Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 10 trồng trọt học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 21: CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
- MỤC TIÊU
- 1. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ:
+ Nêu được mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Mô tả được một số phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt phổ biến.
+ Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Làm được một loại xirô từ quả đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm.
- Năng lực chung: Lựa chọn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về chế biến sản phẩm trồng trọt, đặc biệt là các công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
- 2. Phẩm chất:
- Trung thực và có ý thức chia sẻ kiến thức liên quan đến chế biến sản phẩm trồng trọt.
- Chăm chỉ, có ý thức tìm tòi, áp dụng các kĩ thuật chế biến sản phẩm trồng trọt hiện đại, an toàn với con người và môi trường sống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt của địa phương.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu
- Tranh, ảnh hoặc video liên quan đến các phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt, sản phẩm thật (Ví dụ: hoa quả sấy, dưa muối, bánh bột gạo,...).
- Liên hệ với các cơ sở chế biến sản phẩm trồng trọt để tổ chức HS tham quan (nếu có).
- Đối với học sinh
- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến chế biến sản phẩm trồng trọt.
- Chuẩn bị các sản phẩm trồng trọt đã qua chế biến theo sự phân công của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Giúp HS có hứng thú nhận thức, sẵn sàng nêu ý kiến, tranh luận, trình bày kiến thức liên quan đến chế biến sản phẩm trồng trọt ở gia đình và địa phương.
- Gợi mở những vấn đề mới để kích thích HS có hứng thú, mong muốn được tìm hiểu sâu hơn các kiến thức về một số phương pháp chế biến hiện đại các sản phẩm trồng trọt.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng hệ thống câu hỏi như: Bức tranh/ảnh/video/mẫu vật đó làm cho các em liên tưởng đến điều gì? Tại sao phải chế biến sản phẩm trồng trọt? Đề nghị HS chia sẻ những kinh nghiệm chế biến sản phẩm trồng trọt của gia đình, địa phương?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học: Trong nông nghiệp, để bảo quản thực phẩm được trong thời gian dài và sản phẩm có gía trị cao thì cần phải chế biến các sản phẩm. Vậy chế biến sản phẩm bằng những phương pháp nào, ,chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu Mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS trình bày được mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt, thông qua đó HS có ý thức trân trọng và khơi dậy mong muốn tìm hiểu kĩ hơn các phương pháp chế biến hiện đại cho các sản phẩm trồng trọt.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK và trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở mục đích của chế biến sản phẩm trồng trọt
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chia sẻ suy nghĩ về công việc cụ thể mà các em đã thực hiện để chế biến một số sản phẩm trồng trọt ở gia đình. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: So với sản phẩm trồng trọt không chế biến, sản phẩm chế biến có đặc điểm gì khác biệt? Từ đó hướng dẫn HS trả lời được câu hỏi: Vì sao con người cần chế biến sản phẩm trồng trọt? - GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK và trả lời câu hỏi: Chế biến sản phẩm trồng trọt là gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ trong hộp Khám phá ở trang 106 của SGK: Nêu một số vai trò của việc chế biến sản phẩm trồng trọt. Cho ví dụ minh hoạ? - GV tổ chức cho HS thảo luận thông tin trong hộp Thông tin bổ sung trang 106 SGK để mở rộng kiến thức về chế biến sản phẩm trồng trọt, đồng thời yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | I. Mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt - Chế biến sản phẩm trồng trọt là quá trình công nghệ biến đổi sản phẩm trồng trọt thành thực phẩm hoặc các dạng sản phẩm khác, phù hợp với mục đích sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng. - Mục đích: + Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt. + Tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. + Tăng thời gian sử dụng của các sản phẩm trồng trọt và thuận lợi cho công tác bảo quản. + Nâng cao thu nhập cho người trồng trọt và phục vụ cho xuất khẩu. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu Một số phương pháp chế biến thông thường
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS trình bày được một số phương pháp chế biến thông thường như sấy khô, nghiền bột mịn hay tinh bột, muối chua.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II trong SGK và trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở nội dung chính của từng phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV có thể đặt câu hỏi để HS trả lời câu hỏi: + Những loại rau, củ, quả nào thường được chế biến bằng cách sấy khô? + Phương pháp chế biến bằng cách nghiền và làm tinh bột thường áp dụng cho loại sản phẩm trồng trọt nào? + Loại sản phẩm trồng trọt nào thường được chế biến bằng cách muối chua? – GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II, quan sát Hình 21.1 trong SGK và thực hiện nhiệm vụ trong hộp Khám phá, Kết nối năng lực trang 107 của SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | II. Một số phương pháp chế biến thông thường 1. Sấy khô Sau thu hoạch, một số loại rau, củ, quả... được chế biến bằng cách sắy khô tại lò sấy. Cách chế biến này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao như mit sảy, chuỗi sảy, khoai lang sảy.... 2. Nghiền bột mịn hay tinh bột Một số loại củ, hạt được nghiền thành bột mịn và làm tinh bột theo quy trinh nhất định, như: tinh bột nghệ, tinh bột sắn, tinh bột gạo..... 3. Muối chua Nhiều loại sản phẩm trồng trọt (rau, củ, quả) thường được muối chua nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Mục đích của muối chua giúp cho sản phẩm giữ được lâu hơn, hương vị ngon hơn. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu Một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt như công nghệ sấy lạnh, công nghệ xử lí bằng áp suất cao, công nghệ chiên chân không.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III, quan sát Hình trong SGK và yêu cầu HS trả lời.
- Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở nội dung chính, ưu và nhược điểm của một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III.1, quan sát Hình 21.2 trong SGK và yêu cầu HS trả lời: Sấy lạnh là gì? Nhiệt độ sấy lạnh thường là bao nhiêu? Nguyên lí làm khổ sản phẩm của sấy lạnh là gì? Ưu, nhược điểm của sấy lạnh? - GV giải thích thêm cho HS hiểu vì sao sấy lạnh lại có được những ưu điểm nổi bật đó. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp Kết nối năng lực trang 108 của SGK. - GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.2, quan sát Hình 21.3 trong SGK và nêu các câu hỏi: Nguyên lí chế biến sản phẩm trồng trọt bằng công nghệ xử lí áp suất cao là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp này. Phương pháp này phù hợp với những loại sản phẩm nào? - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp Kết nối năng lực trang 108 của SGK. - GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.3, quan sát Hình 21.4 trong SGK và nêu đặc điểm, ưu và nhược điểm của phương pháp này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm, HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | III. Một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt 1. Công nghệ sấy lạnh - Sấy lạnh là phương pháp sây bằng tác nhân không khi rất khôn ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường. Dải nhiệt độ sấy từ 10 °C đến 65 °C, độ ẩm không khí dưới 10%. - Phương pháp sấy lạnh thường được ứng dụng đề chế biến sản phẩm trồng trọt, đặc biệt là các sản hoa quả. - Ưu điểm:
+ Sản phẩm vẫn giữ được nguyên màu sắc và mùi vị, thành phần dinh dưỡng thất thoát không đáng kể. + Giữ nguyên được hình dạng của sản phẩm. + Sản phẩm bảo quản được trong thời gian dài, ít chịu tác động bởi điều kiện bên ngoài. - Nhược điểm: + Chi phí đầu tư lớn. + Phạm vi ứng dụng hẹp, chỉ phù hợp với số ít sản phẩm trồng trọt. 2. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao - Công nghệ xử lí bằng áp suất cao là phương pháp chế biến sử dụng nước tính khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 4 °C – 10 °C nhằm làm bất hoạt các loại vi khuẩn, virus, nấm trong sản phẩm trồng trọt; từ đó làm tăng tính năng an toàn, kéo dài thời hạn sử dụng và giữ nguyên hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt mà không cần các chất phụ gia, chất bảo quản hay các hoá chất. - Ưu điểm: + Bảo vệ sản phẩm trồng trọt tốt hơn, không cần phải sử dụng thêm các hoá chất bảo quản. + Giữ được các loại vitamin, giá trị dinh dưỡng và cấu trúc sản phẩm. Giữ được độ tươi của sản phẩm, đặc biệt là hương vị. + Có thể làm biến đổi cấu trúc protein và làm keo hoá tinh bột, do đó giúp tiêu hoả dễ dàng hơn. + Kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm trồng trọt + Tiêu thụ ít năng lượng. + Tác động của áp suất đồng đều đến toàn bộ sản phẩm. - Nhược điểm: + Chi phí rất cao và sản phẩm sau xử lí vẫn cần phải giữ lạnh. + Hiệu quả không cao đối với các sản phẩm rau. 3. Công nghệ chiên chân không - Chiên chân không là công nghệ chiến các sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không. - Công nghệ chiên có thể sử dụng cho hầu hết trái cây và rau, củ, quả; các sản phẩm mà công nghệ truyền thống không làm được như dứa, dâu tây, dưa chuột. – Ưu điểm: + Tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt, tăng hàm lượng chất khô và hàm lượng dầu. + Tăng giá trị cảm quan của sản phẩm trồng trọt do sử dụng nhiệt độ thấp, làm tăng độ chắc và giòn, tạo màu đẹp và có mùi thơm đặc trưng, ứng dụng của nó trong chỗ khi chiến. + Tăng khả năng bảo quản sản phẩm trồng trọt sau để tìm hiểu thêm về công nghệ chiên chân không và những + Chi phí đầu tư lớn so với các hình thức chế biến khác. biến sản phẩm trồng trọt. - Nhược điểm: + Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn. + Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn |
Hoạt động 4: Thực hành chế biến xiro từ quả
- Mục tiêu: Làm được một loại xirô từ quả đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm.
- Nội dung: GV hướng dẫn chuẩn bị, tiến hành thực hành.
- Sản phẩm học tập: Một loại xirô được làm từ quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-------------Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án word + Powerpoint 10 kết nối tri thức
Từ khóa: Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức, Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức đầy đủ, Giáo án kì 2 công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức bản word