tay không thuận

- Tư thế chuẩn bị: Thực hiện các động tác ở TTCB khi dẫn bóng tại chỗ, hai tay cầm bóng tự nhiên trước bụng. Khi dẫn bóng, chỉ tiếp xúc bóng ở các ngón tay và phần chai tay, không tiếp xúc bóng ở lòng bàn tay; bàn tay xoè rộng tự nhiên, cổ tay thả lỏng (H.9).

- Thực hiện động tác: Khi dẫn bóng, bàn tay xoè rộng tự nhiên, cổ tay thả lỏng, khuỷu tay gập duỗi nhịp nhàng. Khi bóng này lên thì dùng lực cảng tay và cổ tay để vỗ bóng xuống, bàn tay dẫn bóng thấp nhất ngang gối và cao nhất ngang thắt lưng. Điểm tiếp xúc của bóng trên mặt sân là ngang bàn chân trước và ngoài bàn chân sau; cánh tay không dẫn bóng co tự nhiên, để cách gối trước khoảng 20 cm.

- Kết thúc động tác: Sau khi dẫn bóng tại chỗ, thực hiện động tác bắt bóng bằng hai tay, về lại TTCB.

Hoạt động 2: Kĩ thuật dẫn bóng di chuyển bằng tay thuận – tay không thuận

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lắng nghe và nắm được kĩ thuật trượt ngang phòng thủ; thực hiện được kĩ thuật trượt ngang phòng thủ dưới sự hướng dẫn của GV.
  2. Nội dung: GV giới thiệu, phân tích, thị phạm và lưu ý cho HS thực hiện kĩ thuật trượt ngang phòng thủ; HS lắng nghe, quan sát và thực hiện kĩ thuật trượt ngang phòng thủ dưới sự hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS luyện tập đồng loạt, cá nhân kĩ thuật trượt ngang phòng thủ.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chọn vị trí phù hợp để làm mẫu các kĩ thuật dẫn bóng di chuyển, đảm bảo tất cả HS có thể quan sát được động tác của GV. Nếu số lượng HS đông, xếp nhiều hàng thì có thể cho một vài hàng đầu ngồi xuống. GV làm mẫu theo các bước sau:

+ Lần 1: Thực hiện toàn bộ kĩ thuật động tác để HS có thể quan sát, nắm được khái quát ban đầu TTCB. Cung cấp cho HS các tình huống, các điều kiện vận dụng các TTCB trong tập luyện và thi đấu môn Bóng rổ.

+ Lần 2: Thực hiện lại động tác kết hợp mô tả, giải thích, phân tích kĩ thuật. Chú ý nhấn mạnh các lỗi sai mà HS thường mắc khi thực hiện động tác.

+ Lần 3: GV thực hiện lại hoặc có thể mời 1 – 2 HS bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét và sửa lỗi sai.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, quan sát GV giới thiệu, thị phạm kĩ thuật trượt ngang phòng thủ.

- HS thực hiện đồng loạt dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV lưu ý khi hướng dẫn thực hiện động tác kĩ thuật dẫn bóng:

+ Mắt quan sát tình hình trên sân, không nên nhìn bóng.

+ Tay dẫn bóng thả lỏng tự nhiên. Thân trên hơi ngả về trước, chủ động dẫn bóng về phía trước khoảng một bước chân bình thường khi di chuyển chậm. Nếu di chuyển càng nhanh thì dẫn bóng càng xa về trước. Tránh tình trạng người chạy trước bóng.

+ Hơi khuỵu gối, trọng tâm dồn về phía trước. Tay không dẫn bóng vùng tự nhiên theo bước chạy để giữ thăng bằng.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS thực hiện đồng loạt, thực hiện cá nhân kĩ thuật trượt ngang phòng thủ.

 - GV mời HS khác quan sát, nhận xét động tác của bạn.

- GV chỉnh sửa động tác và lưu ý cho HS (nếu chưa chính xác).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Kĩ thuật dẫn bóng di chuyển bằng tay thuận – tay không thuận

- Tư thế chuẩn bị: Đứng tại chỗ, chân trước chân sau (chân bên tay dẫn bóng sẽ đặt phía sau), hai đầu gối hơi khuỵu, hạ thấp trọng tâm, thân trên hơi ngả về phía trước; mắt quan sát tình hình trên sân. Hai tay cầm bóng trước bụng ở vị trí ngang thắt lưng, bàn tay xoè rộng tự nhiên; cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên (H.11a).

- Thực hiện động tác: Hai gối khuỵu, hạ thấp trọng tâm, khi di chuyển thân trên hơi ngả về phía trước, mắt quan sát tình hình trên sân, bàn tay xoè rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên. Cổ tay, cẳng tay đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm bóng. Điềm rơi của bóng ở phía trước thân mình, bên cạnh đường di chuyển và đồng thời phải lấy người yểm hộ cho bỏng (H.11b).

- Kết thúc động tác: Sau khi kết thúc quá trình dẫn bóng, thực hiện động tác bắt bóng bằng hai tay và quay trở về TTCB.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức đã học về kĩ thuật dẫn bóng
  3. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ và xác định rõ yêu cầu cần đạt cho HS.

  1. Sản phẩm học tập: HS luyện tập cá nhân, cặp đôi, nhóm, đồng loạt kĩ thuật di chuyển trên lớp và ở nhà.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Bài tập hình thành kĩ thuật

Bài tập 1: Dân bóng tại chỗ nhanh bằng tay thuận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tập hợp thành các hàng ngang xen kẽ nhau sao cho GV có thể quan sát bao quát tất cả HS. Khi có hiệu lệnh, HS vào TTCB và thực hiện dẫn bóng bằng tay thuận liên tục với tốc độ tăng dần.

- GV cho HS thực hiện theo hàng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV phổ biến và hướng dẫn bài tập hình thành kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ bằng tay thuận

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV đồng loạt HS thực hiện bài tập.

- GV quan sát quá trình thực hiện các động tác của HS để kịp thời điều chỉnh, động viên, khích lệ giúp HS thực hiện bài tập chạy đổi hướng đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ và cách thực hiện các động tác của HS.

- GV khích lệ, động viên tinh thần HS.

Bài tập 2: Dẫn bóng tại chỗ nhanh bằng tay không thuận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tập hợp thành các hàng ngang và thực hiện dẫn bóng tại chỗ bằng tay không thuận như bài tập 1 đã nêu trên.

- GV cho HS thực hiện theo hàng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV phổ biến và hướng dẫn bài tập dẫn bóng tại chỗ bằng tay không thuận

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Bóng rổ 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

PHẦN MỘT: KIẾN THỨC CHUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ DINH DƯỠNG ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHOẺ VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

PHẦN HAI: THỂ THAO TỰ CHỌN – BÓNG RỔ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN – MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN VỀ SÂN TẬP, DỤNG CỤ VÀ THI ĐẤU BÓNG RỔ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KĨ THUẬT DI CHUYỂN – DẪN VÀ CHUYỀN BÓNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: KĨ THUẬT NÉM RỔ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay