Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 10 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống bên quan đến Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Thực hiện nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: hiểu được một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng Đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện Hiến pháp.
- Yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
- Một số clip, hình ảnh, thông tin, tình huống, khẩu hiệu,... có nội dung liên quan tới bài học;
- Giấy A4, phiếu học tập, đỗ dùng sắm vai;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai.
- Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, sách bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm và sự hiểu biết ban đầu của HS về chủ đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 đề dẫn dắt vào bài học mới.
- Nội dung: GV gọi một vài HS nêu khẩu hiệu về Hiến pháp mà HS đã biết.
- Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi “Tiếp sức”: Kể về quyền và nghĩa vụ của HS.
- GV nêu câu hỏi: Theo em, quyền và nghĩa vụ của HS có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài: HS là những công dân nhỏ tuổi, là chủ nhân tương lai của đất nước, do đó HS được Nhà nước bảo đảm các quyền con người, quyền công dân và phải thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Chương II của Hiến pháp năm 2013 với 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) nhằm khẳng định vai trò quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp. Điều đó thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc công nhận, tôn trọng, đảm bảo, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bài học này sẽ giúp các em biết được các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để từ đó có thái độ, hành vi tích cực trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH kiến THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người
- Mục tiêu: HS nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nội dung:
- GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp SGK, đưa ra và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được bài vào vở.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Theo em, con người có những quyền gì? Nêu biểu hiện cụ thể của các quyền đó trong trường hợp 2 và 3. 2/ Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chỉ định hoặc lấy tinh thần xung phong trả lời câu hỏi của các HS. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận: 1/ Con người có các quyền: quyền bình đẳng; quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền khiểu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dảnh, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phấn vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tếkhác; quyền tự do kinh doanh trong những ngảnh nghế mà pháp luật không cấm; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoè, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá; quyền được sống trong môi trường trong lành;... + Trong trường hợp 2, cô T đã phát hiện em bé bị bỏ rơi, đưa em đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ, nhận em làm con nuôi và chăm sóc, nuôi dưỡng em. Việc làm của cô T đã đảm bảo quyền sống, quyền được chăm sóc sức khỏe cho em bé. + Trong trường hợp 3, gia đình H đã tới cơ quan công an trình báo và yêu cầu cơ quan công an can thiệp xử lí N vi N đã dùng vũ lực bắt và giam giữ H trái luật. Hành vi của N đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của H. 2/ Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp: Quy định của Hiến pháp về quyền con người là cơ sở pháp lí để bảo vệ con người, chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người. Đồng thời, các quy định này cũng thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và ghi bảng. | 1. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người - Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16); Mọi người đều có quyền sống (Điều 19); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21);...
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Mục tiêu: HS nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát SGK, đọc thông tin để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được bài vào vở.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 : Các quyền về chính trị, dân sự Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp 1, 2, 3 trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Theo em, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những quyền chính trị, dân sự gì của công dân? 2/ Việc quy định các quyền về chính trị, dân sự của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận : 1/ Trong trường hợp 2, anh V thực hiện quyền bầu cử của công dân. Anh tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã năm đủ 18 tuổi. Anh V cũng mong muốn sau này được thực hiện quyền ứng cử để có thể tham gia vào Hội Đồng nhân dân xã. Trong trường hợp 3, M thực hiện quyền tự do đi lại của công dân bằng việc đi du lịch dài ngày qua nhiều khu di tích, danh lam, thắng cảnh trên đất nước. M thực hiện quyền tự do báo chí khi viết bài chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân để đăng báo. 2/ Các quyền về chính trị, dân sự của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện tính dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tạo cơ sở pháp lí và đảm bảo sự tham gia quản lí nhà nước và xã hội, đảm bảo sự tự do trong lĩnh vực chính trị, dân sự của công dân. - GV chốt lại kiến thức và ghi bảng. | 2. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân a. Các quyền về chính trị, dân sự Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như: + Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23); + Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định (Điều 25); + Quyền bầu cử khi đủ mười tám tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đủ hai mươi mốt tuổi trở lên (Điều 27); + Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); + Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân khi đủ mười tám tuổi trở lên (Điều 29),...
|
Nhiệm vụ 2: Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp 1, 2, 3 trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Theo em, trường hợp 2 và 3 để cập đến các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội gì của công dân? Các quyền đó được biểu hiện như thế nào trong mỗi trường hợp? 2/ Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận : 1/ Trong thông tin 2, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo quyền học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục. Trong thông tin 3, Đảng và Nhà nước thực hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội cho người dán bằng việc tích cực đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra. 2/ Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình về mọi mặt. - GV chốt lại kiến thức và ghi bảng. | b. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội - Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội như: + Công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt (Điều 26); + Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); + Quyền học tập (Điều 39); + Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42);...
