Giáo án thể dục 10 kết nối - Bóng rổ bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ thể dục 10 kết nối

Giáo án bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ thể dục 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của thể dục 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Bóng rổ 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN VỀ SÂN TẬP,

DỤNG CỤ VÀ THI ĐẤU BÓNG RỔ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được một số điều luật cơ bản của môn Bóng rổ.
  • Vận dụng được những điều đã học vào trong tập luyện và thi đấu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo cặp đôi, theo tổ, theo nhóm.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động trao đổi, thực hiện nhiệm vụ học tập với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Phát hiện được lỗi theo quy định của luật thi đấu bóng rổ trong luyện tập và đấu tập.
  • Tuân thủ theo quy định của luật thi đấu ban hành.
  1. Phẩm chất
  • Luôn tìm tòi, học hỏi những kiến thức trong thực tiễn để vận dụng luật thi đấu bóng chuyền.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Bóng rổ).
  • Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Giáo dục thể chất 10 (Bóng rổ).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối kiến thức đã có với kiến thức mới của bài học.
  3. Nội dung:

- GV sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có nhận biết ban đầu về hình ảnh một số điều luật cơ bản của môn Bóng rổ.

- GV đặt câu hỏi để thu hút, khích lệ sự tập trung chú ý và khai thác vốn hiểu biết của HS đối với nội dung tiết học.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời một số câu hỏi có liên quan đến điều luật trong thi đấu bóng rổ.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Khi thi đấu bóng rổ, vận động viên phải tuân thủ theo sự điều khiển của ai? Trọng tài căn cứ vào đâu để điều khiển trận đấu.

+ Luật thi đấu bóng rổ, có được sử dụng thống nhất trên toàn thế giới không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Khi thi đấu bóng rổ, vận động viên phải tuân thủ theo sự điều khiển của trọng tài. Trọng tài căn cứ vào luật thi đấu điều khiển trận đấu.

+ Luật thi đấu bóng rổ được sử dụng thống nhất trên toàn thế giới.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bóng rổ là bộ môn thể thao đang được giới trẻ tại Việt Nam hiện nay rất yêu thích. Với mong muốn đem lại những kiến thức về bộ môn giàu tính nghệ thuật và đồng đội này, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về luật chơi bóng rổ cơ bản và mới nhất đang được áp dụng tại các giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp hiện nay. Chúng ta cùng vào Bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sân bóng rổ - trang thiết bị - đội bóng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được quy định về sân thi đấu, thiết bị, đội bóng, thời gian thi đấu – trấn đấu hòa và hiệp phụ.
  2. Nội dung:

- GV nêu vấn đề và giải thích cho HS những nội dung mà HS chưa biết về quy định sân bóng rổ - trang thiết bị - đội bóng: định nghĩa, sân thi đấu, thiết bị, đội bóng, thời gian thi đấu, trận đấu hòa và hiệp phụ.

- HS tìm hiểu thêm nội dung kiến thức trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: HS nắm được quy định về sân thi đấu, thiết bị, đội bóng, thời gian thi đấu – trấn đấu hòa và hiệp phụ.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh kích thước của sân thi đấu bóng rổ, khu vực ba điểm trên sân bóng rổ và trình bày, giải thích cho HS một số quy định về sân bóng rổ - trang thiết bị - đội bóng.

- GV mời HS nhắc lại quy định về sân bóng rổ - trang thiết bị - đội bóng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV chỉ trên hình, giới thiệu và trình bày một số quy định về sân bóng rổ - trang thiết bị - đội bóng.

- HS kết hợp quan sát và đọc SGK.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày quy định về sân bóng rổ - trang thiết bị - đội bóng sau khi nghe GV phân tích, giải thích.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sân bóng rổ - trang thiết bị - đội bóng

a. Định nghĩa (Điều 1)

- Một trận đấu Bóng rổ được thi đấu bởi hai đội, mỗi đội có năm đấu thủ thi đấu trên sân. Mục đích của mỗi đội là ném bóng vào rổ đối phương và ngăn cản không cho đối phương ném bóng vào rổ của mình.

- Rổ bị một đội tấn công là rổ của đối phương và rổ được phòng thủ bởi một đội là rổ của đội đó.

- Khi kết thúc thời gian thi đấu, đội có số điểm lớn hơn sẽ là đội thắng.

b. Sân thi đấu (Điều 2)

- Sân thi đấu: Sân thi đấu là một mặt phẳng, cứng và không có chướng ngại vật, có chiều dài 28 m và chiều rộng 15 m, được tính từ mép trong của đường biên.

- Khu vực ba điểm: Khu vực ba điểm của một đội là toàn bộ phần sân thi đấu, trừ khu vực gần rổ của đối phương.

c. Thiết bị (Điều 3)

Thiết bị thi đấu tối thiểu được yêu cầu:

- Bảng rổ: Có kích thước tiêu chuẩn với chiều rộng là 1,8 m và chiều cao là 1,05 m.

 

- Rổ: Được đặt trên cao, cách mặt sân 3,05 m; có đường kính trong là 45 cm.

- Bóng rổ: Bóng số 7 dành cho nam, có đường kính 24- 24,5 cm; bóng số 6 dành cho

nữ, có đường kính 23 - 24 cm.

- Đồng hồ thi đấu, đồng hồ 24 giây, bảng điểm, biên bản trận đấu, sân thi đấu,...

d. Đội bóng (Điều 4)

Trong thời gian thi đấu, một thành viên của đội bóng:

- Là một đấu thủ chính thức khi đấu thủ đó ở trên sân thi đấu và được phép tham dự thi đấu.

- Là đấu thủ dự bị khi đấu thủ đó không có mặt trên sân thi đấu nhưng được quyền thi đấu.

- Mỗi đội bóng không được vượt quá 12 thành viên được phép tham dự thi đấu, bao

gồm cả đội trưởng.

- Thành viên của mỗi đội phải mặc áo có số ở phía trước ngực và sau lưng, số áo phải rõ ràng, có màu tương phản với màu áo. Các đội chỉ được sử dụng số áo 0, 00 và từ số 1 đến số 99.

đ. Thời gian thi đấu, trận đấu hoà và hiệp phụ (Điều 8)

- Mỗi trận đấu bao gồm bốn hiệp, mỗi hiệp 10 phút.

- Thời gian nghỉ giữa hiệp thứ nhất và hiệp thứ hai, giữa hiệp thứ ba và hiệp thứ tư và giữa các hiệp phụ đều là 2 phút.

- Thời gian nghỉ giữa hiệp thứ hai và hiệp thứ ba là 15 phút.

- Nếu trận đấu có tỉ số hoà khi kết thúc thời gian thi đấu của hiệp thứ tư thì trận đấu sẽ được tiếp tục bằng các hiệp phụ. Thời gian của mỗi hiệp phụ là 5 phút tới khi trận đấu

có tỉ số thắng thua cách biệt.

Hoạt động 2: Cách chơi bóng và cách tính điểm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được quy định về cách chơi bóng và cách tính điểm.
  2. Nội dung:

- GV nêu vấn đề và giải thích cho HS những nội dung mà HS chưa biết về quy định cách chơi bóng và cách tính điểm: tình trạng của bóng, cách chơi bóng, động tác ném rổ, bóng được tính điểm và số điểm, hội ý, thay người, luật dẫn bóng, luật chạy bước, luật 3 giây, đấu thủ bị kèm sát, luật 8 giây, luật 24 giây, bóng trở về sân sau.

- HS tìm hiểu thêm nội dung kiến thức trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: HS nắm được quy định về cách chơi bóng và cách tính điểm.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển nhiệm vụ học tập

- GV giải thích và phân tích cho HS về quy định cách chơi bóng và cách tính điểm: tình trạng của bóng, cách chơi bóng, động tác ném rổ, bóng được tính điểm và số điểm, hội ý, thay người, luật dẫn bóng, luật chạy bước, luật 3 giây, đấu thủ bị kèm sát, luật 8 giây, luật 24 giây, bóng trở về sân sau.

- GV mời HS nhắc lại quy định về cách chơi bóng và cách tính điểm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV chỉ trên hình, giới thiệu và trình bày một số quy định về cách chơi bóng và cách tính điểm.

- HS kết hợp quan sát và đọc SGK.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày quy định về cách chơi bóng và cách tính điểm sau khi nghe GV phân tích, giải thích.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Cách chơi bóng và cách tính điểm

a. Tình trạng của bóng (Điều 10)

- Bóng trở thành bóng sống khi: Đồng hồ thí đấu bắt đầu chạy sau khi trọng tài tung bóng ở lúc nhảy tranh bóng đầu trận hoặc bóng được đấu thủ chuẩn bị ném phạt hay phát bóng biên.

- Bóng trở thành bóng chết khi: Trọng tài thổi còi khi bóng sống; có tín hiệu âm thanh

kết thúc thời gian thi đấu của hiệp; có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây.

b. Cách chơi bóng (Điều 13)

- Trong trận đấu, bóng chỉ được chơi bằng tay và có thể được chuyền, ném, vỗ, lăn hoặc dẫn theo bất kì hướng nào nhưng phải tuân theo những giới hạn quy định của luật.

- Chạy dẫn bóng, đá bóng hay chặn bóng bằng bất cứ bộ phận nào của chân hay cố tình đấm bóng là vi phạm luật.

- Một đội được coi là đang kiểm soát bóng khi một đấu thủ của đội đó đang giữ bóng, dẫn bóng hay có bóng sống tại vị trí của dấu thủ đó.

c. Động tác ném rổ (Điều 15)

- Động tác ném rổ hay ném phạt là khi bóng được cầm trong một hoặc hai bàn tay của đấu thủ rồi ném lên trên không, hướng về rổ của đối phương.

d. Bóng được tính điểm và số điểm (Điều 16)

- Bóng vào rổ được tính điểm là khi một quả bóng sống lọt vào trong rổ từ phía trên và ở trong hoặc đi qua rồ.

- Bóng được công nhận là vào rổ khi bóng nằm trong vòng rổ và nằm phía dưới vành rổ tuật quy định.

e. Hội ý (Điều 18)

- Thời gian của mỗi lần hội ý không quá 1 phút.

- Trong nửa đầu của trận đấu (hiệp thứ nhất và hiệp thứ hai), mỗi đội được hội ý hai lần. Với nửa sau của trận đấu (hiệp thứ ba và hiệp thứ tư), mỗi đội được xin hội ý ba lần.

f. Thay người (Điều 19)

Một đội có thể thay đối một hoặc nhiều đấu thủ trong một lần thay người.

g. Luật dẫn bóng (Điều 24)

Một đấu thủ không được dẫn bóng lần thứ hai sau khi đã kết thúc lần dẫn bóng thứ nhất, trừ khi giữa hai lần dẫn bóng, đấu thủ đó mất quyền kiểm soát bóng.

 

h. Luật chạy bước (Điều 25)

Chạy bước là di chuyển trái luật theo bất kì hướng nào của một hoặc cả hai chân, vượt quá những quy định của điều luật này trong khi đang cầm bóng sống trên sân thi đấu.

thì chân đó trở thành chân trụ. Nếu một đấu thủ nhảy lên và tiếp sân thi đấu bằng cả hai

chân thì không có chân nào là chân trụ.

i. Luật 3 giây (Điều 26)

Một đấu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống ở phần sân trước sẽ không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục quá 3 giây khi đồng hồ thi đấu đang chạy.

k. Đấu thủ bị kèm sát (Điều 27)

Một đấu thủ đang giữ bóng bị kèm sát trong 5 giây sẽ phải chuyền bóng, ném rổ hoặc dẫn bóng. Một đấu thủ khi nhận bóng từ trọng tài tại vị trí ném phạt hoặc phát bóng biên

không được cầm bóng quá 5 giây.

l. Luật 8 giây (Điều 28)

Bất cứ một đấu thủ nào giành được quyền kiểm soát bóng sống ở phần sân sau của đội mình thì phải đưa bóng qua sân trước trong thời gian 8 giây.

m. Luật 24 giây (Điều 29)

 

Bất cứ đấu thủ nào giành được quyền kiểm soát bóng sống trên sân thi đấu thì trong vòng 24 giây, đội bóng đó phải ném rổ.

n. Bóng trở về sân sau (Điều 30)

Một đấu thủ đang kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đưa bóng trở về sân sau trái luật.