|
Nhiệm vụ 3 : Nghĩa vụ cơ bản của công dân Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp 1, 2, 3 trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Theo em, trường hợp 2 và 3 để cập đến những nghĩa vụ gì của công dân? Các nghĩa vụ đó được biểu hiện như thế nào trong mỗi trường hợp? 2/ Theo em, tại sao công dân phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận : 1/ Trong trường hợp 2, anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vào quân đội, anh quyết tâm cố gắng học tập, rèn luyện, chấp hành nhiệm vụ, thực hiện tốt nghĩa vụ trung thành và bảo vệ Tổ quốc. Trong trường hợp 3, anh N thực hiện nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Anh cũng thực hiện nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội bằng việc dành nhiều thời gian để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cho HS trên địa bàn, nhắc nhở các em thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương. 2/ Công dân là chủ nhân của đất nước. Do đó, bên cạnh việc được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp thì công dân cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của bản thân đề thực hiện trách nhiệm làm chủ của mình đối với đất nước và xã hội. - GV chốt lại kiến thức và ghi bảng. | c. Nghĩa vụ cơ bản của công dân - Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như: + Nghĩa vụ học tập (Điều 39); + Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); + Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); + Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46); + Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47)
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố tri thức vừa khám phá về các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013; Rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống; Liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân trong việc thực hiện tốt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện câu hỏi bài tập 1, 2, 3, 4, 5 phần Luyện tập SGK tr.102; HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời đúng của HS
- Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu bài tập và lần lượt đọc các ý kiến trong SGK, sau đó yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi.
Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
Tình huống | Đúng/Sai |
a. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh và đó là trách nhiệm của lực lượng quân đội, công an và người lớn. |
|
b. Tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng các quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. |
|
c. Học sinh cũng được hưởng các quyền con người, quyền công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013. |
|
d. Học sinh còn ít tuổi nên không phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của công dân. |
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Các nhóm còn lại nghe và có ý kiến nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- GV nhận xét và kết luận:
Tình huống | Đúng/ Sai |
a. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh và đó là trách nhiệm của lực lượng quân đội, công an và người lớn. | S |
b. Tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng các quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. | Đ |
c. Học sinh cũng được hưởng các quyền con người, quyền công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013. | Đ |
d. Học sinh còn ít tuổi nên không phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của công dân. | S |
- GV nhận xét và kết luận:
- Sai, vì Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, mọi hoạt động của nhân dân đều phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, không được làm những việc trái quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- Đúng, vì chia sẻ những thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền lãnh thổ, quốc gia là hành vi sai trái, vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất
nước. Không chia sẻ các thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ là một cách để thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với đất nước.
- Đúng, vì mỗi người dân đều có hoàn cảnh riêng, trong đó có những đối tượng đặc biệt khó khăn, sinh sống ở địa bàn xa xôi, hiểm trở như: vùng núi, vùng biên giới, hải đảo. Do đó, Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện để tất cả mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số có thể thuận lợi phát huy quyền làm chủ của bản thân đối với đất nước.
- Sai, vì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.
Nhiệm vụ 2: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu của bài tập và yêu cầu HS làm việc cá nhân: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?
- H lén đọc tin nhắn trong điện thoại của chị gái.
- A ngăn cản các bạn trong lớp đọc trộm nhật kí của M.
- D khuyên M nên tích cực tham gia các buổi tổng vệ sinh làm sạch đường làng ở thôn xóm vào các ngày cuối tuần.
- N chủ động đề nghị bố mẹ cho phép mình tự lựa chọn ngành nghề khi đăng kí thi đại học.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi các ý kiến trong SGK, sau đó mời đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận ý của nhóm mình.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời.
- GV nhận xét và kết luận:
- Hành vi của H là sai, đáng phê phán. Hành vi đó đã xâm phạm quyền được giữ bí mật thư tín, điện thoại của chị gái H.
- Hành vi của A là đúng, vì đã góp phần thực hiện quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của M.
- Hành vi của D là đúng, rất đáng học tập. D đã khuyến khích M thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ môi trường của công dân.
- Hành vi của H là đúng, vì bạn đã phát huy quyền được tự do lựa chọn nghế nghiệp của bản thân.
Nhiệm vụ 3: Em hãy xử lí tình huống sau
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, các nhóm sắm vai thể hiện tình huống:
+ Nhóm 1,3: tình huống a
- Thôn của B sắp tổ chức một cuộc họp để bàn bạc phương án xây dựng sân vui chơi cho trẻ em. B có nhiều ý tưởng hay và rất muốn tham gia cuộc họp để bày tỏ ý kiến của mình nhưng lại ngại vì cho rằng mọi người sẽ không muốn lắng nghe ý kiến của một người nhỏ tuổi.
Dựa vào quy định của Hiến pháp năm 2013, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp B có những ứng xử phù hợp và đúng pháp luật.
------------Còn tiếp ----------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án word + Powerpoint 10 kết nối tri thức
Từ khóa: Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức, Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức đầy đủ, Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức bản word