Hoạt động 3: Phạm lỗi và cách xử phạt

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được quy định về phạm lỗi và cách xử phạt.
  2. Nội dung:

- GV nêu vấn đề và giải thích cho HS những nội dung mà HS chưa biết quy đinh về phạm lỗi và cách xử phạt: va chạm – nguyên tắc chung, lỗi cá nhân, đấu thủ phạm năm lỗi, lỗi đồng đội – xử phạt.

- HS tìm hiểu thêm nội dung kiến thức trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: HS nắm được quy định về phạm lỗi và cách xử phạt.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển nhiệm vụ học tập

- GV giải thích và phân tích cho HS về quy định phạm lỗi và cách xử phạt: va chạm – nguyên tắc chung, lỗi cá nhân, đấu thủ phạm năm lỗi, lỗi đồng đội – xử phạt.

 

 

- GV mời HS nhắc lại quy định về phạm lỗi và cách xử phạt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV chỉ trên hình, giới thiệu và trình bày một số quy định về phạm lỗi và cách xử phạt.

- HS kết hợp quan sát và đọc SGK.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày quy định về phạm lỗi và cách xử phạt sau khi nghe GV phân tích, giải thích.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Phạm lỗi và cách xử phạt

a. Va chạm - Nguyên tắc chung (Điều 33)

- Nguyên tắc hình trụ (H.8)

+ Được xác định là khoảng không gian hình trụ tưởng tượng của đấu thủ ở trên mặt sân thi đấu, bao gồm khoảng không gian phía trên của đấu thủ và được giới hạn ở:

+ Phía trước bàn tay.

+ Phía sau mông.

+ Mép ngoài cánh tay và chân.

- Nguyên tắc thẳng đứng:

+ Trong trận đấu, mỗi đấu thủ đều có quyền chiếm một vị trí (hình trụ) trên sân thi đấu

mà đối phương chưa chiếm giữ.

+ Ngay khi đấu thủ rời vị trí thẳng đứng (hình trụ) và cơ thể va chạm với một đấu thủ

của đội đối phương (người mà đã chiếm giữ được vị trí thẳng đứng) thì đấu thủ rời vị trí

của mình phải chịu trách nhiệm cho sự va chạm.

b. Lỗi cá nhân (Điều 34)

- Lỗi cá nhân là lỗi của một đấu thủ va chạm trái luật với đối phương, bất kể là khi bóng sống hay bóng chết.

- Đấu thủ sẽ không được dùng bàn tay, cánh tay, khuỷu tay, vai, mông, chán, đấu gối hay bàn chân để ôm, giữ, níu kéo, xô đẩy hay ngăn cản hoạt động của đối phương, cũng không được uốn cong thân người thành tư thế khác thường (khỏi không gian hình trụ)

hoặc không được có hành động thô bạo.

c. Đấu thủ phạm năm lỗi (Điều 40)

 

Trong trận thi đấu, một đấu thủ đã phạm năm lỗi gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kĩ thuật sẽ

được trọng tài thông báo và đấu thủ đó phải rời khỏi trận đấu ngay. Ngoài ra, đấu thủ đó

phải được thay thế trong thời gian 30 giây.

d. Lỗi đồng đội - Xử phạt (Điều 41)

Một đội sẽ bị xử phạt lỗi đồng đội khi trong một hiệp đấu cả đội đã phạm 4 lỗi (lỗi cá nhân; lỗi kĩ thuật; lỗi phản tinh thần thể thao; lỗi trục xuất).

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Bóng rổ 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

PHẦN MỘT: KIẾN THỨC CHUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ DINH DƯỠNG ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHOẺ VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

PHẦN HAI: THỂ THAO TỰ CHỌN – BÓNG RỔ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN – MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN VỀ SÂN TẬP, DỤNG CỤ VÀ THI ĐẤU BÓNG RỔ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KĨ THUẬT DI CHUYỂN – DẪN VÀ CHUYỀN BÓNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: KĨ THUẬT NÉM RỔ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay